- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng, để chữa lại nền giáo dục cần đi theo hướng giáo dục hiện đại, thoát khỏi lối dạy nhồi nhét kiến thức và mang lại tính tự học, độc lập cho trẻ.
Trong buổi trò chuyện mới đây, nhà giáo Phạm Toàn là người sáng lập ra nhóm Cánh Buồm. Ông cùng nhóm Cánh Buồm đã nghiên cứu và biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) tiểu học theo phương pháp mới. Trước đó, ông cũng là người soạn SGK Văn, Tiếng Việt cho Trường Tiểu học Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại.Đã ở tuổi 82, nhà giáo Phạm Toàn vẫn luôn trăn trở làm sao chữa được căn bệnh của nền giáo dục, làm thế nào đem hạnh phúc đến cho trẻ. Và theo ông chúng ta cần có giáo dục hiện đại, nhà trường hiện đại.
Nhà giáo Phạm Toàn mặc dù đã ở tuổi 82, nhưng ông cùng nhóm Cánh Buồm vẫn trăn trở, hăng hái biên soạn bộ sách giáo khoa tiểu học theo phương pháp mới.
Thoát khỏi lối dạy nhồi nhét“Không ai chịu đựng được nền giáo dục nữa rồi, giờ chúng ta phải tự chữa lại nền giáo dục. Nhưng chữa giáo dục theo hướng nào? Đó là giáo dục hiện đại. Nhưng hiện đại không phải nhà trường khoe thiết bị hiện đại, không phải “tiên học phí, hậu học văn” mà chính là cách tổ chức việc làm cho học sinh khi học”, nhà giáo Phạm Toàn thẳng thắn đặt vấn đề.Ông giải thích, trong giáo dục thì hiện đại là thoát khỏi lối dạy nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh mà để trẻ tự tìm ra cơ chế tự học, tự học sinh tìm ra kiến thức và coi học sinh là trung tâm và người thầy đóng vai trò là tổ chức việc học.
Vậy “tự học” ở đây được hiểu như thế nào? Ông cho rằng, tự học không phải là “thả nổi” cho trẻ tự vẫy vùng như việc tự học của người lớn. Nội dung “tự học” ở bậc tiểu học là cách thức nhà trường từ bỏ lối giảng giải để thay vào đó là tổ chức các hoạt động học của trẻ em.
“Tại sao chúng ta không để trẻ tự nhận xét, tự phê bình và phê bình chứ không phải thầy cô cho điểm. Chúng ta nên tôn trọng trẻ con, biến giờ học thành công việc làm mà giáo viên sẽ là người tổ chức? Learn by doing – làm mà học”, nhà giáo nhấn mạnh.
Ông minh chứng, bộ sách lớp 1 chỉ dạy trẻ cách phát âm, tự phân tích và ghi lại, hết lớp 1 không dạy chính tả nữa. Để ghi nhớ kiến thức và tạo hứng thú bài giảng, ông sẽ dạy các em bằng phương thức đóng kịch như cho trẻ nhập cuộc vào lịch sử bằng việc đóng các nhân vật lịch sử hay học cách đồng cảm bằng việc vào vai người nhặt rác…
Và để một tiết học kích thích tò mò người học, người dạy phải làm thế nào mà trẻ tự tìm ra kiến thức bằng chính sự tò mò về nội dung học. Khi đó, sách giáo khoa chính là kết quả của thầy và trò cùng làm ra trong một tiết học chứ không phải thứ gì khác.
Còn đối với việc học đạo đức cho trẻ trong trường, theo quan điểm của ông thì phải dạy cho trẻ em cốt cách đạo đức từ khi còn nhỏ, trong đó nguyên lý đồng thuận là quan trọng nhất tức là tìm ra những điều biết cách hài hòa, tháo khỏi xung đột các mối quan hệ xã hội.
Để chữa lại nền giáo dục thì thay đổi phương pháp giáo dục hiện đại là chưa đủ mà cần phải có một bộ sách mới phù hợp với cách dạy tổ chức cho trẻ việc làm để tự tìm ra kiến thức ở trong trường.
Các sách khác chỉ được 1 điểm
Với mục tiêu tạo dựng một nền giáo dục hiện đại vì trẻ em và cho trẻ em, nhà giáo Phạm Toàn vẫn cùng nhóm bạn trẻ dưới 30 tuổi dành thời gian biên soạn bộ sách mới với ước muốn làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy và học.
Nhà giáo chia sẻ, 3 năm nay ông và đồng nghiệp biên soạn sách không có một đồng lương nào. Nhiều người thắc mắc, tại sao không làm một đề án gửi Bộ GD&ĐT để có các hướng nhưng làm thế thì lâu lắm, nhóm không còn kiên nhẫn nữa.
Bộ sách của nhóm Cánh Buồm được viết để cho xã hội đánh giá với mong muốn đem lại hạnh phúc cho trẻ em.
Ông đánh giá bộ sách hiện giờ của nhóm được chấm 5,5/10 điểm (trong khi đó những loại sách khác hiện nay theo nhận định của ông chỉ được 1/10 điểm).
“Sau 2 năm nữa nếu còn sống, tôi sẽ làm lại bộ sách 8/10 điểm. Tôi bán thịt chứ không bán đất sét cho trẻ em. Một nồi cháo nhạt, bạn có thể thêm để ngon hơn vì vậy phụ huynh có thể “chơi” cùng con vào buổi tối bằng bộ giáo trình của tôi”, ông giải đáp lo lắng của phụ huynh về bộ sách.
