- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nếu không phải là một “cư dân mạng”, nhiều người sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của những câu nói “thời thượng” mà các facebooker sử dụng, cả trên Facebook lẫn trong hiện thực đời sống hằng ngày.
Có một sự lan truyền… không hề nhẹ
Cụm từ “thanh niên nghiêm túc”, có lẽ xuất phát từ ý tưởng của một số thành viên muốn xây dựng cộng đồng mạng lành mạnh, văn minh. Và những bình luận “nghiêm túc” đầu tiên ra đời (với mục đích gây cười): “Đề nghị các bạn nói chuyện nghiêm túc, đây là một vấn đề hệ trọng”; “Các bạn không nên cười đùa như vậy, phải xây dựng cộng đồng nghiêm túc, lành mạnh”… Từ đó, phong trào “thanh niên nghiêm túc” nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ, thể hiện qua vô vàn các “status” và “comment” trên Facebook, qua trao đổi trên các diễn đàn mạng.
Dạo một vòng quanh những nơi ấy, ta dễ dàng nhận thấy, mọi “thế thái nhân tình” đều được biểu đạt theo công thức “Cảm xúc + nhẹ″: “Có một sự vui nhẹ″; “Có một sự thất vọng nhẹ… Xuất hiện sau clip Có một sự thích nhẹ, trào lưu “nhẹ hóa” này được rất đông đảo bạn trẻ hưởng ứng. Nhiều người còn biến tấu, sáng tạo cách nói “nhẹ″ quen thuộc trở thành “có một sự… không hề nhẹ″, “có một sự… nặng”…
Còn rất nhiều những từ, cụm từ, “thành ngữ” mới xuất hiện với tần suất lớn và lan truyền nhanh chóng trên thế giới mạng, tới mức có thể coi như một “hiện tượng ngôn ngữ”: Toẹt (tuyệt) vời ông Mặt Trời; “người nông dân phải nàm thao (làm sao)?; hiu hiu (hihi)…
“Người trẻ rất thích sáng tạo”
Thạc sĩ Ngôn ngữ học Lê Thị Lâm (Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho rằng, mỗi kiểu ngôn ngữ có giá trị giao tiếp riêng. Việc biến thể trong tiếng Việt luôn được cho phép trong một cộng đồng, với giới hạn nhất định. Trừ những câu nói khó hiểu, việc các bạn trẻ sử dụng lối nói “phá cách” này là khá hay, thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ. Họ không hài lòng với từ ngữ, cú pháp cũ mà muốn tạo ra sản phẩm ngôn ngữ riêng, thể hiện rõ cá tính của người nói.
Cũng theo ThS Lâm, loại ngôn ngữ này hầu như chỉ phổ biến và lưu hành “nội bộ” trong giới trẻ nên sẽ không ảnh hưởng tới “sự trong sáng của tiếng Việt”. Bên cạnh đó, ngôn ngữ tiếng Việt luôn phát triển theo hướng đào thải. Thời gian này, cách sử dụng ngôn ngữ trên đang trở thành trào lưu nhưng một thời gian sau, chúng sẽ trở nên lỗi “mốt”, khi cách nói khác ra đời và có thể tự động bị đào thải.
Ở góc độ Tâm lý học, ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận, người trẻ rất thích sáng tạo nên thường có những “sản phẩm” mang màu sắc đặc trưng, có phần khác biệt nếu đem so sánh với văn hóa của “người lớn”: “Cách sử dụng ngôn ngữ như thế này làm tiếng Việt thêm thú vị, tạo thêm sinh khí mới cho văn nói. Trào lưu này lan truyền nhanh chóng không hoàn toàn vì bạn trẻ muốn thời thượng, theo kịp trào lưu, mà là vì sự thú vị thực sự của bản thân các trào lưu ấy. Chúng ta nên tôn trọng sở thích vô hại đó″.
Anh Hiếu phân tích: “Văn hóa mạng phần nhiều là của người trẻ. Các trào lưu trên mạng xã hội thể hiện đặc điểm tâm lý rất đặc trưng của lứa tuổi này: Thích cái lạ – cái “độc” – cái hài. Đó là đặc điểm tự nhiên, vấn đề chỉ nằm ở chỗ nên lạ, “độc” và hài như thế nào cho đúng. Chúng ta sẽ phản đối nếu các bạn làm biến dạng tiếng Việt (gây khó chịu, khó hiểu cho đại đa số), hoặc khởi xướng những trào lưu xấu (chửi tục). Còn nếu không ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người thì nên tôn trọng, bởi mỗi lứa tuổi sẽ có một văn hóa của riêng mình”.
