- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Tôi rất hay được hỏi về “bí quyết học tập”. Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả. Quan trọng là niềm say mê”. Chia sẻ về kết hôn sớm có giúp giỏi hơn, ông nói "không ai kết hôn sớm để... học giỏi".
Chiều 15/3, giáo sư Ngô Bảo Châu đã có buổi giao lưu với hàng trăm sinh viên, giảng viên tại ĐH Mở TP.HCM
Trước khi dành thời gian giao lưu, chia sẻ với mọi người trong hội trường, GS Ngô Bảo Châu đã có bài giảng với chủ đề Học như thế nào. Bài giảng này giáo sư cũng đã truyền đạt với sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 13/3.
Có nên kết hôn sớm để dễ học tập, nghiên cứu?
Phần giao lưu, chia sẻ với GS Ngô Bảo Châu sau bài giảng Học như thế nào thu hút nhất nhất với các bạn sinh viên. Giáo sư đã đối thoại với các sinh viên về những vấn đề mà giới trẻ quan tâm như việc học tập, đam mê hay cả việc kết hôn sớm.
Trong buổi nói chuyện, vấn đề học tập, nghiên cứu vẫn được nhiều sinh viên quan tâm nhất. Mở đầu cuộc trò chuyện, bạn Nguyễn Thị Hồng Vân (khoa ngoại ngữ - ĐH Mở TP.HCM) đặt vấn đề “sinh viên có kiến thức nhưng không có kỹ năng thì nguyên nhân là do đâu?”. Trả lời Hồng Vân, GS Ngô Bảo Châu giải thích: “Là do có ít hoạt động tập thể sinh viên tổ chức với nhau, do khi học tập, làm việc mọi người ít tranh luận. Tôi nghĩ việc học cách tranh luận điều các bạn trẻ cần làm đầu tiên. Cái thứ hai là thiếu cách tự nghiên cứu, thay vì chỉ học qua tài liệu sách vở có sẵn. Có những thao tác đó, các bạn sẽ trải nghiệm được nhiều kỹ năng khác”.
Thú vị hơn, cũng xoay quanh chuyện học tập, nghiên cứu nhưng sinh viên Phạm Xuân Hậu -ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, khiến hội trường cười vang cùng tràng pháo tay thích thú khi so sánh với việc kết hôn sớm.
Xuân Hậu đặt ra câu hỏi câu hỏi: “Giáo sư có thể chia sẻ những thuận lợi khi... kết hôn sớm. Giáo sư có khuyến khích giới trẻ kết hôn sớm để thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu khoa học hay không?”.
Trước câu hỏi bất ngờ, GS Châu nhẹ nhàng chia sẻ với Hậu và cả hội truờng: “Không có lý do gì để người khác khuyến khích mình kết hôn sớm hay không, đó là chuyện tình cảm cá nhân. Không ai kết hôn sớm để... học giỏi cả".
Quan trọng là phải giữ được đam mê
"Giáo sư đã học như thế nào?”. Bạn Dương Thế Long (ĐH Tân Tạo) chỉ hỏi một câu ngắn gọn nhưng là vấn đề quan tâm của nhiều người. Trả lời Long, GS Châu kể vể những trải nghiệm của mình khi còn học tập ở Pháp.
“Năm 1990, khi vừa sang Pháp, hồi năm nhất, tôi thấy mình học khá ổn nhưng lên đến năm hai, tôi nhận ra mình kém tiếng Pháp, tôi gần như không thể hiểu thầy giáo giảng gì và tôi bắt đầu thấy chán việc học toán. Đến năm ba, tôi gặp một anh nghiên cứu sinh, tôi nói với anh ta là tôi không hiểu toán hiện đại có gì. Anh ta đưa tôi một cuốn sách và tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau để tranh luận về cuốn sách”.
Từ đó GS nhận ra tầm quan trọng của tranh luận. Ông cũng nhấn mạnh việc học tập theo nhóm. Sau những câu hỏi, GS Ngô Bảo Châu đúc kết “Tôi rất hay được các học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”. Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả. Quan trọng là niềm say mê”.
Tiếp nối vấn đề, bạn Lê Thị Kiều Oanh (ĐH Mở TP.HCM) đưa ra câu hỏi “nếu sinh viên có đam mê thì làm cách nào giữ được ngọn lửa quyết tâm cho niềm đam mê ấy”. Trước câu hỏi đó, GS Ngô Bảo Châu nói về chính đam mê của mình. GS đã từng có lúc rất hứng thú, có khi chán nản và muốn bỏ vì đam mê của mình.
“Ai cũng có lúc như vậy với đam mê của mình”, GS nhận xét. “Nhưng không được buông tay đam mê, nếu buông tay thì đam mê sẽ không bao giờ quay lại. Niềm đam mê cũng cần tính tập thể, để khi ta thấy chán thì trách nhiệm với tập thể sẽ giữ đam mê cho mình. Và để nuôi dưỡng niềm đam mê thì cần luôn tin vào sự thật, luôn tìm kiếm cái mới, sự bất ngờ”, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.
Buổi giao lưu khép lại sau gần 2 giờ đã thu hút sự quan tâm, lắng nghe của hàng trăm sinh viên, giảng viên… Nhiều bạn trẻ tỏ ra tiếc nuối khi chưa không được trò chuyện lâu hơn với GS Ngô Bảo Châu.
Bạn Ngô Thị Hà Thanh (sinh viên năm 1 – ĐH Tôn Đức Thắng) hào hứng cho biết: “Được gặp GS, người mình rất ngưỡng mộ đã là một niềm vui. Thật thích khi được nghe GS chia sẻ nhiều kinh nghiệm học tập, giúp mình mở mang tầm mắt”.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á do Quỹ hòa bình quốc tế phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức.
