Gặp 9X nhận học bổng khủng của ĐH Harvard

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
(Zing) - Với một hồ sơ 'hoành tráng' gồm nhiều huy chương Olympic, kinh nghiệm làm bài luận, hùng biện, Đức Toàn đã nhận được học bổng trị giá 59.200 USD/năm tại ĐH Harvard.

Sinh năm 1991, bố làm việc tại bộ Tài nguyên Môi trường, mẹ là giảng viên ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Đức Toàn được thừa hưởng một nền giáo dục rất tốt.
Năm 2006, khi vừa vào học hết lớp 10 chuyên Toán 1 trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Toàn nhận học bổng vào trường tư thục Taft tại bang Connecticut, Mỹ.

t364579.jpg

Phan Đức Toàn trong ngày tốt nghiệp THPT tại Mỹ.

Tại đây, Toàn đã tham gia nhiều kỳ thi Olympic quốc gia cũng như quốc tế. Em đã đạt điểm cao thứ 2 tại kỳ thi Olympic Toán toàn nước Mỹ vào năm 2009, 2010, giành huy chương bạc tại Olympic Toán khu vực Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 22. Toàn cũng là thành viên của đội vô địch kỳ thi năng khiếu Toán Khoa học kỹ thuật.
Kết thúc những ngày tháng huy hoàng tại trường trung học Tafl, Toàn nộp hồ sơ vào 4 trường ĐH tại Mỹ: Cambridge, Yale, Massachusetts Institute of Technology và Harvard, trong đó ngoại trừ Cambridge thì em đều được các trường còn lại nhận.
Một trong những điều khiến hồ sơ dự tuyển của Toàn "vừa ý" các trường ĐH danh tiếng trên là ngoài thành tích học tập, Đức Toàn còn tham gia nhiều hoạt động của trường như là thành viên câu lạc bộ hùng biện trong cả 3 năm học và trở thành đội trưởng năm lớp 12, tham gia một số hoạt động về robot ở trường... Anh chàng cũng rất yêu thể thao và chơi điện tử.
Toàn cho biết, hiện tại mình vẫn chưa xác định được ngành học khi đến Harvard.

t364580.jpg

Đức Toàn trong cuộc họp báo về hội thảo du học VietAbroader tại Hà Nội.

Dưới đây là những chia sẻ của chàng tân sinh viên Harvard:
- Em có thể chia sẻ sự trưởng thành của mình từ ngày mới đi du học đến lúc trở về?
- Em nghĩ là những học sinh đi du học, nhất là du học sớm, sẽ luôn phải đối đầu với nhiều khó khăn và thử thách trong việc hòa nhập vào một môi trường hoàn toàn xa lạ với cách sống và cách học tập mới, nhưng chính những khó khăn này lại cũng là cơ hội để du học sinh tự hoàn thiện và khẳng định mình.
Đối với bản thân em, 3 năm du học không chỉ đem lại cho em nhiều kiến thức trước đó em chưa có cơ hội được tiếp cận, mà còn giúp em rèn luyện cách sống tự lập khi xa nhà. Ngoài ra, việc được tiếp xúc với một nền văn hóa rất khác so với ở Việt Nam cũng thay đổi nhiều cách suy nghĩ của em và giúp em trở nên cởi mở hơn trong cuộc sống.
- Mỗi năm học tại Mỹ, Đức Toàn trải qua bao nhiêu kỳ thi Olympic?
- Mỗi năm học ở Mỹ em đều tham gia vào kì thi Olympic Toán toàn nước Mỹ. Ngoài ra em còn tham gia vào một số kì thi Toán và khoa học khác, ví dụ như kì thi Olympic Toán châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 và 22.

t364581.jpg


- Cảm giác của em như thế nào mỗi khi bắt đầu bước vào phòng thi tại các giải đấu này?

- Khác với ở Việt Nam, hệ thống trường chuyên lớp chọn ở Mỹ ít được chú trọng hơn, và có lẽ một phần vì vậy mà áp lực tại các kì thi Olympic cũng ít hơn. Đối với em, mỗi khi bước vào phòng thi, nhất là ở các kì thi lớn, em thường quan niệm rằng chỉ cần em làm bài đúng với sức của mình thì dù kết quả có thế nào mình cũng không hối tiếc.
- Thường, người đầu tiên em chia sẻ thành công là ai?
- Đó chính là gia đình em.
- Ngoài Toán, robot, bóng đá, em còn có khả năng hùng biện. Theo em thì học sinh nên rèn luyện khả năng này như thế nào?
- Em nghĩ rằng sự tự tin là một trong những điều quan trọng nhất trong việc phát triển kỹ năng nói. Nếu ta tự tin và chịu khó rèn luyện thì nhất định sẽ thành công trong việc rèn luyện khả năng này.
- Tại các trường THCS, THPT, thậm chí là ĐH trong nước dường như chưa có một CLB nào về hùng biện, Toàn có thể chia sẻ một số nguồn tài liệu, kênh tư vấn về lĩnh vực này?
- Thực ra em cũng không rõ lắm về việc này vì em luyện tập phần lớn là nhờ vào sự giúp đỡ của thầy giáo phụ trách ở trường.

t364584.jpg

Với những người bạn ở Mỹ.

- Bản thân em có đề ra cho mình một số nguyên tắc sống?
- Bố em luôn nói với em và anh trai em là khi làm việc gì, dù nhỏ hay lớn, mình cũng phải cố gắng làm đến nơi đến chốn. Tuy nghe thì khá dễ nhưng để rèn luyện được đức tính này thì không dễ chút nào, bởi vì với những công việc đòi hòi một quá trình lâu dài với nhiều thời gian và công sức, chúng ta thường hào hứng khi bắt đầu nhưng dễ chán nản và bỏ cuộc sau một thời gian, nhất là khi ta gặp nhiều khó khăn mà lại chưa nhìn được cái đích cuối cùng.
Có lẽ gọi là nguyên tắc sống thì hơi to tát vì em chưa thực sự có được đức tính này, nhưng em thường cố gắng rèn luyện theo lời khuyên của bố.
- Có lúc nào em đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thất bại?
- Thực ra trong 3 năm tham gia vào các debate tournament thì ngoại trừ một lần đội của em xếp thứ 2, còn lại thì có lẽ em thua nhiều hơn là thắng. Thất bại, nhất là thất bại nhiều lần, đôi khi cũng khiến em thất vọng, nhưng em thường cố gắng tìm ra những điểm tích cực để động viên bản thân (ví dụ như là mặc dù thua nhưng lần này em thua với chênh lệch điểm ít hơn lần trước).
Ngoài ra thì em nghĩ là chơi thể thao, xem phim hoặc chơi điện tử cùng bạn bè cũng là một cách khá tốt để tạm quên đi thất bại, rồi sau một thời gian em có thể nhìn lại thất bại và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Thủy Nguyên
Zing VN
 
Hiệu chỉnh:
Trời ak học giỏi thế. Vào cả Havar cơ à hiz. tên này chắc nói tiếng anh như gió ý nhỉ.
 
×
Quay lại
Top Bottom