Theo TS Xã hội học Đỗ Thị Vân Anh (Phó Chủ nhiệm khoa Công tác xã hội, trường ĐH Công đoàn), có thể sự nặng nề của công việc, của những giao tiếp ngoài cộng đồng khiến họ phải thốt ra những câu nói vui vẻ, hóm hỉnh để cuộc sống dễ chịu hơn, đỡ áp lực hơn, giải tỏa được stress. Sự sáng tạo trong ngôn ngữ mà chúng ta đang chứng kiến không đi ngược với những chuẩn mực xã hội cũng như những giá trị truyền thống.
Ở chiều ngược lại, cũng có không ít nhận xét cho rằng, lối nói theo kiểu “văn mạng”, nếu được “nhân bản”, sử dụng vô tội vạ theo hiệu ứng đám đông không những gây phản cảm cho người tiếp nhận mà còn thể hiện óc sáng tạo nghèo nàn của những “anh hùng bàn phím”, chỉ quen a dua, bắt chước và thể hiện…
Hoàng Thị Tuyết (năm thứ tư, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM): Giới trẻ thích khác biệt
“Giới trẻ thích khác biệt và việc tự tạo ra “biệt ngữ” cho riêng mình là thể hiện cái riêng, cái khác thường, cái “nổi loạn”… Điều đó là rất bình thường. Ngôn ngữ phải được số đông chấp nhận. Thỉnh thoảng, mình cũng sử dụng lối nói này trong một số văn cảnh, thấy cũng thú vị”.
Trịnh Hữu Tùng (năm thứ năm, trường ĐH Xây dựng Hà Nội): Nên sáng tạo lối nói của riêng mình
“Lối nói này rất hóm hỉnh, thú vị. Nhưng việc các bạn bắt chước, rồi lạm dụng sau khi nó đã trở thành “hiện tượng” trên mạng thì mình thấy không còn tính mới mẻ hay sáng tạo gì nữa. Thay vì bắt chước người khác, chúng ta nên có cách nói, lối nói riêng của chính mình”.
Lê Thị Lương (năm thứ tư, trường ĐH Thương mại): Giống như một liều thuốc
“Mình thấy chúng giống như một liều thuốc giảm nhẹ trạng thái khó chịu, ức chế của mọi người trong cuộc sống thường nhật, thậm chí, còn tạo nên sự nhẹ nhõm, hài hước. Thật tuyệt vời ông Mặt Trời!”.
Có một sự lan truyền… không hề nhẹ
Cụm từ “thanh niên nghiêm túc”, có lẽ xuất phát từ ý tưởng của một số thành viên muốn xây dựng cộng đồng mạng lành mạnh, văn minh. Và những bình luận “nghiêm túc” đầu tiên ra đời (với mục đích gây cười): “Đề nghị các bạn nói chuyện nghiêm túc, đây là một vấn đề hệ trọng”; “Các bạn không nên cười đùa như vậy, phải xây dựng cộng đồng nghiêm túc, lành mạnh”… Từ đó, phong trào “thanh niên nghiêm túc” nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ, thể hiện qua vô vàn các “status” và “comment” trên Facebook, qua trao đổi trên các diễn đàn mạng.
Dạo một vòng quanh những nơi ấy, ta dễ dàng nhận thấy, mọi “thế thái nhân tình” đều được biểu đạt theo công thức “Cảm xúc + nhẹ″: “Có một sự vui nhẹ″; “Có một sự thất vọng nhẹ… Xuất hiện sau clip Có một sự thích nhẹ, trào lưu “nhẹ hóa” này được rất đông đảo bạn trẻ hưởng ứng. Nhiều người còn biến tấu, sáng tạo cách nói “nhẹ″ quen thuộc trở thành “có một sự… không hề nhẹ″, “có một sự… nặng”…
Còn rất nhiều những từ, cụm từ, “thành ngữ” mới xuất hiện với tần suất lớn và lan truyền nhanh chóng trên thế giới mạng, tới mức có thể coi như một “hiện tượng ngôn ngữ”: Toẹt (tuyệt) vời ông Mặt Trời; “người nông dân phải nàm thao (làm sao)?; hiu hiu (hihi)…
“Người trẻ rất thích sáng tạo”
Thạc sĩ Ngôn ngữ học Lê Thị Lâm (Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho rằng, mỗi kiểu ngôn ngữ có giá trị giao tiếp riêng. Việc biến thể trong tiếng Việt luôn được cho phép trong một cộng đồng, với giới hạn nhất định. Trừ những câu nói khó hiểu, việc các bạn trẻ sử dụng lối nói “phá cách” này là khá hay, thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ. Họ không hài lòng với từ ngữ, cú pháp cũ mà muốn tạo ra sản phẩm ngôn ngữ riêng, thể hiện rõ cá tính của người nói.
