Công ty Luật tư vấn thành lập công ty, đầu tư, nhãn hiệu, giấy phép doanh nghiệp

Trạng thái
Chủ đề đang đóng.
Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài, Nhờ các chính sách ưu đãi đầu tư và thu hút đâu tư, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tính đến tháng 6/2017 đã có 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54,5 tỷ USD (chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,19 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông. Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

Dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nuoc-ngoai-300x94.jpg

Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài

Luật Minh Anh là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm về tư vấn thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Trình tự thực hiện:

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ hợp lệ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố dự kiến thực hiện dự án đầu tư – Ban Quản lý các KCN (Nếu dự án nằm trong khu công nghiệp)

2. Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Kết quả:

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Luật Minh Anh tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký mẫu dấu.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Tư vấn Minh Anh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh, Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn khởi nghiệm và đại diện cho các doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Với những hiểu biết chính sách pháp luật tại Bắc Ninh, chúng tôi xin hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

Thanh-lap-doanh-nghiep-tai-bac-ninh.jpg

Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh của Công ty chúng tôi bao gồm:

A. Tư vấn trước thành lập doanh nghiệp:

– Tư vấn lựa chọn mô hình và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;

– Tư vấn về cơ cấu góp vốn trong doanh nghiệp;-

– Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành của doanh nghiệp;

– Tư vấn mối quan hệ giữa các chức danh quản lý trong công ty;

– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông sáng lập;

– Tư vấn về thời hạn góp vốn theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;

B. Tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Đại diện các doanh nghiệp diến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp:

– Đại diện cho quý khách hàng thực hiện việc nộp hồ sơ vào cơ quan nhà nước;

– Đại diện cho khách hàng thực hiện việc sửa đổi bổ sung hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh khi cần thiết;

– Đại diện thực hiện việc nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, con dấu pháp nhân, đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp;

D. Các ưu đãi sau dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh của chúng tôi:

– Tư vấn hoàn thiện hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp, Cung cấp các biểu mẫu hồ sơ nội bộ hoàn toàn miễn phí;

– Tư vấn cho doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục pháp lý, thủ tục kê khai thuế sau thành lập;

– Cung cấp Văn bản pháp Luật trong lĩnh vực hoạt động cho các doanh nghiệp khi có yêu cầu;

– Tư vấn khởi nghiệp, giới thiệu các mối quan hệ uy tín trong lĩnh vực kế toán thuế, kiểm toán, phần mềm, thiết kế website, văn phòng phẩm, nội thất văn phòng.




lienhe-mac5-1.jpg
 
Thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Công ty Minh Anh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh thành lân cận khác. Thông qua sự hiểu biết các chính sách, quy định của Nhà nước Việt Nam, bằng kinh nghiệm nhiều năm tư vấn chúng tôi xin nêu ra thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Thu-tuc-thanh-lap-con-ty-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-300x150.jpg

Thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1. Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo địa chỉ: Fdi.gov.vn hoặc Dautunuocngoai.gov.vn và lấy mã khai trực tuyến
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư;

Bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, bao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  1. Thời hạn giải quyết:15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người làm thủ tục phải mang các giấy tờ sau:

– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

– Giấy CMND hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ và nhận kết quả, thì người làm thủ tục phải xuất trình Giấy CMND hoặc hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và một trong các giấy tờ sau: (i) Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; (ii) Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT:

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin);

– Điều lệ Công ty;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty

– Danh sách thành viên công ty – đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Danh sách cổ đông công ty – đối với công ty cổ phần

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

  1. Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

  1. Các yêu cầu khác trong giải quyết TTHC
Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:

– Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Điều kiện và thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Trong thời kỳ nền kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa như hiện này, thì hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra ngày càng nhiều và sôi nổi hơn, Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, tư vấn Minh Anh xin được đưa ra các điều kiện và thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn để thực hiện việc đầu tư.

7-300x200.jpg


Điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh , nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư.

a) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế: Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp theo quy định của pháp luật;

b) Điều kiện về hình thức đầu tư. Việc thực hiện đầu tư ở Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dưới các hình thức:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;

– Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c) Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.

(Khoản 6 Điều 3 Luật đầu tư 2014 và Điều 10 Nghị định 118/2015/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư)

Thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam: để thực hiện đầu tư tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện một trong 3 thủ tục là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư hoặc thủ tục đăng ký đầu tư.

Đối với thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Người thành lâp doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo thủ tục quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện thành lập đối với Công ty CP, công ty TNHH và công ty hợp danh.

Trong thời gian 3-5 ngày làm việc, kể từ khi Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ, nhà đâu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ vào đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc, công bố nẫu dấu và các thủ tục cần thiết để hà đầu tư thực hiện việc đầu tư tại Việt Nam.

Đối với thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư:

Muốn thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, trước hết, các nhà đầu tư phải xem xét dự án đầu tư đó có thuộc trường hợp phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh không? Theo đó, chỉ các dự án đầu tư được quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư 2014, Nhà đầu tư mới thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền đối với dự án đầu tư đó.

Nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;

bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Ngoài ra, đối với dự án đầu tư thuộc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội thì hồ sơ cần có thêm:

– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Đối với thủ tục đăng ký đầu tư:

Các trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư (Khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư 2014) bao gồm:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế và đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Cơ quan có thẩm quyền (Điều 38 Luật Đầu tư 2014):

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký (Điều 37 Luật đầu tư 2014):

1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư 2014, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư 2014 cho cơ quan đăng ký đầu tư;

b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Kể từ ngày thi hành Luật Đầu tư 2014 đến nay, các dự án có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng lên. Đến nay, FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-la-gi.jpg

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Luật đầu tư 2014 không còn quy định về thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Thay vào đó, khoản 18 điều 3 quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Trong đó khoản 16 cũng quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.

Như vậy có thể hiểu Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài cũng được quy định tại khoản 14 điều 3 như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”

Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sau đây phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập:

“Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

– Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên”

Công ty Luật Minh Anh là một đơn vị có kinh nghiệm lâu năm về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty

Sau khi tư vấn thành lập mới công ty hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty nhằm tạo cơ hội phát triển mới, mở rộng thị trường và trên hết là nhằm thích ứng với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Thay-doi-tru-so-cong-ty.jpg

Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty

Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần làm những gì? Luật Minh Anh xin tư vấn thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty như sau:

Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp của bạn phải thực hiện các thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Hồ sơ gửi cơ quan thuế: Công văn gửi cơ quan thuế, biên bản, quyết định của Doanh nghiệp liên quan đến việc chuyển trụ sở.

Sau khi đã thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế, Công ty phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính (do người đại diện theo pháp luật ký);
  • Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty ;
  • Bản sao biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc có chữ ký của các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
Hồ sơ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Lệ phí thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Thay đổi cổ đông, thành viên công ty vốn nước ngoài

Trong quá trình hoạt động, số lượng cổ đông/thành viên của công ty vốn nước ngoài có thể thay đổi do chuyển nhượng cổ phần/vốn góp hoặc tăng vốn điều lệ công ty do thêm cổ đông/thành viên góp vốn.

Chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp và các hạn chế.

Về nguyên tắc, các cổ đông/thành viên trong công ty cổ phần được quyền chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của mình cho các cổ đông/thành viên khác hoặc tổ chức, cá nhân khác ngoài công ty. Những người nhận chuyển nhượng cổ phần/vốn góp đương nhiên trở thành cổ đông/thành viên mới của công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các cổ đông/thành viên, pháp luật quy định trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của cổ đông/thành viên như sau:

Đối với công ty cổ phần: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

Như vậy, trước khi chuyển nhượng, bạn phải tiến hành việc chào bán phần vốn góp mà bạn muốn chuyển nhượng cho các thành viên khác trong công ty. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bạn chào bán mà các thành viên trong công ty bạn không mua hoặc mua không hết phần vốn góp thì bạn mới có quyền chuyển nhượng cho người khác, người không phải thành viên công ty.

thay-doi-giay-chung-nhan-dau-tu-300x185.jpg
Thủ tục thay đổi cổ đông/thành viên công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam.


Trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi thành viên/cổ đông công ty doanh nghiệp làm thủ tục thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật quy định không phải gửi thông báo.

Đối với trường hợp thành viên/cổ đông là người nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần vào công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam trước khi thực hiện thủ tục thay đổi thành viên/cổ đông phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư năm 2014.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Thay đổi vốn điều lệ công ty nước ngoài

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Thay đổi vốn điều lệ công ty nước ngoài là việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ của công ty để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

thay-doi-von-dieu-le-cong-ty-nuoc-ngoai-moi-nhat-300x200.jpg

(Thay đổi vốn điều lệ công ty nước ngoài)

CÁC TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI.

Đối với công ty cổ phần.

Trường hợp tăng vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của Công ty có thể được điều chỉnh tăng theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và do Đại hội đồng cổ đông quyết định theo quy định của pháp luật.

Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định tăng vốn điều lệ nếu thấy cần thiết thông qua việc phát hành thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu hoặc chào bán ra bên ngoài bằng hình thức chào báo cổ phần riêng lẻ.

Trường hợp giảm vốn điều lệ.

Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định việc giảm vốn điều lệ công ty trong các trường hợp sau đây:

Sau thời hạn 90 ngày kể từ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà một trong các cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua;

Công ty hoàn trả vốn góp cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty hoạt động liên tục trong hơn 02 năm nếu sau khi hoàn trả vốn góp công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản;

Công ty mua lại cổ phần của của các cổ đông theo quy định của pháp luật.

Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn.

Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty.

Tăng vốn góp của thành viên;

Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật này. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty.

Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định của luật doanh nghiệp;

Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của luật doanh nghiệp.

HỒ SƠ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI.

Căn cứ vào luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty bao gồm các giấy tờ sau:

Biên bản, Quyết định của HĐCD/HĐTV hoặc Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ;

Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể: vốn điều lệ;

Danh sách thành viên/cổ đông công ty;

Một số giấy tờ pháp lý khác theo quy định./.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài

Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài – Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty vốn nước ngoài có thể chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi cùng quận, cùng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc khác quận, khác tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với công ty vốn nước ngoài khi thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong cùng một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương thì không cần thực hiện các thủ tục chốt thuế chuyển quận. Chỉ khi công ty vốn nước ngoài muốn thay đổi địa chỉ trụ sở khác tỉnh mới cần làm các thủ tục chốt thuế chuyển tỉnh.

images.jpg
Hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài (cùng tỉnh) sẽ gồm 02 phần:

Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư;

Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư;

Văn bản giải trình tính khả thi dự án;

Văn bản chứng minh địa chỉ trụ sở mới được sử dụng/sở hữu hợp pháp;

Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án;

Một số giấy tờ pháp lý khác./.

Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Quyết định của nhà đầu tư về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

Văn bản chứng minh địa chỉ trụ sở mới được sử dụng/sở hữu hợp pháp;

Một số giấy tờ pháp lý khác./.

Quy trình thay đổi địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài.

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn nêu trên;

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan quản lý đăng ký đầu Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp nếu trụ sở doanh nghiệp đặt tại Khu công nghiệp.

Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ.

Dịch vụ tư vấn thay đổi địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài của Công ty chúng tôi.

Tư vấn, các điều kiện và các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thay đổi trụ sở công ty.

Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thay đổi địa chỉ trụ sở công ty.

Tư vấn các thủ tục sau thay đổi trụ sở công ty.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh – Công ty Minh Anh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh đồng thời hỗ trợ quý khách thực hiện việc thay đổi giấy phép kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của quý khách và quy định của Pháp luật Việt Nam.

renttvma-300x148.jpg
Nội dung dịch vụ tư vấn thay đổi Giấy phép kinh doanh của Công ty Minh Anh bao gồm:

1. Tư vấn các nội dung thay đổi giấy phép kinh doanh.

Tư vấn thay đổi tên công ty;

Tư vấn thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

Tư vấn đăng ký thay đổi số điện thoại, Fax, Email, Website;

Tư vấn thay đổi ngành nghề kinh doanh, gồm: bổ sung, rút, chỉnh sửa ngành nghề;

Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chức danh của đại diện theo pháp luật;

Tư vấn tăng giảm vốn điều lệ của Công ty;

Tư vấn thay đổi thành viên, cổ đông của công ty, các thông tin cá nhân của thành viên, cổ đông công ty;

2. Hồ sơ, tài liệu cần cung cấp:

Danh mục nội dung cần thay đổi, bổ sung;

Bản gốc đăng ký kinh doanh;

CMND phô tô có chứng thực (nếu bổ sung thành viên hoặc thay đổi thông tin thành viên)

Chứng chỉ hành nghề phô tô có chứng thực (nếu bổ sung ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề, ví dụ: kinh doanh dược phẩm, thiết kế công trình xây dựng…)

Văn bản xác nhận vốn pháp định (nếu bổ sung ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định)

3. Công việc của Công ty Minh Anh

a. Hoàn thành hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của Doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật, tư vấn hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hướng dẫn doanh nghiệp ký và hoàn thiện hồ sơ trước khi nộp tới cơ quan chức năng.

b. Thực hiện công việc theo uỷ quyền:

Tiến hành nộp, rút, khiếu nại, nhận kết quả hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;

Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo tiến trình xử lý hồ sơ đã nộp;

Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;

Tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép sử dụng con dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan Công an có thẩm quyền (nếu có);

Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Dấu Công ty;

Tiến hành thủ tục điều chỉnh đăng ký Mã số Thuế cho Doanh nghiệp (nếu có);


lienhe-mac5-1.jpg
 
Xin giấy phép cung ứng nhân lực trong nước

Công ty cung ứng nhân lực trong nước là Công ty dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có giấy phép kinh doanh và có giấy phép cung ứng lao động trong nước (giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại nghị định số 52/2014/NĐ-CP.)

dieu-kie_OQVR-300x200.jpg

Xin giấy phép cung ứng nhân lực trong nước

Điều kiện xin giấy phép cung ứng nhân lực trong nước.

Theo quy định tại Điều 7, nghị định số 52/2014/NĐ-CP Các công ty cung ứng nhân lực trong nước phải đáp ứng các điều kiện sau:

Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.

Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).

Hồ sơ xin giấy phép cung ứng nhân lực trong nước bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu;

Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định;

Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định nêu trên;

Có giấy tờ về nhân sự chuyên trách như: Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, Sơ yếu lý lịch, bằng cấp…;

Một số giấy tờ pháp lý khác./.

Dịch vụ xin giấy phép cung ứng nhân lực trong nước của Công ty chúng tôi Bao gồm:

Tư vấn các điều kiện xin giấy phép cung ứng nhân lực;

Tư vấn phạm vi hoạt động của doanh nghiệp cung ứng nhân lực trong nước;

Tư vấn về hồ sơ cấp giấy phép;

Đại diện doanh nghiệp thực hiện toàn bộ thủ tục tại Sở lao động thương binh và xã hội cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;

Tư vấn cho doanh nghiệp các điều kiện cần thiết để thẩm định doanh nghiệp trước khi cấp phép;

Tư vấn các chế độ báo cáo sau khi doanh nghiệp có giấy phép./.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư

Khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam thì ngoài các vấn đề mang tính chất sống còn của dự án đầu tư như: Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, tìm hiểu thị trường, lao động, giao thông….Thì một vấn đề quan trọng nữa đó là những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư, hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Với kinh nghiệm tư vấn nhiều năm của mình, chúng tôi xin hướng dẫn các nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư như sau:

thu-tuc-dau-tu-cua-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-300x94.jpg

(Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư)

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các giấy tờ sau:

Đề xuất thực hiện dự án đầu tư;

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Quyết định của Nhà đầu tư là pháp nhân về việc đầu tư vào Việt Nam;

Bản sao hợp lệ Hộ chiếu/CMND/CCCD của các nhà đầu tư;

Giấy tờ liên quan đến địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

Một số giấy tờ pháp lý khác./.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn nêu trên;

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc tại Ban quản lý các khu công nghiệp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;

Bước 3: Nhận kết quả thủ tục hành chính;

Bước 4: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp tiếp tục chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Tại sao nhà đầu tư nên lựa chọn dịch vụ của Công ty chúng tôi?

Công ty Minh Anh được thành lập năm 2012 với định hướng ngay từ ban đầu là tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư vào Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm. Chúng tôi đã thực hiện được nhiều dự án đầu tư vốn nước ngoài tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình…

Với kinh nghiệm của mình chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây cho nhà đầu tư:

Tư vấn lựa chọn địa điểm thực hiện dự án;

Tư vấn điều kiện đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định của Việt Nam;

Tư vấn soạn thảo hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp;

Đại diện nhà đầu tư thực hiện toàn bộ các thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Tư vấn về chế độ báo cáo thuế, báo cáo định kỳ, báo cáo tiến độ thực hiện dự án sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm

Sự phát triển sôi nổi của nền kinh tế toàn cầu không chỉ tạo động lực cho kinh tế thương mại phát triển mà còn kéo theo sự giao thoa mạnh mẽ của nền văn hóa các quốc gia. Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, nhu cầu về thẩm mỹ, về làm đẹp của người dân Việt Nam ngày càng cao. Mỹ phẩm đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm mỹ phẩm xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường với mẫu mã và chất lượng đa dạng có khả năng cạnh tranh cao với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Để xây dựng thương hiệu và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm thì việc đăng ký nhãn hiệu sớm là vô cùng cần thiết. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách hàng Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm hiện nay.

Nhãn hiệu mỹ phẩm có thể hiểu là những dấu hiệu bằng chữ viết, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố đó dùng để phần biệt sản phẩm mỹ phẩm của cá nhân tổ chức này với sản phẩm mỹ phẩm của cá nhân tổ chức khác.

dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-thuong-hieu-doc-quyen-300x154.jpg

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm

Những lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm

Cũng tương tự như lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu nói chung, khi đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm, cá nhân, doanh nghiệp sẽ được hưởng những lợi ích sau:

– Đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm là cách xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, tạo niềm tin, gây dựng uy tín với khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.

– Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phầm là hành vi xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, nhãn hiệu của quý khách sẽ được bảo hộ trước mọi hành vi xâm pham của các cá nhân tổ chức khác (được pháp luật bảo vệ nếu có sự xâm phạm, làm giả, làm nhái từ các đối thủ cạnh tranh, tránh sự tranh chấp đáng tiếc sau này).

Địa điểm làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Để đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, doanh nghiệp có thể trực tiếp đến Cục sở hữu trí tuệ tại địa chỉ 386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội nộp hồ sơ, làm thủ tục đăng ký; hoặc chi nhánh văn phòng tại Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phầm

Tra cứu nhãn hiệu:

Bước tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc, nhưng rất cần thiết. Tra cứu nhãn hiệu nhằm ra soát nhãn hiệu của doanh nghiệp có trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký, và những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Qua đó, tra cứu nhãn hiệu giúp đánh giá khả năng được chấp thuận bảo hộ của nhãn hiệu.

Chuẩn bị đơn đăng ký

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp sẽ chuẩn bị các tài liệu theo quy định Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Theo chuẩn bị đơn ký nhãn hiệu gồm tối thiểu các tài liệu:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (02 tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH);
  • Mẫu nhãn hiệu để đăng ký nhãn hiệu (10 mẫu kích thước 80mmx80mm).Nếu nhãn hiệu có đăng ký bảo hộ về màu sắc thì cá nhân, doanh nghiệp cần cung cấp nhãn hiệu có trình bày đúng màu sắc; nếu không bảo hộ màu sắc thì nhãn hiệu được trình bày dưới dạng đen trắng.
  • Danh mục nhóm hàng hóa, dịch vụ theo bảng danh mục hàng hóa/dịch vụ Nice 10;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Doanh nghiệp tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm đầy đủ các giấy tờ đã chuẩn bị như trên. Ngoài các tài liệu tối thiểu trên trong hồ sơ đăng ký cần có các giấy tờ khác như: trường hợp cá nhân là chủ đơn đăng ký nhãn hiệu cần có thêm bản sao chứng minh thư nhân dân có chứng thực, chủ đơn đăng ký là doanh nghiệp cần có thêm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao chứng thực. trong trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký mà phải thông qua một đơn vị luật cần có giấy ủy quyền.

Theo dõi tình trạng đơn

Sau khi đơn tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký sẽ được xem xét tính hợp lệ về mặt hình thức, thẩm định nội dung sau đó mới có kết quả. Trước giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký có thể bị từ chối hoặc yêu cầu sửa đổi, chỉ những đơn đăng ký có quyết định hợp lệ, công bố đơn trên công báo mới được thẩm định nội dung và xem xét khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, doanh nghiệp phải theo dõi tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu trước khi có kết quả cuối cùng. Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

Kết quả và khiếu nại (nếu có)

Văn bằng bảo hộ được cấp sau 1-2 tháng thẩm định nội dung

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm khá đơn giản, tuy nhiên phải chờ đợi thời gian thẩm định khá dài. Cá nhân, doanh nghiệp không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc đăng ký nhãn hiệu có thể thông qua công ty luật thực hiện giúp các thủ tục đăng ký.

Công ty luật Minh Anh, với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp thắc mắc, tư vấn cho quý khách hàng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm và làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm một cách nhanh chóng chính xác cụ thể:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
  • Tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ – Chi phí độc lập;
  • Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

lienhe-mac5-1.jpg
 
Công ty Minh Anh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh thành lân cận khác. Thông qua sự hiểu biết các chính sách, quy định của Nhà nước Việt Nam, bằng kinh nghiệm nhiều năm tư vấn chúng tôi xin nêu ra những Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

1-300x219.jpg

Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  • Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật đầu tư 2014;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông;
  • Nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
  • Hiện tại, theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, không còn sự phân chia 49%-51% do đó, khi doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn thành lập thì phải thực hiện đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật đầu tư 2014, sau đó đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong công ty;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.
  • Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;
  • Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà nội dung đó đồng thời là nội dung đăng ký đầu tư thì phải điểu chỉnh nội dung đăng ký đầu tư được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

lienhe-mac5-1.jpg
 
Thủ tục thành lập doanh nghiệp fdi tại Việt Nam

Công ty Minh Anh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh thành lân cận khác. Thông qua sự hiểu biết các chính sách, quy định của Nhà nước Việt Nam, bằng kinh nghiệm nhiều năm tư vấn chúng tôi xin nêu ra thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam như sau:

Thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-FDI-tai-viet-nam.jpg

Thủ tục thành lập doanh nghiệp fdi tại Việt Nam

Bước 1. Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI

  1. Nhà đầu tư kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo địa chỉ: Fdi.gov.vn hoặc Dautunuocngoai.gov.vn và lấy mã khai trực tuyến
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư;

Bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, bao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

  1. Thời hạn giải quyết:15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người làm thủ tục phải mang các giấy tờ sau:

– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

– Giấy CMND hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ và nhận kết quả, thì người làm thủ tục phải xuất trình Giấy CMND hoặc hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và một trong các giấy tờ sau: (i) Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; (ii) Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố:

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ

– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin);

– Điều lệ Công ty;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên/chủ sở hữu/cổ đông công ty

– Danh sách thành viên công ty – đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Danh sách cổ đông công ty – đối với công ty cổ phần

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

  1. Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

  1. Các yêu cầu khác trong giải quyết TTHC
Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận phải mang các giấy tờ sau:

– Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo:

+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Kiến thức về doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Theo quy định tại khoản 6, Điều 3, Luật Đầu tư 2005 quy định: “Doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp của Việt Nam, do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành thì không đưa ra khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Mà đưa ra các hình thức, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư tại Việt Nam bao gồm:

Doanh-nghiep-co-von-nuoc-ngoai-1.jpg

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Điều 22 Luật Đầu tư 2014);

– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 24 Luật Đàu tư 2014);

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (Điều 27 Luật Đầu tư 2014);

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Điều 28 Luật Đầu tư 2014).

Để thực hiện đầu tư được theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế và hình thức góp vốn, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại nêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt nam thì chỉ được thực hiện đầu tư công ty là Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và Công ty hợp danh.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Công ty Minh Anh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh thành lân cận khác. Thông qua sự hiểu biết các chính sách, quy định của Nhà nước Việt Nam, bằng kinh nghiệm nhiều năm tư vấn chúng tôi xin nêu ra những Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-nuoc-ngoai-tai-viet-nam.jpg

Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Trước khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật Đầu tư 2014 và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong công ty, trừ các trường hợp sau đây:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

a) Hình thức đầu tư: Để thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam thì Nhà đầu tư phải chọn hình thức đầu tư là “Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế”

b) Pham vi hoạt động: Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và phạm vi hoạt động đầu tư đã được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác.

c) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư: Đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước góp vốn thành lập, thì nhà đầu tư trong nước (đối tác Việt Nam) cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

d) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2013, số doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 9093 doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án có hiệu lực. Có thể thấy Luật đầu tư 2014 có hiệu lực đã đẩy mạnh số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vậy thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

The-nao-la-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai.jpg

Thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Luật đầu tư 2014 không còn quy định về thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”. Từ, định nghĩa về “tổ chức kinh tế” tại khoản 17, và định nghĩa về “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” quy định tại khoản 18 điều 3 Luật Đầu Tư 2014, có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Điều 22, Luật Đầu tư 2014 quy định về việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như sau:

“1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng

3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Quý khách có thể tham khảo nội dung Thành lập công ty nước ngoài tại việt nam


lienhe-mac5-1.jpg
 
Thủ tục đầu tư vào việt nam

Thủ tục đầu tư vào việt nam: Công ty tư vấn Minh Anh được thành lập năm 2012 với sản phẩm cốt lõi là tư vấn đầu tư vào Việt Nam. Với đội ngũ luật sư am hiểu toàn diện và đầy đủ về pháp luật cũng như môi trường kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam, Tư vấn Minh Anh luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư tại Việt Nam.

Thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-100-von-nuoc-ngoai.jpg

Thủ tục đầu tư vào việt nam

Thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư mà phải xin quyết định chủ trương đầy tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh (theo điều điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014) thì các chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền này tại Việt Nam với thủ tục được quy định chi tiết trong Luật đầu tư năm 2014 của Việt Nam.

Nếu các dự án không thuộc các trường hợp tại điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương.

Như vậy, nếu các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, việc đầu tiên là phải xem dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh không. Nếu thuộc thì đầu tiên, phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục đăng ký đầu tư.