Chiều 15/3, giáo sư Ngô Bảo Châu đã có buổi giao lưu với hàng trăm sinh viên, giảng viên tại ĐH Mở TP.HCM
Trước khi dành thời gian giao lưu, chia sẻ với mọi người trong hội trường, GS Ngô Bảo Châu đã có bài giảng với chủ đề Học như thế nào. Bài giảng này giáo sư cũng đã truyền đạt với sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 13/3.
Có nên kết hôn sớm để dễ học tập, nghiên cứu?
Phần giao lưu, chia sẻ với GS Ngô Bảo Châu sau bài giảng Học như thế nào thu hút nhất nhất với các bạn sinh viên. Giáo sư đã đối thoại với các sinh viên về những vấn đề mà giới trẻ quan tâm như việc học tập, đam mê hay cả việc kết hôn sớm.
Trong buổi nói chuyện, vấn đề học tập, nghiên cứu vẫn được nhiều sinh viên quan tâm nhất. Mở đầu cuộc trò chuyện, bạn Nguyễn Thị Hồng Vân (khoa ngoại ngữ - ĐH Mở TP.HCM) đặt vấn đề “sinh viên có kiến thức nhưng không có kỹ năng thì nguyên nhân là do đâu?”. Trả lời Hồng Vân, GS Ngô Bảo Châu giải thích: “Là do có ít hoạt động tập thể sinh viên tổ chức với nhau, do khi học tập, làm việc mọi người ít tranh luận. Tôi nghĩ việc học cách tranh luận điều các bạn trẻ cần làm đầu tiên. Cái thứ hai là thiếu cách tự nghiên cứu, thay vì chỉ học qua tài liệu sách vở có sẵn. Có những thao tác đó, các bạn sẽ trải nghiệm được nhiều kỹ năng khác”.
Thú vị hơn, cũng xoay quanh chuyện học tập, nghiên cứu nhưng sinh viên Phạm Xuân Hậu -ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, khiến hội trường cười vang cùng tràng pháo tay thích thú khi so sánh với việc kết hôn sớm.
Xuân Hậu đặt ra câu hỏi câu hỏi: “Giáo sư có thể chia sẻ những thuận lợi khi... kết hôn sớm. Giáo sư có khuyến khích giới trẻ kết hôn sớm để thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu khoa học hay không?”.
Trước câu hỏi bất ngờ, GS Châu nhẹ nhàng chia sẻ với Hậu và cả hội truờng: “Không có lý do gì để người khác khuyến khích mình kết hôn sớm hay không, đó là chuyện tình cảm cá nhân. Không ai kết hôn sớm để... học giỏi cả".
Quan trọng là phải giữ được đam mê
"Giáo sư đã học như thế nào?”. Bạn Dương Thế Long (ĐH Tân Tạo) chỉ hỏi một câu ngắn gọn nhưng là vấn đề quan tâm của nhiều người. Trả lời Long, GS Châu kể vể những trải nghiệm của mình khi còn học tập ở Pháp.
“Năm 1990, khi vừa sang Pháp, hồi năm nhất, tôi thấy mình học khá ổn nhưng lên đến năm hai, tôi nhận ra mình kém tiếng Pháp, tôi gần như không thể hiểu thầy giáo giảng gì và tôi bắt đầu thấy chán việc học toán. Đến năm ba, tôi gặp một anh nghiên cứu sinh, tôi nói với anh ta là tôi không hiểu toán hiện đại có gì. Anh ta đưa tôi một cuốn sách và tuần nào chúng tôi cũng gặp nhau để tranh luận về cuốn sách”.
Từ đó GS nhận ra tầm quan trọng của tranh luận. Ông cũng nhấn mạnh việc học tập theo nhóm. Sau những câu hỏi, GS Ngô Bảo Châu đúc kết “Tôi rất hay được các học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”. Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả. Quan trọng là niềm say mê”.
Tiếp nối vấn đề, bạn Lê Thị Kiều Oanh (ĐH Mở TP.HCM) đưa ra câu hỏi “nếu sinh viên có đam mê thì làm cách nào giữ được ngọn lửa quyết tâm cho niềm đam mê ấy”. Trước câu hỏi đó, GS Ngô Bảo Châu nói về chính đam mê của mình. GS đã từng có lúc rất hứng thú, có khi chán nản và muốn bỏ vì đam mê của mình.
“Ai cũng có lúc như vậy với đam mê của mình”, GS nhận xét. “Nhưng không được buông tay đam mê, nếu buông tay thì đam mê sẽ không bao giờ quay lại. Niềm đam mê cũng cần tính tập thể, để khi ta thấy chán thì trách nhiệm với tập thể sẽ giữ đam mê cho mình. Và để nuôi dưỡng niềm đam mê thì cần luôn tin vào sự thật, luôn tìm kiếm cái mới, sự bất ngờ”, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.
Buổi giao lưu khép lại sau gần 2 giờ đã thu hút sự quan tâm, lắng nghe của hàng trăm sinh viên, giảng viên… Nhiều bạn trẻ tỏ ra tiếc nuối khi chưa không được trò chuyện lâu hơn với GS Ngô Bảo Châu.
Bạn Ngô Thị Hà Thanh (sinh viên năm 1 – ĐH Tôn Đức Thắng) hào hứng cho biết: “Được gặp GS, người mình rất ngưỡng mộ đã là một niềm vui. Thật thích khi được nghe GS chia sẻ nhiều kinh nghiệm học tập, giúp mình mở mang tầm mắt”.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện “Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á do Quỹ hòa bình quốc tế phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức.
Theo Kenh14