Đường mòn trên biển (5)- Nguyễn Tư Dương

Meika

Thành viên
Tham gia
26/12/2023
Bài viết
50
Chương bốn



MỞ BẾN MỚI



1​



Lực lượng vũ trang ở miền Đông Nam Bộ phát triển nhanh chóng. Hai trung đoàn chủ lực thuộc Bộ tư lệnh Miền Nam, năm 1962 mới chỉ có « khung » cán bộ, đến cuối năm 1963 đã đầy đủ quân số. Ngoài ra còn hàng chục phân đội độc lập trực thuộc. Quân số thuộc Bộ tư lệnh Miền lên tới 11.000 người đều trụ ở miền Đông. Riêng Quân khu miền Đông (tính từ bộ đội địa phương trở nên) lên tới 6.913 người.

Thời kỳ này, ở Nam Bộ, tuyến quân xây dựng vài ba trung đoàn và gạo nuôi quân đều có thể giải quyết tại chỗ được. Riêng việc cung cấp vũ khí thì con đường biển là nguồn duy nhất. Việc tự trang tự chế, thực ra chỉ có tác dụng nhiều đồi với lực lượng nửa vũ trang.

Nếu cứ giữ cung cách cũ : đường biển đưa hàng vào Cà Mau, Bến Tre, lập kho, rồi dùng thuyền nhỏ chuyển hàng từ những kho đó vượt qua vùng địch tạm chiếm tới miền Đông, như vậy rất khó khăn, diệu vợi.

Đoàn 125 đã có tàu chở 100 tấn, sức chở bằng 10 tới 15 lần thuyền thông thường đi đường sông, chỉ cần nó đưa được ba chuyến vào thẳng ven biển Bà Rịa là có thể dứt được cái diệu vợi nói trên. Sau khi tính toán lợi hại, Bộ tư lệnh Miền quyết định cử thiếu tá Th., cùng một phân đội đi nghiên cứu địa hình lập thêm bến mới ở ven biển Bà Rịa.

Chuyến đi mở bến chuẩn bị rất chu đáo. Chiếc tàu vỏ gỗ mang số hiệu 41 được tu sửa lại vững chắc. Số cán bộ thuyền và thủy thủ được lựa chọn những người ưu tú trong những người ưu tú của đoàn.

Ngày 26-3-1963, đội tàu 41 xuất phát. Hơn 6 ngày đường, ngược gió mùa đông nam gian khổ, tàu 41 đã đến vùng biển Bà Rịa.

... Đêm hôm ấy, theo sự tính toán của thuyền trưởng Nguyễn Văn Một thì tàu đã tới cửa bến. Anh cho tàu chạy chậm, đi qua đi lại nơi dự đoán là bến hơn một km, vừa đi vừa phát tín hiệu. Các thủy thủ căng mắt nhìn về phía bờ chờ đón những cái « chớp xanh » thân thiết đáp lại, nhưng chỉ thấy mảng rừng đen thẫm trải dài bên một đồn địch đèn điện sáng choang.

Nỗi lo lạc bến, lo bị địch phát hiện mỗi lúc một căng lên trong óc mọi người. Vài thủy thủ quê ở Bà Rịa phân trần :

- Ta đi ở Long Hải ngược lên chỉ có một mình nó, như vây là đã đi qua cửa rạch rồi sao không có người ra đón.

- Địa hình thay đổi quá xá, trước kia làm gì có đồn bốt.

Niềm hy vọng gặp bến đang lung lay, bỗng có ánh chớp xanh nhỏ xíu ở phía bờ. Một thủy thủ reo khe khẽ :

- Tín hiệu. Tín hiệu của bến kia rồi !

- Đâu ?

Những người chưa nhìn thấy, còn ngời vực « liệu có phải tín hiệu hay là hoa mắt ? ». Ngay lúc đó họ đã nhìn thấy ánh sáng lấp lóe như con đom đóm. Họ mừng rỡ ôm chặt lấy nhau mà reo « đúng bến rồi ».

Một lát sau, ở phía bờ có chiếc xuồng nhỏ bơi ra rồi cặp vào mạn thuyền.

Các thủy thủ xúm lại keó tay, đỡ người của bến lên thuyền của mình.

Chính trị viên Đặng Văn Thanh hỏi chiến sĩ của bến :

- Bây giờ còn vào được nữa không hay cạn rồi ?

- Vô được.

Mọi người yên tâm đã có hoa tiêu dẫn đường. Thế là nỗi lo lắng, nghi ngờ ban nãy tan biến, chỉ còn niềm vui.

Đêm khuya. Những chùm sao lưa thưa, tỏa ánh sáng lạnh trên mặt biển. Ánh sáng chỉ đủ nhìn rõ bàn tay của mình, nhưng cũng đủ để cảm thấy những nụ cười đang nở trên khuôn mặt khắc khổ của bạn bè.

Con tàu đang xăm xăm vào bến, bỗng khựng lại. Mọi người đứng trên mặt khoang chệnh choạng suýt ngã.

Tiếng máy rồ lên, cùng với tiếng chuông lệnh « tắt máy ». Tiếng máy tắt ngấm vài giây rồi vẫn nghe thấy tiếng « xàn xạt » của đáy tàu cà lên bãi cát ngầm.

Tiếng chuông lệnh lại rung lên gắt gỏng trong buồng máy. Ông già Năm Sao nhanh nhẹn phát động máy. Chuông lệnh tiếp « gài số lùi ». Tiếng kêu của chân vịt « sùng sục » nặng nề như đang khoét từng mảng bùn tung lên. Con tàu lắc lư nhưng không lui được chút nào. Bác Sao nhìn đồng hồ báo nhiệt độ máy đã báo quá số cho phép. Bác tắt máy và báo cáo thuyền trưởng tìm cách khác, máy không đủ sức kéo tàu ra khỏi cạn.

Mọi người có tâm trạng như đang ở lưng trời bị hẫng chân tụt một lèo xuống vực. Họ xôn xao lo lắng. Tàu nằm lù lù ngay trước mũi địch, sao thoát khỏi lộ. Làm sao chuyển hết hàng trong đêm. Mất một chuyền vũ khí cũng đành, nhưng liệu có tránh khỏi lộ bến và đường biển không ?.. Có ý kiến ngược lại. Chắc gì địch đã biết được thuyền này chuyên chở gì, hay chúng cũng coi như các thuyền đánh cá khác. Niềm hy vọng cứ lóe lên rồi lại vụt tắt, rồi lại lóe lên trong tiếng bàn cãi.

Chính trị viên Đặng Văn Thanh ( Anh được tuyên dương Anh hùng quân đội tháng 1 năm 1967) vẫn im lặng, lắng nghe anh em bàn cãi ; một lát sau anh nói với thuyền trưởng :

- Bây giờ chúng ta hội ý chi bộ, mời đồng chí phụ trách bến cùng dự tìm cách giải quyết. Ý tôi : cố gắng đưa hàng ngay đêm nay, được càng nhiều càng tốt.

Cuộc hội ý chớp nhoáng. Mọi người nhất trí với ý kiến của bí thư chi bộ.

Không khí làm việc rất khẩn trương. Sau lời động viên ngắn gọn của chính trị viên Thanh, các thủy thủ nhanh nhẹn bắt tay ngay vào công việc. Tất cả mọi người nhảy ào xuống bãi cát còn ngập nước tới đầu gối, xúm vào đẩy thuyền dọc theo hướng đồn địch.

Nam quê ở Bà Rịa, được phân công tới vận động bà con trên hai chiếc thuyền nhỏ đậu gần đó. Anh nói khẩn khoản hồi lâu, họ mới đưa thuyền tới cặp mạn tàu 41.

Các chủ thuyền được mời tới gặp chính trị viên Thanh trên tàu 41. Họ ngơ ngác sợ hãi, khi láng máng hiểu được chiếc tàu naỳ không phải là tàu đánh cá thông thường. Thanh ôn tồn nói với chủ thuyền :

- Chúng tôi là bộ đội Giải phóng. Ghe chúng tôi chở vũ khí chiến lợi phẩm, chẳng may bị cạn. Nhờ các bác giúp đỡ một tay. Chắc các bác cũng biết, chiến lợi phẩm để ban ngày chỗ này không lợi. Vì việc nước, mong các bác vui lòng.

- Dạ.

Không khí khẩn trương kéo những người dân trên hai chiếc thuyền con vào công việc. Họ cùng với anh em nhanh nhẹn chuyển hàng xuống thuyền rồi đẩy vào bờ.

Anh em trong bến ra mỗi lúc một đông. Ai nấy đều hăng hái vội vã như muốn níu bóng đêm lại, làm màn che cho mình.

Chuyển được khoảng 4 tấn hàng vào bờ, thì nước đã cạn sạch, chiếc tàu nằm phơi trên bãi cát.

Đồng chí phụ trách bến nói với cán bộ thuyền :

- Hiện nay địch đang tập trung quân và xe thiết giáp ở Phước Hải để chuẩn bị càn quét. Phước Hải tới đây chỉ độ hai, ba km. Tàu của ta nằm ngay trước mắt địch, không còn cách gì giấu được nó. Địch phát hiện thì nhất định sẽ cho quân càn tới. Vì vậy ta cố lấy hàng . Số vũ khí đó trang bị ngay cho bộ đội chuẩn bị chống càn, số còn lại ta phải chôn giấu. Các đồng chí phải phá tàu để khỏi lộ bến.

Nghe người chỉ huy bến nói « Phá tàu », Thanh giật nảy mình như vừa bị mũi kim chích vào d.a thịt. Của cải của nhân dân và bao nhiêu công sức mới mang được đến đây mà tự tay mình phá đi thì đau xót quá. Phá thì dễ, nhưng có nên phá khi địch chưa phát hiện không ? Không phải chỉ riêng con tàu của mình đi lại ở vùng này. Bọn địch có thể nhìn con tàu này như con tàu đánh cá khác tới đậu ở đây thì sao ?.. Trong một loáng, những suy nghĩ nóng bỏng tràn qua óc Thanh. Anh không cãi lại người chỉ huy bến. Phá hay không, người chỉ huy cũng có quyền giữ lại, khi thấy tình huống chưa đáng phá.

Thanh triệu tập cuộc họp chi bộ ngay trên tàu. Anh trình bày vắn tắt những suy nghĩ của mình trước chi bộ. Chưa dứt lời, các đảng viên đã nhao nhao « xin có ý kiến ». Không khí tranh cướp thời gian như sự chậm một giây sẽ khó tránh được thiệt hại không cần thiết. Họ nói rất ngắn, cốt biểu thị được thái độ của mình.

- Bến đã có lệnh phá thì phá.

- Để tàu đây, trước sau trong ngày hôm nay cũng bị lộ. Phá trước chủ động hơn.

Ông già Sao lên tiếng :

- Đảng và Nhà nước trao cho chúng ta chiếc tàu này, phá hay không phá vào lúc nào, trước hết do chúng ta chịu trách nhiệm. Ai sợ chết thì lên bờ. Tôi xin ở lại cùng sống chết với chiếc tàu này.

Cuộc họp không đầy nửa giờ, chi bộ đã ra nghị quyết « Phải cố gắng lấy hết hàng. Sau đó chỉ để lại một số ít anh em trên tàu. Khi nào bị địch phát hiện mới phá ».

Thanh lội vào bến, báo cáo quyết tâm của chi bộ với đảng ủy của bến và trưởng bến.

Anh Th. trưởng bến tỏ ra nóng nảy :

- Nếu địch xông tới cướp tàu, các đồng chí phá không kịp. Ai chịu trách nhiệm ?

Thanh kiên nhẫn trình bày :

- Trên tàu vẫn còn nhiều hàng, bây giờ chưa lộ. Lợi dụng lúc còn sương mù, tôi đề nghị các đồng chí huy động người chuyển hết hàng vào bờ.

Nghe Thanh nói có lý, trưởng bến lại huy động người ra bốc dỡ hàng.

Anh em xếp thành hàng dài giống như những người kéo lưới. Sức mạnh bí ẩn nào đó đột nhập vào mọi người. Những lúc bình thường có người vác không nổi 30 kg, giờ đây chuyển hòm súng nặng 50, 60 kg họ vẫn đi băng băng.

Khi đồn Phước Hải hiện rõ trước mặt mọi người, cũng là lúc vũ khí dưới tàu đã chuyển hết.

Chính chị viên Thanh kéo lên cột buồm lá cờ ba que, giống như những thuyền khác trong vùng địch.

Số anh em xung phong ở trên thuyền gồm có: chính trị viên Đặng Văn Thanh, bác thợ máy Huỳnh Văn Sao, thủy thủ trưởng Lê Xuân Ngọc, thợ máy Thôi Văn Nam và bác Nhợ thủy thủ.

Anh em mang lưới ra phơi và dọn dẹp trên tầu như những người đánh cá vừa đi biển về bến.

Khoảng 10 giờ, chỉ huy bến lại cử người ra chuyển lệnh : « Nếu để địch cướp được tàu, các đồng chí hoàn toàn chịu trách nhiệm ».

Thanh trao đổi ý kiến với anh em ở trên tàu. Mọi người đều thấy hiện nay tàu chưa bị lộ. Tới tình huống cần phá, dù có phải hy sinh cũng phá bằng được.

Thanh nghĩ tới tình huống phải phá tàu, phải hy sinh tính mệnh là điều khó tránh, nhưng có cần đến chừng này người ở trên tàu không. Suy tính, rồi Thanh quyết định bác Nhợ và Ngọc vào bến.

Ông già Nhợ và Ngọc ngồi lỳ không chịu vào. Họ muốn chia sẻ sự hy sinh với đồng đội. Thanh phải gắt lên :

- Nhiệm vụ vận chuyển vũ khí còn lâu dài. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đến, các đồng chí cứ yên tâm, chúng tôi có thể hoàn thành. Bây giờ không có nhiều thời giờ để nói với nhau dài dòng.

Hai thủy thủ, một già một trẽ lững thững đi vào bến, thỉnh thoảng lại ngoái trông con tàu của mình. Ngọc thấy nước mắt mình ứa ra, suýt nữa anh bật tiếng khóc. Rời con tàu, Ngọc có cảm giác thật nặng nề, đây là giờ phút vĩnh biệt những đồng chí ở lại. Óc anh vụt nhớ đến những ngày tàu của mình lạc lõng trong cái « hồ » giữa những hoang đảo san hô. Nhớ lại lúc con tàu bị sóng gió muốn chìm .. Bây giờ lại gặp cảnh ngộ này, liệu có qua được không ?

Vào tới bờ, Ngọc ngồi bệt xuống cát, nhìn về con tàu của đội mình. Ánh sáng trên mặt biển mờ ảo, hay màng nước mắt của anh đã làm cho hình dáng con tày to lớn khác thường rồi nhòe lẫn vào màu xanh của biển ?



Khi cái chết được xác định rõ vì lý tưởng cao đẹp thì đứng trước nó cũng chẳng có gì đáng sợ.

Thanh bình thản ngắm biển. Màu xanh mênh mông trải rộng với những cánh buồm trắng nhấp nhô. Những con thuyền nhỏ nhoi mờ ảo, xa vời vợi .. Anh thấy tâm hồn mình thư thái. Vũ khí đã trao đầy đủ cho người nhận. Tàu vẫn nguyên vẹn trong tay mình, khi nào không giữ nổi thì ta phá. Và nếu địch không biết, thì nó sẽ là tài sản vô giá.

Ông già Sao đang lúi húi mổ gà để chuẩn bị cho bữa nhậu. Hình như bác quên bẵng đi rằng, con tàu của mình đang nằm phơi ra trước đồn địch. Tính bác thế, không bao giờ giấu được tình cảm của mình. Đã nói là không cần úp mở rào đón, có lúc nói to tiếng với nhau, nhưng xong việc thì thôi, không bao giờ để bụng.

Nghe tiếng máy bay tới gần, bác Sao bỏ con gà đang vặt lông, chạy lấy can xăng rồi xuống hầm máy.

Thanh và Nam đứng núp bên buồng lái, nhìn theo chiếc AD6. Nó vòng lượn , rồi bổ nhào thẳng hướng con tàu của họ. Rõ ràng địch đã nghi ngờ con tàu này.

Tim mọi người thắt lại, chờ trái bom xuống, chờ đợi phút cuối cùng của cuộc đời mình.

Không thấy bom nổ, máy bay đang vòng lượn lại, bác Sao hét to :

- Khi nào nó thả bom sẽ phá !

Chiếc AD6 lại hạ thấp độ cao lao thẳng hướng chiếc tàu như lần trước. Nó bổ nhào tới lần thứ ba rồi bỏ đi. Chẳng hiểu nó quan sát, chụp ảnh hay làm gì, chưa ai biết, nhưng nguy cơ đe dọa con tàu đang tăng lên.

Thanh vào buồng ngủ lấy giấy tờ và khẩu súng ngắn bọc vào cái khăn rằn rồi giao cho Nam. Anh dặn dò Nam :

- Đồng chí mang gói này vào bờ. Nếu trường hợp phải phá tàu, chúng tôi hy sinh, cậu báo cáo với đảng ủy và thủ trưởng đoàn rằng : chúng tôi đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của đoàn giao cho, giữ tàu cho tới giờ phút cuốic cùng, khi thấy không giữ nổi mới phá.

Nam cầm gói lặng lẽ bước vào bờ. Một lát sau khi Nam đi, có một cán bộ của bến đi vội đến cạnh tàu , nói với lên :

- Thủ trưởng bến nhận định tình hình : địch đã phát hiện ra tàu của ta rồi. Lệnh cho các đồng chó phải phá ngay. Nếu các đồng chí để cho địch lấy được thì các đồng chí phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Anh cán bộ của bến tần ngần một lát rồi nói tiếp :

- Yêu cầu từng đồng chí ở lại cho biết họ, tên , quê quán.

- Chắc là để báo tử .. tôi là Huỳnh Văn Sao, xã Trung Nghĩa, Vũng Liêm, Trà Vinh.

- Tôi Đặng Văn Thanh, quê ở bà Rịa ..

Anh cán bộ của bến ghi nhanh vào sổ tay những điều mình vừa hỏi. Xong việc rồi, anh vẫn đứng lặng, nhìn những đồng chí gan góc của mình đứng trên tàu. Anh định nói điều gì đó, nhưng chỉ nói được hai tiếng « các chú » .. rồi quay vào bờ.

Bác Sao lại tiếp tục làm bữa ăn , mà bác cho là rất đặc biệt. Có thể đây là bữa cơm vĩnh biệt.

Anh Thanh đi kiểm tra một lần nữa, nơi đặt kíp nổ , mở nắp can xăng để sẵn sàng, rồi đi vòng quanh tàu. Anh nhìn lại từng vị trí, từ chỗ ngủ còn ấm mùi thuốc lá, buồng lái với cái la bàn xinh xắn, kim chỉ nam của nó vẫn lay động .. Chợt nhìn thấy chai rượu Bông Lúa, anh nghĩ tới bác Sao. Cái ông già đến là, cả tới lúc nguy hiểm chết người vẫn điềm tĩnh như không.

Anh xách chai rượu tới dứ dứ trước bác Năm Sao :

- Bây giờ chú với tôi nhậu một chút. Một chút xíu thôi. Say là hỏng việc đó heng !

Ông già Năm Sao nhìn thấy rượu , cười « khà khà » ..

Vào mâm rượu, Thanh nói :

- Tôi nhắc lại sự phân công. Tôi nhìn hướng bờ, chú nhìn hướng biển. Nếu nó xáp dô. Tôi giật nụ xòe, chú đổ xăng vào buồng máy nghen !

Bác Sao đưa chén rượu lên tợp một ngụm, rồi kể lại câu chuyện hồi bác công tác ở cục đường biển. Hồi ấy có người khuyên bác không nên uồng rượu, bác lý sự « Người già uống chút chút cho giãn xương giãn cốt, uống mà say bét nhè ra như thế mới có hại.»

Mỗi người vừa uống được một chén, thấy tàu của mình lúc lắc mạnh. Thanh buông chén rượu xuống sàn , đứng dậy.

Anh nói với giọng xúc động :

- Nước lên .. chú xuống mở máy, tôi lái.

Ông già tợp nốt chén rượu, rồi chạy xuống buồng máy.

Tiếng máy nổ, sạp tàu rung mạnh, chai rượu đổ kềnh, rượu chảy tràn ra mặt khoang.

Con tàu ngoan ngoãn quay mũi theo luồng vào bến.

Thấy tiếng máy nổ, đoàn biết là tàu của mình đã vào, anh em đổ xô ra, mừng rỡ. Giá không phải giữ bí mật thì đã có một trận reo hò nổ trời.

Thủy thủ trưởng Ngọc, chạy theo tàu một đoạn, đến chỗ luồng hẹp, anh nhảy lên tàu rồi chộp lấy tay lái.

Thanh nhường Ngọc lái rồi nhảy xuống đất. Anh em xúm lại công kênh Thanh lên, không phải chờ Quốc hội tuyên dương mà ngay lúc đó anh đã được quần chúng suy tôn là anh hùng.

Anh Th. chỉ huy bến, không hiểu xúc động hay ân hận vì sự thiếu chín chắn mà nước mắt chảy tràn gò má. Th. cố lách qua đám đông tới gần Thanh.

Th. nghẹn ngào nói :

- Các đồng chí đã dũng cảm giữ tàu .. tôi có khuyết điểm đã đánh giá không đúng tình hình ..



Đường biển vẫn hoàn toàn giữ được bất ngờ đối với địch. Mặc dầu số tàu của hải quân ngụy thời nay được Mỹ viện trợ, đã có trên 300 tàu, cộng với hàng nghìn tàu thuyền đánh cá ở ven biển được Mỹ, ngụy gài mật vụ, tình báo để theo dõi hoạt động của ta trên biển. Trải qua gần 4 năm (từ những chuyến đi của các tỉnh ven biển Nam Bộ ra Bắc tới cuối năm 1963), trên đường biển, ta đi như đi chợ nhưng chúng vẫn không phát hiện thấy một dấu vết gì.

Những trận đánh vào chi khu Đầm Dơi, Cái Nước ; trận chống càn đánh thắng chiến thuật « tân kỳ » « trực thăng vận » và « thiết xa vận » của Mỹ-ngụy bằng nhiều loại vũ khí bộ binh và có cả súng đại bác không giật cỡ 75. Trang bị vũ khí của lực lượng vũ trang Nam Bộ mạnh lên khác thường, điều đó không còn là bí mật đối với địch. Việt Cộng đã tuồn vũ khí bằng con đường nào vào ? Đó là một câu hỏi mà cơ quan nghiên cứu chiến lược của địch vò đầu bứt tai mò tìm. Tất nhiên, chúng có thể khẳng định chỉ có con đường biển, vì không có con đường bộ nào chuyển được hàng tấn vũ khí vào đây được. Vấn đề còn lại là « từ hướng nào tới », « tuyến đường ngoài khơi hay ven bờ ? ». Chúng cho rằng miền Bắc chưa có tàu viễn dương. Nếu tàu thuyền nhỏ họ không dám đi khơi xa dài ngày, như vậy khả năng của Việt cộng chỉ có thể đi từ hai hướng vào : một là vượt qua vĩ tuyến 17 rồi theo ven biển vào ; hai là từ phía vịnh Thái Lan vào (vì thời kỳ đánh Pháp ta đã mua vũ khí của Thái Lan đi theo tuyến này). Chúng đã tăng lực lượng chủ yếu ngăn chặn rình mò, tuần tiễu hai hướng đó.

Như chúng ta đã biết, những con tàu nhỏ của đoàn 125 đã đi theo đường biển quốc tế, rồi từ ngoài khơi xa phóng vào những điểm địch không ngờ ở khoảng giữa, còn chúng vẫn ráng sức tuần tiễu lục soát ở hai cực của miền Nam.



Sau hai năm (tính từ chuyến mở đường 11/10/1962-6/1964), ta đã đi 63 chuyến (trong đó có một chuyến bị mắc cạn phải phá hủy cả tàu và hàng hóa). Nhìn số vũ khí đã đưa tới Nam Bộ với khoảng thời gian ấy, không ai tưởng tượng ra được nó lại đạt được số lượng to lớn đến như vậy. Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư lệnh Hải Quân tới những thủy thủ của đoàn 125 đều vô cùng phấn khởi và đánh giá cao vài trò của đường biển. Mọi người thường gọi đường biển bằng cái tên trân trọng, tự hào và trìu mến « Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển ».

Khoảng cuối năm 1964, đường Trường Sơn mới vuơn tới vùng ba biên giới, chủ yếu chi viện cho Tây Nguyên và vùng giáp ranh Khu 5. Vùng đồng bằng ven biển Liên khu 5, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, nhiều làng xã được giải phóng và giành được quyền làm chủ, lực lượng vũ trang phát triển nhanh chóng, nhưng cũng gặp phải khó khăn lớn là thiếu thốn vũ khí. Các tỉnh Khu 6 liên tục đánh điện, xin Trung ương chi viện vũ khí đưa vào bằng đường biển. Có lần tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động đưa một chiếc thuyền ra miền Bắc xin vũ khí.

Nhìn vào khă năng gách vác của « Đường mòn trên biển », các đồng chí bộ phận B của Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ tư lệnh Hải quân đã nghiên cứu trao thêm nhiệm vụ chi viện vũ khí cho vùng ven biển Khu 5.

Phương án lựa chọn bến và chuyên chở làm xong, thượng tá Cục phó cục tác chiến Phan Hàm lên báo cáo Thường trực Quân ủy Trung ương.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân Ủy TW thay mặt Quân ủy thông qua phương án. Nghe xong, đồng chí thân mật nói với đồng chí Phan Hàm :

- Đồng chí có biết đây là con đường duy nhất có thể chi viện cho đồng bằng Sông Cửu Long không ? Phải giữ cho được bí mật, bất ngờ. Nắm thật chắc từng chuyến. Phải kiểm tra thật nhiều, thật kỹ. Đồng chí phải xuống trực tiếp kiểm tra. Xem từ bao thuốc lá, phong thư, tờ báo .. Ở đồng bằng sông Cửu Long mà người ta thấy tờ báo Nhân Dân đến đó chỉ 8 đến 10 ngày. Đồng chí làm tham mưu đồng chí nghĩ sao ? Phải quy định việc gửi thư từ. Coi chừng ngày tháng ghi trong thư. Tại sao ở ngoài này mà chỉ hơn một tuần sau những cán bộ vào Nam Bộ đã có « thư anh đã đến nơi » thế là hỏng rồi, lộ bí mật rồi ..

Sau này, mỗi chuyến đi hoặc chọn bến mới vào Khu 5, đồng chí Phan Hàm lên báo cáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường nhắc lại « con đường biển dành cho đồng bằng sông Cửu Long » ý muốn nói : Khu 5 còn có khả năng chi viện bằng đường bộ, việc sử dụng đường biển vào khu 5 cần hạn chế.

Việc mở bến ở Khu 5, Bộ Tổng Tham Mưu đã tiến hành từng bước chặt chẽ. Anh Phan Võ, đại úy hải quân, cũng có một b ộ phận có điện đài vào Bộ Tư Lệnh Khu 5 báo cáo lại kế hoạch chuyển hàng bằng đường biển. Khu 5 đã cử cán bộ tham mưu cùng với cán bộ của hải quân nghiên cứu thực địa mở bến.

Bến đầu tiên của Khu 5 được mở tại Lô Giao (Hoài Nhơn, Bình Định). Ở đó chỉ có con suối cạn, nếu tàu thuyền vào phải đậu ở bến ngang (Loại bến không có cầu, không có kênh rạch, đưa tàu vào dựa vào bãi cát bờ biển tự nhiên).

Sau bến Lộ Giao, các bến Vũng Rô, Núi Đá Bia, Ba Làng An và Sa Huỳnh (đều là bến ngang) đã lần lượt mở để đón những con tàu của đoàn 125 đưa vũ khí vào.

Mỗi bến đều lưu lại những dấu vết anh hùng của con « Đường mòn trên biển ».



3​



Mỗi chuyến đi mở bến, chưa kể những gì xảy ra trên dọc đường, riêng nhiệm vụ của nó cũng nặng nề hơn những chuyến bình thường. Vì vậy, mỗi đội tàu, thuyền đi chuyến đầu vào bến đều được chuẩn bị về tổ chức, tư tưởng thật chu đáo. Sau đây là một đoạn lịch sử của đội tàu 401 đã ghi trong một chuyến như vậy.

.. Đội tàu 401 thành lập ngày 20/6/1964 trong điều kiện công tác vận tải của đoàn 125 đang phát triển thuận lợi, nhưng chưa có một chuyến hàng nào đưa được vào Khu 5. Thành lập đội tàu này với mục đích xem xét bến bãi, luồng lạch và tình hình địch xung quanh Lộ Giao (Bình Định), chi viện cho đồng bào Khu 5, góp phần đưa phong trào cách mạng Khu 5 phát triển.

Thuyền trưởng là đồng chí Phạm Vạn, trước kia là thủy thủ ở tàu quốc doanh, chính trị viên Đặng Văn Thanh và thuyền phó Phạm Khanh (Quân giải phóng) ở miền Nam ra năm 1961. Trình độ hàng hải của hầu hết cán bộ còn rất yếu.

Công tác chuẩn bị xong xuôi, cấp trên mới điều động thêm thuyền phó Trần Phấn về phụ trách việc hàng hải. Trong cả đội tàu chỉ có một mình Trần Phấn là cán bộ của hải quân được đào tạo qua trường của quân chủng.

Tàu 401 đóng theo kiểu miền Nam, chiều dài từ mũi đến lái khoảng 15 mét, rộng 4 mét. Các đường khằng đã mục, nước vào bơm ra không kịp. Mọi thiết bị chỉ còn lại hai cái trụ la bàn. Phải tu sửa lại gần ba tháng mới xong.

18 giờ ngày 14/9/1964, đội tàu làm lễ xuất phát tại hội trường của đoàn ở cảng Bình Đông. Buổi lễ rất trang nghiêm. Đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân có đại tá Tư lệnh Nguyễn Bá Phát, thượng tá Chính ủy Hoàng Trà, thiếu tá Phó Tham Mưu trưởng Kim Sang và đaị diện Bộ Tổng Tham Mưu có thượng tá cục phó cục tác chiến Phan Hàm. Các thủ trưởng đoàn 125 có mặt đông đủ.

Đại tá Nguyễn Bá Phát thay mặt Bộ tư lệnh phát biểu nêu tầm quan trọng chuyến đi có tính chất lịch sử này là một chuyến mở đường vào Khu 5 thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng ta, tạo mọi điều kiện để chi viện cho chiến trường. Năm 1959 đã có chuyến đi không lọt, anh em thủy thủ của chuyến đó hiện còn đang bị địch giam giữ. Xác định chuyến đi của đội 401 có thể lọt và cũng có thể bị địch bắt. Đồng chí Phát nói « Có thể chuyến đi này các đồng chí không trở về và chúng tôi không bao giờ gặp lại các đồng chí nữa. Nhưng chúng tôi đặt nhiều hy vọng, điều ấy sẽ không xảy ra. Bộ tư lệnh tin tưởng công tác chi viện cho miền Nam của chúng ta nhất định thắng lợi, nhưng chuyến đi của các đồng chí có nhiều khó khăn, nguy hiểm, điều ấy Bộ tư lệnh không giấu các đồng chí. Nhiệm vụ chiến đấu vì lợi ích cách mạng, không tránh khỏi tổn thất, hy sinh ..».

Sau lời căn dặn của các thủ trưởng cấp trên, anh em đội 401 đã tuyên thệ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4 giờ 50 phút, ngày 15/9/1964, đội taù 401 xuất phát. Tàu ra khỏi cửa Nam Triệu gặp gió đông bắc thổi mạnh, sóng lên tới cấp 5, cấp 6. Ra khỏi Long Chua, sóng gió lên tới cấp 7, mỗi giờ tàu đi được không quá 4 hải lý. Hầu hết anh em bị say sóng. Đồng chí Nốt nằm mê mệt, sóng lắc rơi từ trên gi.ường xuống vẫn chịu, không nhổm dậy được. Tàu cứ như chui ở dưới sóng. Mỗi lần tàu lắc, nước lại ào vào khoang máy, bơm hút không kịp. Trừ đồng chí thuyền trưởng ngồi lái, còn ai lết đi được đều phải thay nhau tát nước. Thấy tình hình đi không nổi, chi bộ quyết định quay trở lại.

Ngày 10 tháng 10, đội tàu 401 xuất phát lần thứ 2. Lúc đầu sóng gió cấp 4, cấp 5, ra tới vịnh Bắc Bộ lại gặp bão, tàu phải tạm lánh vào một hòn đảo.

Ngày 25 tháng 10, nghe đài khí tượng thông báo «.. ngoài vịnh Bắc Bộ, gió hạ xuống cấp 5, cấp 6 », tàu 401 quyết định tiếp tục hải trình.

Thực tế vịnh Bắc Bộ do rớt của bão còn lại, sóng vẫn lên tới cấp 5, cấp 7. Tàu vẫn chui qua sóng mà đi. Anh em nói đùa với nhau « tàu gỗ của ta đi hơn tàu ngầm, địch làm sao có thể phát hiện được ! ». Trên quãng đướng sóng gió đi mất 5 giờ, máy bị hỏng 5 lần. Có lần tàu bị thả trôi nửa giờ, chỉ vì một cái mũ ốc muống phun dầu rơi xuống đáy khoang.

Tàu tới điểm chuyển hướng chậm mất 5 giờ. Sóng gió vẫn tăng lên. Có người nêu ra « có nên vào hòn Đông (Hoàng Sa) tạm tránh sóng gió không ? ». Toàn đội bàn bạc và quyết định đi tiếp.

Thuyền phó Trần Phấn đo phương vị khoảng cách, xác định điểm chuyển hướng xong, anh em hạ buồm vắt lưới ngang, đúng như loại thuyền đánh cá của dân. Một số anh em khác bơm phao chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Chốc chốc, lại gặp tàu của hạm đội 7 Mỹ, nhưng chúng không ngờ rằng tàu Việt cộng lại dám ngang nhiên đi trước mặt chúng.

Trưa ngày 30 tháng 10, đang trên đường vào bờ, một máy bay địch bám theo. Thuyền phó Trần Phấn cắm lá cờ ba que phất phất ra hiệu cho chúng là thuyền đánh cá. Sau 10 phút nghiêng ngó, máy bay địch bay vào bờ. Chúng tôi nhận định : vào gần bờ có thể gặp tàu tuần tiễu của chúng. Cũng khoảng giờ đó, đoàn đã đánh điện cho tàu 401 biết, địch đang càn ở Mỹ Thọ, cách bến khoảng chừng 20 km.

Đêm đến. Tàu 401 như một cái bóng, không một ánh sáng lóe ra ngoài. 21 giờ, phát hiện tàu địch cách 3 hải lý, ta vẫn giữ hướng. Khi còn cách 1 hải lý, thuyền phó Trần Phấn lái quặt ra 90 độ. Địch vừa đi qua, 401 lại quay về phía bờ. Vừa đi một đoạn lại gặp chiếc tàu thứ hai của địch ở mạn phải đang cắt qua mũi thuyền của mình. Tàu 401 chuyển hướng, khi tàu địch vượt qua, 401 mới chuyển hướng về hướng cũ.

Đến đúng nửa đêm ngày 11 tháng 11, chúng tôi mới bắt được bờ. Thuyền trưởng hạ lệnh tăng tốc độ. Máy lại bị trục trặc. Vòng độ xòe của chân vịt bị hở. Hai thợ máy không quay nổi. Thuyền phó Trần Phấn cùng hai thợ máy Hiều và Hoàng hì hục một hồi lâu mới điều chỉnh được.

Nhìn về phía đông nam, có hai hòn đảo kề nhau. Một hòn tròn như cái vung. Một hòn dài giống như hình vẽ trong bản đồ. Xác định vị trí tàu, Trần Phấn phát hiện tàu đã đi lệch vào phía nam mất 7 hải lý. Tàu đi trở lại hướng vào bến. Trời sắp sáng. Tàu ngược sóng đi rất chậm. Mãi đến 4 giờ sáng mới đến được bến.

Tàu thả neo. Anh em xuống hầm dỡ hàng đưa lên. Sóng lớn, người đứng không vững, không sao thả hàng được xuống biển. Đồn địch cách vài trăm mét. Tàu địch vẫn tuần tiễu phía ngoài. Chỉ còn một giờ nữa là trời sáng mà hàng vẫn còn đầy ắp trên tàu. Tình hình căng thẳng tột độ. Anh em quyết định cho tàu chạy sát vào bờ. Vừa đi được một đoạn đã bị mắc cạn, không lui được. Phấn nghĩ bụng « khó tránh khỏi việc phá hủy tàu » nên đã mở hết tốc độ cho tàu lao vào bờ.

Anh em thuyền, bến gặp nhau vui mừng khôn xiết. Gặp bến rồi không phải thả hàng xuống biển nữa. Nhưng còn lại một việc hóc búa là làm thế nào bốc được 30 tấn hàng giữa ban ngày ngay bên đồn địch ?

Anh em công tác ở bến có quyêt tâm rất cao : một mặt huy động người dốc toàn lực bốc hàng, một mặt cử người tung tin « có ghe cá bị cạn » để đánh lạc hướng địch.

Suốt ngày, từ mờ sáng đến tối mịt, anh em bến và thủy thủ đã bốc hết hàng lên bờ. Ngay đêm đó, anh em đã phá hủy tàu và dọn sạch dấu vết.

Theo lệnh của đoàn, thuyền trưởng và một báo vụ ở lại nghiên cứu bến, còn toàn đội do chính trị viên Đặng Văn Thanh và thuyền phó Trần Phấn chỉ huy sẽ đi bộ tới bến Vũng Rô (Phú Yên) , tàu của đoàn sẽ vào đón.

Cuộc hành quân bộ dài ngày đối với thủy thủ taù 401 còn căng hơn chịu sóng gió của biển cả. Cũng súng đạn, gạo muối và ba lô như chiến sĩ bộ binh, anh em vượt qua đường số 1 phía nam Bồng Sơn. Lần thứ nhất, gặp địch phục kích, người dẫn đường hy sinh, anh em phải quay lại. Lần thứ hai lại bị pháo chặn lại quay trở về. Lần thứ ba mới vượt được. Cuộc hành quân đầy gian khổ, suốt ba tháng ròng mới đến Vũng Rô ..



4​



Đường biển chiến lược giữ một vị trí đặc biệt trong công tác của Quân ủy Trung ương. Đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương luôn dành ưu tiên thời gian cho công tác vận tải chiến lược đường biển. Bất kể lúc nào, kể cả đêm đang ngủ, khi có việc gấp của đường biển, đồng chí sẵn sàng tiếp.

Buổi sáng hôm ấy, nhận được điện báo cáo của đội tàu 401, ngay giờ đầu thượng tá Phan Hàm đã tới gõ cửa phòng làm việc của đồng chí Bí thư Quân ủy.

Vừa nhìn thấy đồng chí Hàm, đồng chí đã hỏi kết quả việc mở bên Lộ Giao. Đồng chí Hàm báo cáo nội dung bức điện vừa nhận được của đội 401. Đồng chí lắng nghe với vẻ đăm chiêu. Nghe xong, đồng chí đứng lặng im giây lát rồi đi về phía khung tường có treo tấm bản đồ miền Nam.

Đồng chì cầm que chỉ bản đồ, đầu que xê dịch chậm chậm theo ven biển Nam Trung Bộ và dừng lại ở một điểm. Đồng chỉ hỏi :

- Bến Lộ Giao không sử dụng nữa. Nhưng các cậu phải chú ý theo dõi thật chặt chẽ, xem địch ở khu vực này có đánh hơi thấy gì không .

Đồng chí xê dịch đầu que xuống phía Nam, rồi nói tiếp :

- Tìm bến lui xuống Phú Yên. Đưa vũ khí vào khu vực này cần hơn. Việc tổ chức mở bến mới, các đồng chí phải hết sức lưu ý đến công tác bí mật. Phải liên hệ chặt chẽ với Bộ tư lệnh Quân khu 5, chuẩn bị bến đón anh em thật kỹ công tác bí mật. Đồng chí Phan Hàm phải trực tiếp kiểm tra việc tổ chức và ý thức bảo mật của chuyến đi này.



Ngay sau hôm nhận chỉ thị của đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí phó cục trưởng cục tác chiến xuống Hải Phòng gặp Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát. Đôi bạn cũ ấy, sau cái bắt tay là bàn ngay vào công việc. Hai đồng chí cùng bước tới trước tấm hải đồ vùng biền Đông Nam Á.

— Ông Phát này — Đồng chí Hàm nói—Việc đưa vũ khí vào cho Khu 5 như tôi với ông đã bàn, bây giờ có nhiều thuận lợi rồi dó. Ta phải đẩy nhanh tốc độ. Ý anh

Văn muốn dịch bến đón xuống phía nam. Ông xem vùng biền Phú Yên thế nào.

- Phú Yên à ?

- Ừ. Ở vùng này cơ sở cách mạng vững vàng,

- Tôi rất quen địa hình ở vùng này. Không có chỗ nào có ngòi lạch có thể cho tàu vào mà giữ được bí mật. Văn phải dùng bên ngang thôi.

- Hồi còn trỏng tôi cũng qua lại dây nhiều lần — Đồng chí Hàm cầm que chỉ bản đồ rê rê trên kỷ hiệu dãy núi đá – Dãy núi này nhiều hang hốc, nếu đưa được vào đây tha hồ mà cất giấu vũ khí.

Đột nhiên, đồng chí nói to, hào hứng :

- Anh xem, có thể chọn Vũng Rô được không? Chỗ này có núi Đá Bia nhô hẳn ra, rất dễ cho tàu ta nhận dạng từ xa.

Nhìn những con số báo độ sâu của biển trên hải đồ, đồng chí Phát nói :

- Được đấy ! Độ sâu trong vụng là mười mét, có thể cho tàu vào được.

Hai người trở lại ngồi trước bàn, bàn bạc phương án mở bến. Các vấn đề đặt ra được giải quyết khá nhanh. Dựng phương án xong, đồng chí Phan Hàm nói vui :

- Khi giải phóng miền Nam, trở lại Khu 5 tôi sẽ báo cáo lại với quê hương rằng : dù ở xa, đồng chí Phát đã tìm mọi cách để đóng góp với quê hương tiêu diệt bọn Mỹ-ngụy.



Đội tàu 41 (cũng là đội 41 nhưng lần này đi với tàu vỏ sắt) vào Bến Tre về được một tuần lễ, đã có lệnh điều động thay một số thủy thủ. Anh em thủy thủ mới chuyển về đều là người Khu 5. Nhìn những thành viên trong đội, anh em đã đoán già đoán non « kiểu này chắc sẽ vào Khu 5 ». Nghe các thủy thủ thì thầm với nhau, thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh mỉm cười lắc đầu « chịu các tham mưu con ».

Thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh vừa nhận lệnh sơ bộ, trở về. Trong mệnh lệnh nói rõ là mở bến mới vào Khu 5, không nói điểm cụ thể. Mệnh lệnh sơ bộ chỉ gợi ý « Chỗ này vùng giải phóng hẹp, không có địa hình kín đáo, nếu đi trệch một chút là lạc vào vùng địch. Đường đi tới bến, địch phong tỏa rất chặt , Bên ngoài, hải thuyền có rađa của địch theo dõi. Khi đến bến, mình phải tự lo xử trí mọi tình huống ..». Thạnh nhận thấy chuyến này có thể được trở về mảnh đất quê hương mình. Đã hơn 10 năm rồi, kể từ khi chuyển quân ra miền Bắc tập kết, anh mong mỏi từng ngày được trở về quê hương thân yêu « Được trở về quê » dù mới chỉ là cảm nghĩ, cũng làm cho Thạnh bồi hồi , xúc động. Trước anh em thủy thủ, Thạnh giấu kín tình cảm đó, coi chuyến đi này giống như những chuyến đi bình thường khác.

Thạnh mời các cán bộ tới hội ý. Sau khi phổ biến lại mệnh lệnh sơ bộ, anh nói :

- Tuy chúng ta chưa nhận được địa điểm bến và ngày đi cụ thể nhưng kinh nghiệm cho thấy : thời gian nhận lệnh chính thức tới lúc xuất phát thường rất ngắn. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải bắt tay vào việc chuẩn bị. Tôi và đồng chí phụ trách hàng hải sẽ ôn lại tính toán thiên văn, nghiên cứu thủy triều vùng biển Khu 5 và tập nhận dạng điạ hình qua cảnh đồ .. Bác Nhợ (thuyền phó), anh Chiến (chính trị viên) cho anh em tập ngụy trang, chuẩn bị cơ sở vật chất và động viên đơn vị sẵn sàng.

Ngay sau cuộc hội ý, từng người triển khai công việc được phân công. Không khí chuẩn bị cho chuyến đi trên tàu 41 sôi nổi, nhộn nhip. Bác Nhợ kiểm tra lưới ngụy trang, gạo, thực phẩm rồi lên đoàn bộ lĩnh thêm những thứ còn thiếu. Chính trị viên Chiến họp đơn vị triển khai công tác chính trị. Thuyền trưởng Thạnh, thuyền phó Hồng Lỳ cặm cụi đo đạc tính toán trên hải đồ ..

Ngày 13/11/1969, đội nhận lệnh chính thức : « Đội 41 có nhiệm vụ mở bến Vũng Rô (Phú Yên) ».. Mặc dầu có dự cảm nhưng Thạnh vẫn thấy đột ngột, bất ngờ. Các thủy thủ có quê Phú Yên cũng mang tình cảm như thuyền trưởng. Niềm vui mừng được trở lại mảnh đất quê cũ của họ như đợt sóng trào. Họ reo cười. Họ hồi tưởng những kỷ niệm xa xưa. Họ mường tượng buổii gặp gỡ lại những người thân quen .. Sau hai ngày, tờ báo tường của đội đã đầy ắp những bài viết bộc lộ cảm tưởng chuyến đi :

« Phú Yên! Phú Yên! Phú Yên !

Tiếng sóng biển thân quen.

Dưới chân người, đều đều nhịp vỗ.

Có tiếng đứa con xa, gửi vào trong đó.

Con sẽ về, đất mẹ Phú Yên ơi ! »

Đêm 16, tàu nhổ neo, rẽ sóng vượt qua cửa Nam Triệu ra khơi. Mọi tình cảm bồng bột của họ nén xuống dành chỗ cho lý trí làm việc. Ai nấy đều tỏ ra cần mẫn, thận trọng. Sắp tới bữa, bác Lộc già lại lụm cụm nấu nướng, rồi mang cơm nước cho từng thủy thủ bị say sóng. Thủy thủ nào biếng ăn, bác dỗ dành trách mắng như đối xử với con cái của mình. Anh thợ máy Phan Nhạn tỉnh ngủ như gà trống, thức thâu đêm làm hết phiên việc của mình, lại làm thay đồng chí yếu mệt.

.. Tới giờ chuyển hướng vào bờ, toàn đội họp nghe thuyền trưởng nhắc nhở nhiệm vụ và cách xử trí khi gặp tình huống bất trắc. Đang họp nghe người trực trên đài quan sát báo cáo « đã nhìn thấy rặng núi ..: », anh em đứng bật dậy, xôn xao cười nói và hướng về phía đó.

- Các đồng chí giữ trật tự nào !- Thuyền trưởng Thạnh nói to – Tôi nói thêm một điều nữa. Trường hơp bất đắc dĩ, chưa giao hết hàng trong đêm, ta phải ở lại, toàn đội phải nhanh chóng ngụy trang tàu và sẵn sàng chiến đấu. Bây giờ các đồng chí về vị trí sẵn sàng chiến đấu.

Cuộc họp xong, trời đã gần tối. Các cán bộ chỉ huy tàu lên đài quan sát. Thạnh nâng ống nhòm nhìn về phía bờ. Rặng núi mờ nhạt xen lẫn những áng mây xám lọt vào trong ống kính. Thạnh buông ống nhòm treo lên cổ rồi nói với thuyền phó Lỳ :

- Đi lệch khoảng 5 độ.

- Rất may là không có mây mù, nên nhìn thấy nó ngay.

Thạnh rất xúc động khi nhìn thấy dáng đất quen thuộc của quê mình. Nước mắt anh ứa ra, không sao ghìm được. Anh phải lấy khăn lau nước mắt mới tiếp tục quan sát được. Màu sắc của đất đá, núi non, cây cỏ qua ống kính vào cảm giác, dẫn anh liên tưởng tới những lối đi, những mái nhà và những người thân thương như hiện ra trước mắt.

- Uống cà phê nóng .. này.

Nghe tiếng nói đột ngột ở sau lưng, thuyền trưởng giật mình ngoảnh lại. Anh đỡ cốc cà phê còn nóng bỏng trong tay bác Nhợ.

- Bữa nay bố cho ăn gì thế ?

- Còn hai con gà, thịt nốt. Nấu miến, cơm. Thằng nào chịu thứ gì ăn thứ đó.

Anh em ăn cơm xong thì trên mặt biển đã thấp thoáng có ánh đèn. Tàu 41 tiến về phía trước mỗi lúc một gần những ánh đèn sáng của tàu thuyền đánh cá.

Anh em thủy thủ, từng đôi một ngồi ở vị trí sẵn sàng chiến đấu, bàn bạc với nhau về những hiện tượng trước mặt.

Các cán bộ thuyền đứng trên đài chỉ huy cũng đang bàn bạc, trao đổi :

- Nhiều vùng ánh sáng như có phố xá.

- Các anh có nhìn thấy đèn đỏ chớp không. Đó là sân bay Đông Tác. Phía sáng mờ hơn có thể là thị xã Tuy Hòa. Còn đèn phía ngoài là tàu thuyền đánh cá..

Thạnh đang nói với Chiến, bỗng Lỳ xen ngang :

- Các anh có nhìn thấy ánh đèn đang ở phía bờ đi ra không ?

Thạnh cũng để ý cái chấm sáng màu đỏ đang di chuyển ấy, thấy Lỳ hỏi, anh đáp ngay :

- Có ! Theo dõi xem. Tàu một đèn, không phải tàu buôn. Có thể là tàu tuần tiễu của địch.

Một lát sau lại có một ánh đèn nữa ở phía bờ đi ra và cạnh nó đang có ánh sáng đỏ chớp chớp. Đúng tàu tuần tiễu rồi, chúng đang phát tín hiệu cho nhau.

Các cán bộ thuyền hội ý chớp nhoáng bàn cách xử trí với tình huống vừa mới xuất hiện. Đáng lẽ tàu tiếp tục đi thẳng hướng, nhưng họ quyết định cho ngoặt vào phía trong, địch ở ngoài nhìn vào, tàu 41 có thể lẫn vào bóng núi và sương mù.

Anh em đã vượt qua tuyến tuần tiễu của địch. Thuyền trưởng Thạnh suy nghĩ, nếu tắt hết đèn, những thuyền đánh cá nhìn thấy, họ sẽ nghi ngờ, chi bằng cho thắp đèn thả sát mép nước là họ tưởng tàu mình như thuyền đánh cá khác. Anh hạ lệnh cho thợ máy thực hiện ý vừa nghĩ.

Vượt qua khu vực tàu thuyền đánh cá, anh em nhìn thấy ánh đèn pha quét trên phía đường số 1, có lúc chiếu ra mặt biển. Mọi người chột dạ « hay là địch đã phát hiện ta từ xa nhưng cứ để ta lọt vào ổ phục kích ». Thuyền trưởng bình tĩnh hạ lệnh « tiến một » cho tàu đi chậm vào trong vùng.

Tàu 41 dừng lại, phát tín hiệu gọi bến. Rồi lại phát tín hiệu. Gần nửa giờ trôi qua không thấy tín hiệu của bến đáp lại.

Thuyền trưởng nói với các cán bộ :

- Chúng ta vào đây là chính xác rồi. Có thể anh em bến vì lý do gì đó không có người gác. Từ nãy tới giờ vẫn êm, như vây là chúng ta vẫn giữ được bí mật. Bây giờ chúng ta cử người lên tìm bến, ý các cậu thế nào ?

- Đồng ý.

Chốc chốc lại có chiếc ôtô chạy trên đường 1, và đây đó những loạt đạn lửa bay vọt lên trời. Ánh đèn pha ô tô lóe sáng giây phút rồi bóng đêm lại trùm lên khu vực đồi núi.

Tàu 41 thả trôi, ẩn dưới bóng núi. Anh em đứng bên mạn, thấp thỏm nhìn vào bờ chờ đợi. Những thủy thủ được cử lên tìm bến cũng mất hút, không thấy trở lại. Nỗi lo lắng của mọi người tăng dần theo thời gian chờ đợi. Thỉnh thoảng thuyền trưởng lại nhìn đồng hồ. Những suy nghĩ vẩn vơ nảy nở. Nếu chờ lâu quá sẽ cho tàu quay ra, nhưng còn mấy người được cử đi tìm bến chưa về thì sao. Chẳng ai thần thánh mà có thể nghĩ ra hết mọi điều trước khi nó xảy ra. Lúc không liên lạc được vơi bến thì thấy việc cử người tìm bến là hợp lý, nhưng bây giờ đứng chờ nhau, biết chờ đến bao giờ. Ngộ gần sáng mới liên lạc được thì làm sao ?

Thuyền trưởng Thạnh nói với các cán bộ :

- Gần một giờ sáng rồi. Kiên trì nhất cũng chỉ chờ được đến ba giờ sáng. Nếu không liên lạc được với bến cũng phải quay ra thôi.

Thạnh vừa nói xong, liền ngay đó phía bờ có hai chớp sáng xanh nhỏ xíu, và có người bơi xuồng ra. Thạnh vừa đáp tín hiệu vừa cười nói :

- Chờ mỏi mắt. Mấy ông tướng bến này chưa có kinh nghiệm.

Mấy người ở dưới xuồng vừa bước lên tàu, anh em thuỷ thủ đã xúm lại thúc giục bốc hàng.

Bác Nhợ kéo tay đồng chí bí thư tỉnh ủy Phú Yên tới gặp thuyền trưởng :

- Anh Sáu Suyền, bí thư tỉnh ủy đồng thời là người lãnh đạo ở bến này.

Nghe bác Nhợ giới thiệu anh Sáu Suyền, Thạnh mừng quá quên cả công việc đang khẩn cấp, ôm lấy anh Sáu Suyền :

- Anh Sáu .. tôi là em anh Hưng đây.

- Ôi sướng quá ! Ai ngờ lại có chú mày trên con tàu này – Giọng anh Sáu Suyền run run như muốn khóc — Gần một tháng này chúng mình không có gạo, chỉ ăn củ mì và trái sung, chờ đợi các cậu mang vũ khí vào. Tưởng các cậu vào bằng ghe độ mươi tấn, ai ngờ to như thế này. Anh em gác đã nhìn thấy tàu từ lúc chiều nhưng lại cho rằng không phải tàu của mình. Bây giờ làm thế nào nhỉ ? Cánh mình chỉ có hai cái xuồng con thôi.

- Phải chuyển hàng hết sức khẩn trương anh ạ. Nếu tới bốn giờ sáng không hết hàng, chúng tôi vẫn phải cho tầu ra. Ở đây không được đâu.

- Yên trí, không sao. Nếu muộn ở lại, mình sẽ cho anh em dẫn chỗ giấu tàu.

Anh em thủy thủ đã mở nắp hầm hàng và chuyển những hòm vũ khí lên sát be tàu. Anh em công tác ở bến loay hoay nhấc cái hòm nặng nề lên rồi lại đặt xuống, chưa tìm ra cách nào chuyển xuống xuồng.

Chính trị viên Chiến động viên các thủy thủ :

- Anh em bến chưa quen việc. Tất cả chúng ta cố gằng chuyển hàng xuống ghe. Anh em bến có nhiệm vụ chuyển lên bến. Nào nhanh lên không sáng mất.

Chính chị viên vừa dứt lời thì các thủy thủ đã tạo ra một dây chuyển hàng xuống những chiếc thuyền của bến.

Anh em dốc hết sức chuyển hàng, hy vọng làm xong trong đêm, chẳng dè gần sáng rồi mà mới hết một nửa. Đành phải nghỉ lại đây để mai giao nốt.

Anh Sáu Suyền cùng một đội viên du kích dẫn đường tới chỗ giấu tàu. Con tàu men theo sườn núi đá trống trải, không có vật gì che khuất. Đến gần cây nhội mọc ở vách đá, có tán là bằng vài cái nong xòe ra mặt vịnh, anh du kích nói với thuyền trưởng :

- Chỗ kia kìa.

Thạnh nghĩ bụng « Mấy ông tưởng con tàu của mình giống cái ghe của mấy ổng » . Mặc dầu đã chuẩn bị tư tưởng ở nhà, sẽ phải chấp nhận điều kiện giấu tàu như vậy, nhưng bây giờ Thạnh thấy mình đang phải làm một việc mạo hiểm quá sức.

Con tàu thả neo, ép mình vào vách đá, tán lá cây chỉ đủ che nửa thân nó, theo chiều nhìn thẳng đứng. Nếu địch quan sát từ phía mạn trái thì nó lộ ra trần trụi.

Thạnh nói với các thủy thủ :

- Chúng ta cố gắng ngụy trang xong trước khi trời sáng. Phải xóa hình thù con tàu, làm sao mọi người nhìn vào đây cũng chỉ thấy một lùm cây mọc ở vách đá ra.

Mấy đêm mất ngủ và đêm qua chuyển hàng nặng nhọc, ai nấy đã mệt nhoài , bây giờ lại phải leo núi chặt cây ngụy trang, không chỉ là cành lá mà là những cây một người vác nặng, hoặc hai người mới kéo nổi từ trên núi xuống. Mệt mỏi muốn gục xuống ngay taị chỗ, nhưng thời gian để chống với cái tai họa « bị lộ » rất ngắn ngủi, nếu như không chạy đua với nó.

Ngụy trang xong rồi, anh em vẫn chưa hết lo. Nếu thuyền bè của nhân dân qua lại gần đây, nhìn thấy con tàu ngụy trang nằm sù sù đó, không khác gì « lạy ông tôi ở bụi này ».

Thuyền trưởng triển khai kế hoạch đối phó với tình huống bất trắc. Một bộ phận thủy thủ nhận lệnh đưa súng 12,7 lên núi, làm hầm hố sẵn sàng bắn máy bay địch, khi chúng phát hiện tàu của ta. Anh em bảo vệ bến dùng DKZ dán trận địa mai phục đối phó với tàu chiến của địch. Nếu trường hợp bị lộ con tàu, tất cả các đơn vị phải kiên quyết chiến đấu đền cùng không được để tàu lọt vào tay địch.

Ở lại dưới tàu có thuyền trưởng Thạnh, thuyền phó Lộc, thợ mấy Phan Nhạn, khi tình thế không giữ nổi tàu nữa, có nhiệm vụ phá hủy tàu (bằng 3 tấn thuốc nổ đã gài sẵn).

Anh Sáu Suyễn đi kiểm tra trận địa của đơn vị bảo vệ bến xong lại xuống tàu. Anh nói với Thạnh :

- Mình sẽ cùng với các cậu ở trên tàu, nếu có chuyện gì xảy ra cùng nhau xử trí.

Tất cả cán bộ ở lại tàu kéo nhau vào buồng lái uống trà.

Thạnh vừa đưa chén nước chè còn bốc hơi lên tới miệng, đã nghe tiếng máy bay rít trên đầu. Anh đặt vội chén nước xuống sàn, rồi chạy ra cửa nhìn theo chiếc máy bay AD.6 đang bay theo trục quốc lộ. Mọi người đều chạy theo Thạnh ra đứng bên cửa.

