Thuy Nga Nguyen
Thành viên
- Tham gia
- 15/2/2017
- Bài viết
- 3

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi các chức năng, trí nhớ và sức khỏe cho cơ thể, giúp cơ thể tỉnh táo và hoạt động tốt hơn sau mỗi đêm nghỉ ngơi. Chính vì vậy, khi giấc ngủ của bạn không đủ, các triệu chứng mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không ngongiấc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn bộ cơ thể. Việc này càng tệ hơn nếu xảy ra đối với trẻ em – chúng cần ngủ đủ giấc để phát triển thể chất, trí tuệ. Đặc biệt là đối với trẻ bị tự kỷ, mất ngủ có thể là nguyên nhân khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn, vì nó làm giảm khả năng tập trung của trẻ, khiến trẻ lo lắng, bồn chồn và bốc đồng hơn. Vậy làm thể nào đế giúp trẻ tự kỷ có một giấc ngủ ngon? Dưới đây là một số tips hữu ích cho quý phụ huynh:
Nhận biết trẻ đang có vấn đề với giấc ngủ?
Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ, nó chiểm khoảng 40-80% các trường hợp trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Các triệu chứng cho thấy trẻ tự kỷ đang có vấn đề với giấc ngủ:
- Khó ngủ - khó bắt đầu một giấc ngủ mỗi đêm.
- Thói quen ngủ không đúng giờ - trẻ không thể duy trì lịch ngủ đều đặn về giờ bắt đầu ngủ, giờ thức giấc, số giờ ngủ mỗi đêm.
- Chất lượng giấc ngủ kém – khi ngủ dậy trẻ có thể vẫn rất mệt mỏi, thèm ngủ thêm hay không thể tỉnh táo vào mỗi sáng thức dậy.
- Trẻ thức dậy sớm – thức dậy sớm là một thói quen rất tốt, tuy nhiên, nếu trẻ không thể ngủ sớm hoặc ngủ đủ giấc trước khi thức dậy, điều đó cho thấy trẻ đang ngủ ít hơn những gì trẻ cần, và việc dậy sớm lúc này là không cần thiết, không tốt cho trẻ.
Một số giả thuyết được các chuyên gia đưa ra đó là:
- Nhận thức không đầy đủ ở trẻ tự kỷ
- Hormon Melatonin
- Sự nhạy cảm của trẻ tự kỷ
Khi trẻ tự kỷ không có một giấc ngủ ngon?
Các nghiên cứu về trẻ tự kỷ chỉ ra rằng, khi trẻ bị thiếu ngủ/ngủ không ngon, trẻ sẽ gặp phải một số tình trạng tiêu cực như sau:
- Nóng nảy hơn, xúc động mạnh
- Lo lắng
- Tăng động
- Hành vi tiêu cực hoặc không phù hợp gia tăng
- Nhận thức quy giảm
Làm thế nào để con có một giấc ngủ ngon?
1. Môi trường ngủ tốt: Phòng ngủ phải đủ độ tối, mát mẻ và yên tĩnh để trẻ “say giấc” dễ dàng hơn.
2. Ngủ đủ giấc: Đảm bảo rằng mỗi ngày trẻ ngủ đủ số giờ cơ thể cần, có thể là cho trẻ ngủ trưa và tối, nhưng phải đảm bảo trẻ 1-3 tuổi: 12-14 giờ/ngày; trẻ 3-6 tuổi: 10-12 giờ/ngày, trẻ 7-12 tuổi: 9-11 giờ/ngày.
3. Chế độ ăn: tránh cho trẻ sử dụng thực phẩm có chứa các chất như caffein, đường quá nhiều trước giờ ngủ. Cũng không nên để trẻ ăn quá no/hay bị đói trước giờ ngủ.
4. Giúp trẻ bắt đầu ngủ dễ dàng hơn: kể chuyện, hát, ru trẻ ngủ,…
5. Tránh các đồ vật có khả năng gây khó ngủ: Các đồ vật như TV, điện thoại, máy tính có thể khiến trẻ khó ngủ hơn, nên ngừng sử dụng trước khi ngủ một vài giờ.
6. Lời khuyên của chuyên gia: trong trường hợp khó ngủ, ngủ kém của trẻ liên quan đến các vấn đề về tâm lý, cha mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ.
Xem thêm :
Giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật
Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ
Lời khuyên cho cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trẻ tự kỷ và những nỗi sợ
Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Điều trị ADHD không sử dụng thuốc
Những khó khăn của trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Làm gì khi biết con bị tự kỷ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)
18A Vo Truong Toan Street, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 0973347976 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn
https://www.steps.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool