Công ty chứng khoán rút môi giới là chết lâm sàng?

baovinh1986

Thành viên
Tham gia
5/10/2012
Bài viết
1
Khi rút môi giới, công ty không còn liên quan đến thị trường, nhưng chưa hẳn là đóng cửa mà tạm thời dừng lại các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán.

Rút nghiệp vụ hàng loạt

Ngày 3/10, Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Sao Việt (SVS) đã công bố nghị quyết về việc rút nghiệp vụ môi giới, tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên tại hai sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán (VDS). Thời gian họp đại hội cổ đông bất thường dự kiến vào tuần cuối cùng của tháng 11/2012 tại trụ sở công ty. Đây không phải là trường hợp rút nghiệp vụ môi giới đầu tiên, gần nhất có Công ty chứng khoán Âu Việt cũng xin rút nghiệp vụ này. Như vậy đến nay đã có khoảng 7 công ty từ bỏ nghiệp vụ môi giới.

Cuối tháng 7 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cùng một lúc ra quyết định rút nghiệp vụ môi giới của 3 công ty là Trường Sơn, Hà Nội và Đông Dương. Sau đó là chấm dứt tư cách thành viên với các sở giao dịch và VDS.
Tiếp theo sau đó, ngày 2/8, SME cũng đã bị buộc phải rút các nghiệp vụ tương tự. Trước khi xảy ra tình trạng này, SME đã liên tục bị cảnh cáo vì nợ tiền tại VDS và mất thanh khoản. Bên cạnh đó, công ty này cũng thua lỗ liên tiếp, không nộp báo cáo tài chính đúng quy định và quan trọng hơn là lãnh đạo của công ty này bị bắt tạm giam vì liên quan đến việc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Một vài công ty khác cũng đã bị kiểm soát đặc biệt và gần như sẽ bị rút nghiệp vụ môi giới như MeKong, Cao Su, Vina…
Gần đây nhất, 2 công ty bị VDS đình chỉ tạm thời hoạt động lưu ký, thanh toán bù trừ và kiểm soát đó là Tràng An (TAS) và Golden Bridge. Ngoài ra, TAS còn bị đình chỉ hoạt động giao dịch do vi phạm nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán, không trả tiền vay từ Quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định. Ngoài ra, theo UBCKNN thì hiện có khoảng 2-3 công ty đang nộp hồ sơn xin rút nghiệp vụ môi giới. Như vậy thời gian tới có khoảng 10 công ty bỏ đi nghiệp vụ này.Vì sao nên nỗi?Thực tế, nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ cốt lõi, cơ bản của một công ty chứng khoán. Nếu một công ty không còn nghiệp vụ này thì sẽ không có ý nghĩa. Bởi theo quy định, một công ty chứng khoán có 4 nghiệp vụ cơ bản và có quy định về quy mô vốn.Theo đó, công ty có quy mô vốn 10 tỷ đồng có thể có nghiệp vụ tư vấn đầu tư, quy mô 35 tỷ đồng có thể thực hiện môi giới. Quy mô vốn trên 100 tỷ đồng sẽ được phép tự doanh và trên 165 tỷ đồng sẽ được bảo lãnh phát hành. Trong đó môi giới là hoạt động chính có liên quan đến nhà đầu tư, đến thị trường và có thể mang lại nguồn thu cơ bản cho các công ty chứng khoán. Nói về lý do xin rút nghiệp vụ môi giới mới đây, lãnh đạo một công ty chứng khoán cho biết, hai ba năm qua và kể cả trong thời gian tới công ty nhận thấy không có triển vọng để thị trường hồi phục. Vì vậy công ty phải tìm cách giải thoát cho mình để giảm thiểu tối đa sự hao hụt nguồn vốn.
Theo tính toán của ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC, thì một công ty chứng khoán có vốn nhỏ cỡ 53 tỷ đồng như SJC thì mỗi tháng phải chịu gánh nặng chi phí khoảng 700-800 triệu đồng. Trong khi nguồn thu chính của công ty là môi giới thì thời gian này cũng chỉ khoảng 200 triệu đồng, còn các hoạt động từ tư vấn phát hành, tư vấn đầu tư, niêm yết trong giai đoạn hiện nay hầu hết rất ít nguồn thu.Theo ông Tuấn, việc xin rút nghiệp vụ môi giới thực chất công ty chứng khoán không còn liên quan đến thị trường, tuy nhiên chưa hẳn là nó đóng cửa mà tạm thời dừng lại các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán và nằm chờ cơ hội. Điều này cũng có thể nói công ty chứng khoán không muốn phải ôm thêm chi phí, vì chỉ riêng nghiệp vụ này đã ngốn một khoản tiền ít nhất từ 1-1,5 tỷ đồng/năm. Chưa kể nếu duy trì hoạt động thì phải trả thêm nhiều chi phí như trả công nhân viên và các khoản khác rất lớn.Lãnh đạo UBCKNN đã từng đề cập đến việc yêu cầu các công ty chứng khoán tự tái cấu trúc, đặc biệt là khuyến khích các công ty thực hiện việc mua bán, sáp nhập.Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn vừa qua, việc tìm kiếm đối tác để mua lại cổ phần hoặc để Hội đồng quản trị bỏ thêm tiền tăng vốn điều lệ là điều không dễ. Trong khi đó, tủ lạnh giá rẻ không ít công ty chứng khoán vốn nhỏ đang rơi vào tình trạng thua lỗ liên tục và gần như vốn đang bị ăn mòn dần. Và nếu lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ mà không có biện pháp khắc phục sẽ đối mặt với nguy cơ bị đình chỉ hoạt động.Còn theo Thông tư 226 của Bộ Tài chính thì nếu tỷ lệ vốn khả dụng của công ty chứng khoán báo cáo hàng tháng mà thấp hơn 150% hay 120% thì sẽ bị đưa vào dạng kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt.Ông Nguyễn Đoan Hùng - Phó chủ tịch UBCKNN cho biết, ngoài việc sau một thời gian gặp khó do thua lỗ, một số công ty chứng khoán đã tự nguyện rút nghiệp vụ môi giới thì UBCKNN cũng buộc phải rút nghiệp vụ này đối với một số công ty chứng khoán khi không đảm bảo an toàn tài chính. Chính vì vậy thời gian tới chắc chắn sẽ còn không ít công ty chứng khoán “tự sát” theo cách dần dần xin rút các nghiệp vụ môi giới.
 
×
Quay lại
Top Bottom