Tâm trạng của họ lo lắng giống nhau. Liệu có bị lộ không ? Nếu lộ phải làm gì ? Chiến đấu như thế nào để bảo vệ được tàu ? .. Hỏi rồi tự đáp. Đối với cán bộ thuyền những bài học « vấn, đáp » ấy đã thuộc lòng , nhưng lần « sát hạch » này mọi người vẫn không khỏi hồi hộp.

Thạnh nói với Phan Nhạn :

- Anh xem lại hộp kíp và các đầu dây cháy chậm. Tôi lên trên kia xem lại ngụy trang một lần nữa.

Thạnh leo lên đài chỉ huy, đứng ngắm nghía cánh lá ngụy trang quanh thân tàu.

Con tàu đã giống hệt một cụm cây xanh gắn liền với vách đá, nhưng Thạnh vẫn thấy áy náy, như có sự gì sơ suất mà mình chưa biết.

Mọi người lại trở về buồng hàng hải tiếp tục uống trà.

Anh Sáu Suyền thông cảm nỗi lo của thuyền trưởng. Anh nói :

- Nằm đây cạnh tuyến đường bay Đà Nẵng – Nha Trang và quốc lộ 1, máy bay và xe cộ qua lại luôn, hàng ngày có tới chục lần. Mặc nó chẳng ngại. Tàu của mình đã ngụy trang kỹ, lại bất ngờ đâu ở đây, nó không để ý. Xung quanh đây mình đã bố trí canh gác kỹ rồi.

Tiếng súng nổ từ phía núi cạnh đường 1 vọng tới, anh Sáu ngưng một lát rồi nói tiếp :

- Súng nổ đó ! Chỉ lát nữa lại có mấy xe tuần tiễu trên đường đi qua. Ở đây tiếng súng, tiếng xe, tiếng máy bay là chuyện bình thường , đừng bận tâm.

Anh Sáu kể tình hình cơ sở cách mạng ở xung quanh bến :

- Trước đây, vùng ven biển là cơ sở cách mạng vững vàng. Từ ngày chúng « tố cộng », chúng bắt bớ, giết chóc dã man, như vụ Ngân Sơn, Chí Thanh, giết một lúc 300 người hầu hết là cán bộ cơ sở. Trong thời gian chúng « tố cộng », khủng bố, có người không chịu nổi cực hình, tra khảo đã phản bội, làm cơ sở cách mạng bị bể vỡ. Những năm gần đây, ta xây dựng lại, nhiều cơ sở đã hồi phục. Lò một, lò hai nhà máy đường Hiệp Hòa đã trở thành cơ sở của ta .. Khoảng nửa tháng nay, chúng đưa quân bịt chặt đường số 1 , ở trên núi không xuống được. Trên đó có xuống được thì ven biển mới có gạo. Tỉnh ủy có bao nhiêu gạo dồn cho bộ phận bến, nhưng hơn một tuần lễ nay, mỗi ngày chỉ còn được bữa cháo với trái sung. Chúng mình ăn sung để chờ các cậu mang vũ khí vào. Có vũ khí sẽ tăng lực lượng giành dân, có dân mới có gạo.

Nghe anh Sáu Suyền nói, các cán bộ thuyền ứa nước mắt, vừa thương vừa mến phục những đồng chí của mình ở đây. Họ khổ cực và chịu đựng nguy hiểm không kể xiết, mà vẫn lạc quan, tin tưởng ở cách mạng. Anh em cán bộ thuyền tự liên hệ « ..mình có thuận lợi nhiều hơn các đồng chí đó. Lúc nào mình cũng có sẵn vũ khí, lương thực không phải thiếu thốn .. ».



Khi ánh nắng cuối cùng rời khỏi vùng núi Đá Bia, và bóng đêm đã đến đem điềm lành cho mọi người, anh em bến thuyền đều hân hoan cười nói. Mọi nỗi lo lắng căng thẳng đều tan biến.

Tối nay bến điều thêm người, thêm thuyền, nên việc bốc dỡ hàng xong rất sớm.

Chuyển hết hàng, bác Nhợ nói với thuyền trưởng :

- Tối hôm qua, lúc tôi nên bắt liên lạc gặp bữa ăn của anh em bến. Mỗi người được chia một mẩu củ mì bé xíu. Nhìn anh em tôi suýt khóc. Tôi đề nghị ta chỉ để đủ gạo ăn đường, còn bao nhiêu ủng hộ anh em bến.

Điều bác Nhợ nói cũng là điều cán bộ thuyền và thủy thủ đã nghĩ đến. Khi thuyền trưởng nói « đồng ý » lập tức anh em tranh nhau vào kho xúc gạo đổ xuống thuyền.

Mọi việc đã xong xuôi, thuyền trưởng và anh Sáu Suyền đứng tựa vào lan can tàu chuyện trò kể lại những ngày xa cách.

Mấy cô gái đơn vị bến đẩy nhau rồi lại cười khúc khích :

- Mi nói đi !

- Mi nói !

Anh Sáu biết các cô muốn hỏi điều gì đó nhưng còn e thẹn.

Anh hỏi :

- Bọn bay muốn nói gì với ảnh thì cứ tự nhiên. Có chi mà mắc cỡ.

- Chúng em muốn đi xem tàu.

- Tưởng chuyện chi .. chớ đi xem tàu thì xin mời các cô – Thạnh vừa nói vừa nắm tay anh Sáu – Mời anh Sáu đi xem nơi ăn ở của chúng tôi.

Mọi người đi theo thuyền trưởng vào buồng hàng hải, buồng thông tin, rồi vào buồng thuyền trưởng. Đến mỗi buồng, Thạnh bật đèn sáng. Các cô gái bị choáng ngợp bởi thứ ánh sáng mới lạ, không phải vì lần đầu tiên tiếp xúc với đèn điện mà vì các cô không ngờ miền Bắc đã sản xuất ra cái tàu hiện đại như vậy. Cô nào cô nấy mắt sáng ngời nhìn tiện nghi trong phòng. Từ cái quạt máy sơn trắng tinh, xinh xắn, cái bàn đánh vecni bóng loáng.. các cô đều khẽ đụng tay vào với niềm vui mới lạ.

- Tàu to quá hỉ ? Cái gì trong tàu cũng đẹp.

- Miền Bắc sung sướng quá !

- Ngoài biển tàu bè đi như mắc cửi, các anh làm thế nào mà đi lại vô đây được ?

- Tàu ngầm hỉ ?

Thạnh cảm thấy mình đang sống trong những phút giây hạnh phúc, bởi âm thanh ngọt ngào của các cô gái quê mình.

Một cô gái mạnh dạn hỏi :

- Anh có thứ gì của miền Bắc mang vô, cho chúng em làm kỷ niệm.

Thạnh nhìn anh Sáu có ý hỏi « Cho có sợ lộ bí mật không ? ». Anh Sáu hiểu ý và nói :

- Bọn nó giữ kín, không sao.

Thạnh lấy gói thuốc lá Điện Biên đã bỏ vỏ ngoài, chia cho mỗi cô mấy điều. Anh nói :

- Chẳng có thứ gì làm kỷ niệm cho mấy cô, chỉ có vài điếu thuốc lá quà của miền Bắc.

Các cô gái trân trọng đưa hai bàn tay , như nhận một phần thưởng rồi ngắm nhìn từng điếu thuốc. Có cô nhìn khá lâu vào hai chữ « Điện Biên » in ở đầu điếu thuốc, với cái nhìn chỉ có thể dành cho người yêu.

Đã đến giờ tàu phải rời bến. Tiếng chuông đã rung lên một hồi lâu dài báo cho các thủy thủ chuẩn bị, nhưng anh em bến vẫn không muốn rời tàu.

Hầu như mọi người chưa có đủ thì giờ để làm quen nhau, nhưng sao lưu luyến, nhớ thương, tưởng như phải dứt áo mới ra đi nổi.

Tiếng chào trong tiếng khóc nức nở của các cô gái :

- Các anh về bình an.

- Các anh lại vào nhé. Chúng em chờ.

- Chào các đồng chí. Cho chúng tôi gửi lời hỏi thăm sức khỏe của Bác Hồ, thăm nhân dân miền Bắc. Nói giúp rằng : dân Phú Yên luôn luôn hướng về Bác Hồ, về miền Bắc.

- ..



5​



Những người chỉ đạo công tác vận tải chiến lược đường biển ai cũng thấy được, nếu đưa tăng thêm một số chuyến vũ khí vào bến Phước Bửu (Bà Rịa) sẽ giảm bớt rất nhiều công sức, và cả xương máu nữa, so với việc chuyển tải nhỏ từ Cà Mau hoặc Bến Tre về miền Đông. Nhưng tại sao bẵng đi một thời gian khá dài, không có chuyến tàu nào về bến Phước Bửu ? Chúng ta còn nhớ chuyến mở bến Phước Bửu, chiếc tàu 41 đã bị mắc cạn ngay trước đồn địch, nhờ có tinh thần gan góc mưu trí của chính trị viên Đặng Văn Thanh, bác thợ máy già Huỳnh Văn Sao và một số thủy thủ đã bảo vệ được tàu khỏi bị phá hủy. Nhưng từ đó một số cán bộ thuyền của đoàn 125 cũng hiểu ngầm Phước Bửu là một bến « khó xài », luồng lạch hiểm hóc dễ bị cạn và dễ bị lộ. Vì vậy, cũng có đôi lần nhận lệnh đưa hàng vào Phước Bửu, khi tới gần, gặp một tình huống gì đó, anh em đã phóng thẳng vào Cà Mau cho « chắc ăn » hơn. Mỗi chuyến đi vượt sóng gió, vượt qua hàng rào ngăn chặn của địch, đưa được con tàu an toàn vào bất kỳ bến nào của miền Nam cũng là quý lắm rồi. Dù chuyến đi không vào được bến theo kế hoạch mà vào bến tự chọn trong quá trình đi, cũng chẳng bị ai kiểm điểm, phê bình. Vì vậy Quân Khu miền Tây, mấy năm nay thừa hưởng sự may mắn đó. Vũ khí lúc nào cũng dư dật, ngược lại Quân Khu miền Đông vẫn thiếu thốn và càng thiếu thốn hơn, khi các trung đoàn chủ lực của Bộ tư lệnh Miền được xây dựng và chuẩn bị đánh lớn. Tất nhiên số vũ khí vào các bến Nam Bộ, sau đó đều do Bộ tư lệnh Miền phân phối điều chỉnh lại, nhưng mỗi lần điều chỉnh phải tốn chi phí thời gian, sức lực, tiền của.