Cũng theo ThS Lâm, loại ngôn ngữ này hầu như chỉ phổ biến và lưu hành “nội bộ” trong giới trẻ nên sẽ không ảnh hưởng tới “sự trong sáng của tiếng Việt”. Bên cạnh đó, ngôn ngữ tiếng Việt luôn phát triển theo hướng đào thải. Thời gian này, cách sử dụng ngôn ngữ trên đang trở thành trào lưu nhưng một thời gian sau, chúng sẽ trở nên lỗi “mốt”, khi cách nói khác ra đời và có thể tự động bị đào thải.
Ở góc độ Tâm lý học, ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận, người trẻ rất thích sáng tạo nên thường có những “sản phẩm” mang màu sắc đặc trưng, có phần khác biệt nếu đem so sánh với văn hóa của “người lớn”: “Cách sử dụng ngôn ngữ như thế này làm tiếng Việt thêm thú vị, tạo thêm sinh khí mới cho văn nói. Trào lưu này lan truyền nhanh chóng không hoàn toàn vì bạn trẻ muốn thời thượng, theo kịp trào lưu, mà là vì sự thú vị thực sự của bản thân các trào lưu ấy. Chúng ta nên tôn trọng sở thích vô hại đó″.
Anh Hiếu phân tích: “Văn hóa mạng phần nhiều là của người trẻ. Các trào lưu trên mạng xã hội thể hiện đặc điểm tâm lý rất đặc trưng của lứa tuổi này: Thích cái lạ – cái “độc” – cái hài. Đó là đặc điểm tự nhiên, vấn đề chỉ nằm ở chỗ nên lạ, “độc” và hài như thế nào cho đúng. Chúng ta sẽ phản đối nếu các bạn làm biến dạng tiếng Việt (gây khó chịu, khó hiểu cho đại đa số), hoặc khởi xướng những trào lưu xấu (chửi tục). Còn nếu không ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người thì nên tôn trọng, bởi mỗi lứa tuổi sẽ có một văn hóa của riêng mình”.
Theo TS Xã hội học Đỗ Thị Vân Anh (Phó Chủ nhiệm khoa Công tác xã hội, trường ĐH Công đoàn), có thể sự nặng nề của công việc, của những giao tiếp ngoài cộng đồng khiến họ phải thốt ra những câu nói vui vẻ, hóm hỉnh để cuộc sống dễ chịu hơn, đỡ áp lực hơn, giải tỏa được stress. Sự sáng tạo trong ngôn ngữ mà chúng ta đang chứng kiến không đi ngược với những chuẩn mực xã hội cũng như những giá trị truyền thống.
Ở chiều ngược lại, cũng có không ít nhận xét cho rằng, lối nói theo kiểu “văn mạng”, nếu được “nhân bản”, sử dụng vô tội vạ theo hiệu ứng đám đông không những gây phản cảm cho người tiếp nhận mà còn thể hiện óc sáng tạo nghèo nàn của những “anh hùng bàn phím”, chỉ quen a dua, bắt chước và thể hiện…
Hoàng Thị Tuyết (năm thứ tư, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM): Giới trẻ thích khác biệt
“Giới trẻ thích khác biệt và việc tự tạo ra “biệt ngữ” cho riêng mình là thể hiện cái riêng, cái khác thường, cái “nổi loạn”… Điều đó là rất bình thường. Ngôn ngữ phải được số đông chấp nhận. Thỉnh thoảng, mình cũng sử dụng lối nói này trong một số văn cảnh, thấy cũng thú vị”.
Trịnh Hữu Tùng (năm thứ năm, trường ĐH Xây dựng Hà Nội): Nên sáng tạo lối nói của riêng mình
“Lối nói này rất hóm hỉnh, thú vị. Nhưng việc các bạn bắt chước, rồi lạm dụng sau khi nó đã trở thành “hiện tượng” trên mạng thì mình thấy không còn tính mới mẻ hay sáng tạo gì nữa. Thay vì bắt chước người khác, chúng ta nên có cách nói, lối nói riêng của chính mình”.
Lê Thị Lương (năm thứ tư, trường ĐH Thương mại): Giống như một liều thuốc
“Mình thấy chúng giống như một liều thuốc giảm nhẹ trạng thái khó chịu, ức chế của mọi người trong cuộc sống thường nhật, thậm chí, còn tạo nên sự nhẹ nhõm, hài hước. Thật tuyệt vời ông Mặt Trời!”.
Theo SVVN