+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 05 năm làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư là Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cáo, khu kinh tế hoặc Sở kế hoạch và đầu tư phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

+ Còn với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 33 cho cơ quan đăng ký đầu tư và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc từ chối cấp bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

+ Nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

+ Nếu các dự án nằm ngoài các khu trên thì Sở kế hoạch và đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác. Loại hình doanh nghiệp có thể là một trong các loại hình sau:

– Công ty TNHH một thành viên, trong trường hợp nếu chỉ có một nhà đầu tư góp vốn và nhà đầu tư đó chính là chủ sở hữu của công ty.

– Công ty hợp danh/Công ty cổ phần/Công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu có từ hai nhà đầu tư góp vốn trở lên, riêng loại hình công ty cổ phần là phải có 3 nhà đầu tư góp vốn trở lên.

Trình tự đăng ký doanh nghiệp:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăn ký kinh doanh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc phải thông báo từ chối bằng văn bản nếu có căn cứ.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khắc dấu pháp nhân công ty và thông báo mẫu con dấu theo hướng dẫn của cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi đưa con dấu vào sử dụng.


Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

===================================
CÔNG TY LUẬT TNHH MINH ANH

VP Hà Nội: Phòng 605, Tòa nhà B10B, Khu đô thị Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (024) 6328.3468 - (024) 6326.1923
Email: info@luatminhanh.vn

VP HCM: 13C Nguyễn Văn Mai, P.8, Quận 3, Tp.HCM
Tel: 0962.036.698 - 093.883.4386
Email: info@luatminhanh.vn

8.jpg
 
Tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp – Lịch sử đã chứng kiến nhiều thay đổi về thiết kế và công nghệ của điện thoại di động. Từ những chiếc điện thoại analog với ăng-ten dài và kích thước khá cồng kềnh cho tới bàn phím QWERTY, nắp gập, nắp trượt, hai màn hình, màn hình cảm ứng hai điểm cho tới màn hình cảm ứng đa điểm, thị trường điện thoại tại thời điểm hiện tại gần như đã bão hòa về thiết kế.

Capture-295x300.png

Tầm quan trọng của kiểu dáng công nghiệp

Không chỉ với sản phẩm điện thoại di động, mà với tất cả các sản phẩm khác cũng luôn có những cuộc chạy đua công nghệ như vậy. Ngoài việc để thỏa mãn nhu cầu khó tính của người dùng, những Doanh nghiệp phải luôn không ngừng cải tiến kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm vì vai trò quan trọng của nó.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố trên.

Kiểu dáng của một sản phẩm thường là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn hoặc cuốn hút đối với khách hàng và sự hấp dẫn hữu hình là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác của khách hàng nhất là trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Điều này là đặc biệt đúng đối với các chủng loại mà có rất nhiều sản phẩm có cùng chức năng như bàn chải tóc, dao và đèn hoặc kể cả xe hơi và máy tính, điện thoại di động. Do tầm quan trọng về thương mại của kiểu dáng đối với sự thành công của sản phẩm, việc bảo hộ kiểu dáng khỏi hành vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của nhà tạo dáng hoặc nhà sản xuất bất kỳ.

Kiểu dáng công nghiệp đẹp chính là tài sản của doanh nghiệp, cái mà có thể làm tăng giá trị thương mại của công ty và sản phẩm của họ. Kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị đối với công ty. Với tư cách là một tài sản của công ty, kiểu dáng công nghiệp phải được quản lý, kiểm soát và bảo hộ đầy đủ.

Kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bảo đảm sự độc quyền đối với việc sử dụng chúng và là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị của công ty.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho công ty của bạn thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) kiểu dáng cho người khác hoặc thông qua bán quyền của kiểu dáng được đăng ký.

Luật Minh Anh tự hào là đơn vị tư vấn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp uy tín, nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra công ty còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu trong đó có dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu độc quyền là 1 thế mạnh.


lienhe-mac5-1.jpg
 
Trạng thái
Chủ đề đang đóng.
×
Quay lại
Top Bottom