Một lần nữa, Bộ tư lệnh Miền điện ra Bộ Tổng Tham yêu cầu đưa tàu chở vũ khí thẳng vào bến Phước Bửu. Chuyến vũ khí ấy dành riêng cho chiến dịch Bình Giã sắp mở. Khi bức điện kia đến Bộ Tổng Tham Mưu, cũng là lúc một trung đoàn tay không súng ống tới Phước Bửu chờ đợi. Nếu tàu của đoàn 125 vào bến, trung đoàn này sẽ là người bốc dỡ và nhận số vũ khí ở tàu để trang bị ngay tại chỗ.

Đoàn 125 nhận lệnh của cấp trên , tổ chức đưa một chuyến hàng vào Phước Bửu (Bà Rịa). Chuyến đi có vẻ không bình thường.

Từ lúc nhận lệnh sơ bộ tới lúc nhổ neo, đội tàu 56 không ngày nào vắng cán bộ cấp trên. Đại diện Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Hải quân và thủ trưởng đoàn lần lượt đến giúp đỡ công tác tổ chức, chuẩn bị, kiểm tra cơ sở vật chất, công tác bí mật và quyết tâm của đơn vị. Thuyền trưởng Quốc Thân được điều đến làm cố vấn cho thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng. Một số thủy thủ đã đi mở bến Phước Bửu được lệnh thuyên chuyển về đội 56 .. Tính chất quan trọng của chuyến đi không chỉ nằm trong lời lẽ đả thông của cấp trên, mà ở ngay trong những công việc hàng ngày, từ lúc lệnh sơ bộ phát xuống. Có một yêu cầu giống như chuyến đi mở bến, nghĩa là phải đến đúng bến quy định, gặp khó khăn trên dọc đường phải có quyết tâm rất cao để khắc phục , không được rẽ ngang sang bến khác.

..10 giờ đêm ngày 22-12-1963, tàu 56 đã tới trước cửa bến Phước Bửu. Anh em mừng kết quả chuyến đi coi như đạt 8 phần 10 chỉ còn việc nhận được tín hiệu của bến nữa là yên tâm.

Cái đèn pin bịt kin, chỉ để hở một chấm sáng bằng đầu que tăm trên tay thuyền trưởng Thắng lập lòe như con đom đóm. Anh phát tín hiệu hai lần, ba lần không thấy phía bờ đáp lại. Tàu vẫn chạy chầm chậm theo tuyến song song với bờ. Thuyền trưởng tiếp tục phát tín hiệu.

Thuyền trưởng Thắng trao đổi với thuyền trưởng Lê Quốc Thân cách xử trí. Nếu cứ vòng đi vòng lại mãi có thể bị lộ, vì đồn đich gần đây có thể nhìn thấy, nên thả neo rồi cử người lên tìm bến.

Hai thủy thủ Thanh và Phú được trao nhiệm vụ lên bờ tìm gặp anh em đơn vị bến.

Thanh và Phú bước vào lùm cây ven bờ, thình lình có người xông ra gí súng vào lưng, bắt đứng im rồi cả hai anh em đều bị trói chặt vào gốc cây. Sự việc diễn ra quá nhanh, các anh không kịp đối phó.

Trong rừng tối om, không nhìn rõ mặt nhau. Các anh phân vân không hiểu kẻ bắt mình là ai, là địch hay anh em bến lầm lẫn. Sao họ bắt mình, không hỏi han gì mà lại câm lặng như vậy.

Chỉ nghe tiếng bước chân thận trọng của vài ba người đang đi đi lại lại, đôi lúc họ thì thầm chuyện trò gì đó. Các anh cảm thấy những nòng súng của những người kia luôn chĩa về phía mình.

Thanh và Phú trấn tĩnh, nhưng chẳng còn cách gì để báo cho anh em trên tàu biết. Đàn muỗi bu kín mặt mũi, chân tay và thả sức hút máu các anh.

Thời gian trôi chậm chạp đáng sợ. Trong đầu óc các anh nhức nhối, lo lắng cho số phận mình và số phận anh em trên tàu. Có thể địch chờ cho tàu của ta vào sát bờ neo đậu rồi chúng mới xông ra, hoặc chờ lúc tàu quay ra chúng mới nổ súng. Bao nhiêu phán đoán rối tung, rối mù lên nhưng các anh chẳng khẳng định được điều gì rõ ràng. Thà rằng kẻ bắt mình, đánh đập hoặc chửi mình vài câu, còn dễ chịu hơn là nó cứ lặng thinh như thế kai.

Hình như có nhiều người ở phía trong đang đi ra, vừa đi vừa chuyện trò, mỗi lúc một rõ.

- Các cậu thấy hiện tượng thế nào ?

- Tàu to lắm. Chúng tôi chắc là tàu địch.

- Đã hỏi người bị bắt chưa ?

- Chưa.

- Phải xem có tín hiệu gì không. Nếu là tàu địch, khi nó bị mất người mà nó để yên ư ?

- Có thấy đèn chớp chớp.

Nghe tới đó, Thanh và Phú đoán chắc chắn là anh em bến đã hiểu lầm. Các anh rất mừng, và gần như đồng thanh nói :

- Tàu của ta .. chúng tôi vào liên lạc với các đồng chí.

- Trời !... Khổ chưa, suýt nữa thì bắn lầm nhau.





Chờ đợi hàng giờ rồi không thấy tăm hơi gì, anh em trên taù phán đoán : người của mình cho đi liên lạc với bến đã bị bắt, nếu cứ đứng chờ ở đây bất lợi. Địch sẽ điều động lực lượng đến, việc xử trí thêm phức tạp.

Thuyền trưởng hạ lệnh nổ máy và nhổ neo.

Chiến sĩ hàng hải xoay vòng lái thấy chặt cứng. Thuyền phó Nguyễn Văn Ngọc giúp sức nhưng vòng lái không chuyển động. Ba thủy thủ nữa vào quay như quay tời, vòng lái mới nhúc nhích một chút. Tai họa cùng dồn đến một lúc, làm cho mọi người lo lắng thêm. Tại sao vòng lái nặng như vậy. Cáp lái vướng cái gì chăng ? Thuyền phó Ngọc xem lại cáp lái rồi lại trở về, thử tay lái. Ngọc thở dài :

- Chết cha rồi, trục lái bị cong mới cứng như thế này. Còn đi mấy ngày đường nữa, làm sao đây.

Cảnh ngộ thật éo le, người liên lạc với bến mất hút, tàu lái bị hỏng lái. Thuyền trưởng suy nghĩ căng thẳng, mạch máu ở thái dương giật giật như muốn vỡ tung ra, khí trời đêm mát dịu mà mồ hôi trong người anh tuôn ra ướt đẫm cả áo.

Chính trị viên Tuấn động viên anh em :

- Cố gắng đưa con tàu ra ngoài khơi xa rồi ta bàn tính thêm. Ở đây gần địch, kéo dài chừng nào bất lợi chừng ấy.

Mấy anh em vẫn cố sức đẩy vòng lái. Con tàu đã hướng ra khơi, bỗng có người nói :

- Khoan đã .. có tín hiệu trong bờ.

Tất cả mọi người nhìn xoáy vào bóng đêm bí ẩn. Ba chớp xanh nhỏ xíu lóe lên rồi vụt tắt, một lát sau lại lóe lên.

Bóng chiếc xuồng đen mờ từ bờ đang lao ra, mỗi lúc một gần. Không còn nghi ngờ gì nữa, đã bắt được liên lạc với bến. Anh em mừng quá, nước mắt chảy tràn trên má.

Tiếng cười nói khàn khàn còn đượm sự xúc động của Thanh vọng lên tàu :

- Thả thang xuống nào !

- Thả rồi đó. Có chuyện gì mà lâu thế. Suýt nữa thì ..

- Chúng mình bị bắt.

- Tàu lớn quá, anh em chúng tôi tưởng là tàu địch.

- Trời .. cũng còn may.

Lên tàu, anh em tíu tít kể cho nhau nghe những chuyện vừa xảy ra.

Thuyền trưởng Thắng nói :

- Bây giờ ta tập trung dùng sào đẩy tàu vào đã.

Con tàu ngoan ngoãn đi sâu vào trong lạch rồi dừng lại dưới một cây có tán lá xòe rộng.

Mặt trời buổi sớm đã đưa ánh sáng vào khu rừng. Anh em bộ binh đã chờ đợi mấy ngày, nghe tin tàu cập bến, họ ào ào như đàn ong vỡ tổ chạy đến. Họ nhanh nhẹn tự động đứng vào dây chuyền bốc dỡ, mỗi người vác một hòm từ hầm chứa hàng lên mặt khoang rồi chuyển đi, không đợi người chỉ huy phải đôn đốc.

Các cán bộ thuyền, cán bộ bến kể lại cho nhau nghe câu chuyện « lạnh người » đêm qua.

Trưởng bến chỉ vào đơn vị chuyển hàng :

- Những khó khăn các anh đã gặp, thì đây là sự đền bù.

Trưởng bến hạ thấp giọng thì thầm vẻ quan trọng :

- Các anh đã mang vũ khí vào rất đúng lúc, đáp ứng sự mong đợi của Bộ Tư lệnh Miền và của anh em . Các anh xem kìa, anh em vui mừng có khác chi trẻ được mẹ cho quà. Nhận vũ khí ở đây để bước vào chiến dịch.

Thuyền trưởng Thắng rất cảm động khi nhìn thấy những chiến sĩ mảnh khảnh vác cái nòng pháo DKZ nặng hơn cơ thể của mình hoặc khênh những hòm đạn mà lúc bình thường phải dùng cẩu mới chuyển xuống tàu được. Anh nói với niềm tin yêu đang trào lên :

- Các chiến sĩ của mình thật đáng yêu. Nếu như không có tinh thần cao cả, có tấm lòng nhiệt thành vì thắng lợi của Tổ quốc thì không thể có sức mạnh làm việc như thế.
 
×
Quay lại
Top Bottom