ĐẢO CHÍNH TẠI ZIMBABWE KHIẾN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN PHẢI NHÌN LẠI MÌNH

xuân triết k23

Thành viên
Tham gia
10/8/2017
Bài viết
24
Cộng hòa Zimbabwe là một quốc gia nằm ở phía nam Châu Phi, có diện tích 390.757km2, dân số gần 13 triệu người, một nước tương đối nghèo so với các nước trong khu vực.

Rạng sáng ngày 15/11/2017, xe tăng của quân đội bất ngờ ùn ùn tràn vào thủ đô Harare chiếm giữ các vị trí quan trọng của đất nước. Tổng thống Mugabe không có bất kỳ động thái nào đáp trả. Đây được coi là một cuộc đảo chính “lạ lùng” nhất trong lịch sử thế giới từ trước đến nay, đi ngược lại hoàn toàn học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề nhà nước. Vấn đề đặt ra lúc này là chủ nghĩa Mác – Lênin sai hay chính trường Zimbabwe còn nhiều điều bí ẩn?

Theo học thuyết Mác – Lênin, đảo chính là hành vi lật đổ những viên chức cấp cao trong hệ thống chính trị bởi những nhóm hay phe phái khác nhằm thay đổi vị trí lãnh đạo, còn thể chế chính trị vẫn giữ nguyên. Những cuộc đảo chính được diễn ra hòa bình hoặc đổ máu. Các cuộc đảo chính tại Haiti 1986, Thái Lan 2014, Thổ Nhĩ Kỳ 2016… thì học thuyết Mác – Lênin đúng. Còn cuộc đảo chính mới diễn ra tại Zimbabwe thì sao? Theo diễn biến đang xảy ra tại đất nước phía nam Châu Phi này thì quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước không đúng nữa.

Quân đội Zimbabwe tước hết quyền lực và quản thúc Tổng thống Robert Mugabe, chiếm quyền kiểm soát thủ đô nhưng các tướng lĩnh quân đội không tuyên bố lật đổ chính quyền, không có lệnh giới nghiêm, không tiếng súng, không bùng phát bạo lực, mọi hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 16/11, Tổng thống vẫn xuất hiện bình thường trước công chúng, vẫn tham dự lễ tốt nghiệp tại một trường đại học ở thủ đô và có bài phát biểu trước đông đảo các em sinh viên như chưa có chuyện gì xảy ra.

Mặc dù bị quân đội ép từ chức nhưng Tổng thống Mugabe không cảm thấy áp lực, ông đã có bài phát biểu hơn 20 phút trên đài truyền hình quốc gia mà chẳng đả động gì tới việc từ chức. Đến tối ngày 19/11, đảng cầm quyền tuyên bố bãi nhiệm chức danh Tổng thống, ông buộc phải từ bỏ quyền lực sau 37 năm gắn bó.

Qua cuộc chính biến tại Zimbabwe, chúng ta phải nghiên cứu lại chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề nhà nước, bổ sung thêm những yếu tố mới mang tính thời sự, loại bỏ bớt tính chung chung trong quan điểm của Mác, Ănghen và Lênin về nhà nước.
 
×
Quay lại
Top Bottom