English-Muốn nghe được - nói hay không thể bỏ qua bước này...

Banglanghong

Thành viên
Tham gia
15/8/2015
Bài viết
12
[COPY] Ở Việt Nam, tôi tự hào vì IELTS 7.5, Speaking 7.0, nhưng sau một tháng du học ở châu Âu, tôi mới tẽn tò nhận ra mình nói tiếng Anh rất tệ, chả ai hiểu được', bạn đọc Lê Thị Mị chia sẻ về năm đầu tiên du học.

Lúc đầu, tôi thích nói tiếng Anh nhanh, vậy cho có phong thái của người giỏi tiếng Anh. Nhưng sau một tháng, tôi cay đắng thừa nhận, chỉ có bạn Scotland là hiểu tôi nói gì. Còn các bạn Đức, Pháp, Thụy Điển... thì chỉ gật đầu giả bộ hiểu! Khi đã thân hơn, bạn người Italy mới tiết lộ: “Mỗi lần mày nói, tụi tao gật đầu lia lịa vậy thôi. Thiệt ra, tụi tao hổng có hiểu gì hết. Mày phát âm lạ quá hà. Tụi tao sợ mày giận nên hổng dám nói”.
Cả ngày hôm đó, tôi bàng hoàng nhận ra nhiều điều. Bạn Scotland từng qua Việt Nam 6 tháng nên đã quen với tiếng Anh kiểu Việt Nam. Đối với các bạn khác, tôi nói tiếng Anh như nói ngọng.
Nỗi buồn của người thi IELTS 7.5, Speaking 7.0 chưa dừng lại ở đây mà thậm chí trở nên trầm trọng hơn khi tôi gặp các bạn Phillipines. Niềm vui nho nhỏ của hội Phillipines này là nhái giọng Việt Nam. Tới lúc xách cặp đi học nước ngoài tôi mới thấm thía câu "Chửi cha không bằng pha tiếng".

Thay vì lên Facebook than vãn, tôi quyết tâm cải thiện phát âm tiếng Anh. Tôi le te ra chợ mua cuốn sổ thật đẹp, đặt tên nó là “Những câu chuyện rùng rợn về lỗi phát âm của một người Việt”, tên ngắn gọn là “Ta nói Tây không hiểu”...

Tôi xin kể 1 vài câu chuyện vui vì cái lỗi phát âm mà ra khiến tôi quê một đống:
Chuyện số 1: Thầy hướng dẫn và tôi thảo luận cách bố trí thí
----------------
nghiệm. Nhưng tôi nói mãi chữ “food” mà thầy không hiểu tôi nói cái chi. Tối hôm đó, tôi lủi thủi lên youtube coi người bản xứ nói chữ “food” thế nào. Sau 30 phút vật vã, tôi mới bần thần phát hiện, hơn 10 năm nay, tôi toàn phát âm bậy chữ “food”. Nói chữ “food”, phải nói âm “u dài” mới đúng. Trong khi đó, tôi lại quen miệng nói thành “u ngắn”, như chữ “u” trong tiếng Việt. Đau lòng thay.
Chuyện số 2: Gần hết giờ học, nhưng tôi hậu đậu làm mất sheet
----------------
trong Excel. Hết cả hồn, tôi mới nói với cô giáo “I can’t find my sheet”. Cô giáo sững sờ nhìn, tôi càng run hơn. Hít một hơi tôi mới lắp bắp “Can you help me find my sheet”. 30 giây im lặng trôi qua, không ai nói gì. Giây 31, cả lớp cười ầm lên. Nhờ công các bạn, tôi đau khổ nhận ra, tôi đã nói bậy chữ “sheet” thành “shit”! Sheet và Shit, quê độ thay. Những chuyện rùng rợn về lỗi phát âm vẫn còn nhiều, nhưng tôi chỉ kể 2 chuyện làm tôi xấu hổ nhất. Chuyện kiểu thế này đã từng xảy ra trong lớp thầy Jesse, vẫn nhớ lúc thầy hỏi "What did you eat for lunch today?", chút ngại ngùng bạn í lí nhí "CraP", thầy đứng hình 1s..ah ha? chắc các bạn đoán được món bạn gọi không phải là "craP mà là "craB".

Khi mọi người nghĩ về việc học tiếng Anh, họ thường chỉ nghĩ về 4 lĩnh vực lớn nhất: nghe, nói và đọc, viết. Nó cũng giống như việc chúng ta chỉ nhìn thấy phần ngọn cây và tán cây mà quên đi hoặc cố ý lờ đi phần rễ. Học phát âm tiếng Anh chuẩn, bản chất của nó chính là việc đọc đúng, hiểu đúng một ngôn ngữ, là nền tảng cho việc phát triển các kĩ năng lớn kia.

Ad cũng thế, đã từng tự tin chém tiếng anh như gió với người việt, để rồi vỡ mộng toàn tập sau cái buổi lang thang công viên 23/9 kiếm Tây tám chuyện. Sau vài câu giao tiếp cơ bản trôi chảy, tiếp theo đó là điệu bộ ngây ngây,ngác ngác "what? what? ah ha..." của mấy chàng. Chắc các bạn có thể tưởng tượng được cái cảnh ông Tây nói tiếng Việt với bạn mà bạn không hiểu, vừa phải căng tai nghe, giản thần kinh để đoán ý...thử hỏi bạn đủ sự kiên nhẫn để tiếp tục cuộc nói chuyện trong bao lâu, đoán nhé, nhiều nhất 5 phút...mình đã trong hoàn cảnh này nên hiểu rất rõ cái cảm giác hay hay(30s-1p đầu), mệt mệt(bắt đầu từ phút thứ 3) và muốn nói(oh, something i have to do now, talk to you later, và trốn).

Trước kia khi bắt đầu học tiếng anh(không kể cấp 2,3) chưa 1 ai nói cho ad biết tầm quan trọng của việc học phát âm, có chăng thì cũng qua loa, luôn đặt sau việc listening hay talking lên trước, vậy nên xem nhẹ và bỏ qua luôn, cứ đụng từ mới là đoán đoán cách đọc, hay siêng chút lên gu gồ dịch, bấm nút nghe rồi loay hoay "gút i vờ nin, đu diu lớp mi?..." ngày qua ngày, nói riết kiểu đó rồi ngấm vô xương, vô máu, sau này khi Ad được bắt đúng bệnh, Ad quay lại học tiếng anh bắt đầu với Pronunciation lúc đó Ad ước "giá mình chưa biết 1 từ vựng nào để học lại từ trang giấy trắng cho rồi, mất công biết và sai, cai nghiện cái sai không dễ".

Không biết có bạn nào kiên trì đọc tới dòng này không, các bạn có thể tìm trên Fan Page "CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH THẦY JESSE QUẬN 9" để được hướng dẫn các lỗi phát âm hay mắc lỗi cơ bản ở người việt như "phây búc, sờ cai pi, mát xa, diu tu bi..."
 
×
Quay lại
Top