Cho đến hết năm 2012, nhóm Cánh Buồm đã hoàn thành 15 cuốn sách từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: Sách Văn từ lớp 1 đến lớp 5, sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách Lối Sống lớp 1, 2, 3, sách Tiếng Anh lớp 1, 2. Hiện nay, nhiều phụ huynh đã mua bộ sách của ông để dùng thử.
Kết thúc câu chuyện, nhà giáo Phạm Toàn nhắc lại lời tựa trên đầu trang sách của ông: “Giáo dục tiểu học ổn định và đảm bảo chất lượng thì giáo dục mới ổn định, gia đình ổn định thì xã hội mới ổn định”.
Theo Soha
Trong buổi trò chuyện mới đây, nhà giáo Phạm Toàn là người sáng lập ra nhóm Cánh Buồm. Ông cùng nhóm Cánh Buồm đã nghiên cứu và biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) tiểu học theo phương pháp mới. Trước đó, ông cũng là người soạn SGK Văn, Tiếng Việt cho Trường Tiểu học Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại.Đã ở tuổi 82, nhà giáo Phạm Toàn vẫn luôn trăn trở làm sao chữa được căn bệnh của nền giáo dục, làm thế nào đem hạnh phúc đến cho trẻ. Và theo ông chúng ta cần có giáo dục hiện đại, nhà trường hiện đại.
Nhà giáo Phạm Toàn mặc dù đã ở tuổi 82, nhưng ông cùng nhóm Cánh Buồm vẫn trăn trở, hăng hái biên soạn bộ sách giáo khoa tiểu học theo phương pháp mới.
Vậy “tự học” ở đây được hiểu như thế nào? Ông cho rằng, tự học không phải là “thả nổi” cho trẻ tự vẫy vùng như việc tự học của người lớn. Nội dung “tự học” ở bậc tiểu học là cách thức nhà trường từ bỏ lối giảng giải để thay vào đó là tổ chức các hoạt động học của trẻ em.
“Tại sao chúng ta không để trẻ tự nhận xét, tự phê bình và phê bình chứ không phải thầy cô cho điểm. Chúng ta nên tôn trọng trẻ con, biến giờ học thành công việc làm mà giáo viên sẽ là người tổ chức? Learn by doing – làm mà học”, nhà giáo nhấn mạnh.
Ông minh chứng, bộ sách lớp 1 chỉ dạy trẻ cách phát âm, tự phân tích và ghi lại, hết lớp 1 không dạy chính tả nữa. Để ghi nhớ kiến thức và tạo hứng thú bài giảng, ông sẽ dạy các em bằng phương thức đóng kịch như cho trẻ nhập cuộc vào lịch sử bằng việc đóng các nhân vật lịch sử hay học cách đồng cảm bằng việc vào vai người nhặt rác…
Và để một tiết học kích thích tò mò người học, người dạy phải làm thế nào mà trẻ tự tìm ra kiến thức bằng chính sự tò mò về nội dung học. Khi đó, sách giáo khoa chính là kết quả của thầy và trò cùng làm ra trong một tiết học chứ không phải thứ gì khác.
Còn đối với việc học đạo đức cho trẻ trong trường, theo quan điểm của ông thì phải dạy cho trẻ em cốt cách đạo đức từ khi còn nhỏ, trong đó nguyên lý đồng thuận là quan trọng nhất tức là tìm ra những điều biết cách hài hòa, tháo khỏi xung đột các mối quan hệ xã hội.
Để chữa lại nền giáo dục thì thay đổi phương pháp giáo dục hiện đại là chưa đủ mà cần phải có một bộ sách mới phù hợp với cách dạy tổ chức cho trẻ việc làm để tự tìm ra kiến thức ở trong trường.
Các sách khác chỉ được 1 điểm
Với mục tiêu tạo dựng một nền giáo dục hiện đại vì trẻ em và cho trẻ em, nhà giáo Phạm Toàn vẫn cùng nhóm bạn trẻ dưới 30 tuổi dành thời gian biên soạn bộ sách mới với ước muốn làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy và học.
Nhà giáo chia sẻ, 3 năm nay ông và đồng nghiệp biên soạn sách không có một đồng lương nào. Nhiều người thắc mắc, tại sao không làm một đề án gửi Bộ GD&ĐT để có các hướng nhưng làm thế thì lâu lắm, nhóm không còn kiên nhẫn nữa.
Bộ sách của nhóm Cánh Buồm được viết để cho xã hội đánh giá với mong muốn đem lại hạnh phúc cho trẻ em.
“Sau 2 năm nữa nếu còn sống, tôi sẽ làm lại bộ sách 8/10 điểm. Tôi bán thịt chứ không bán đất sét cho trẻ em. Một nồi cháo nhạt, bạn có thể thêm để ngon hơn vì vậy phụ huynh có thể “chơi” cùng con vào buổi tối bằng bộ giáo trình của tôi”, ông giải đáp lo lắng của phụ huynh về bộ sách.
Cho đến hết năm 2012, nhóm Cánh Buồm đã hoàn thành 15 cuốn sách từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm: Sách Văn từ lớp 1 đến lớp 5, sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5, sách Lối Sống lớp 1, 2, 3, sách Tiếng Anh lớp 1, 2. Hiện nay, nhiều phụ huynh đã mua bộ sách của ông để dùng thử.
Kết thúc câu chuyện, nhà giáo Phạm Toàn nhắc lại lời tựa trên đầu trang sách của ông: “Giáo dục tiểu học ổn định và đảm bảo chất lượng thì giáo dục mới ổn định, gia đình ổn định thì xã hội mới ổn định”.
Theo Soha