suongtran19
Thành viên
- Tham gia
- 25/7/2017
- Bài viết
- 0
Tổng Giám đốc Furama Đà Nẵng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng ông Huỳnh Tấn Vinh nhấn mạnh rằng, yêu cầu quảng bá, giới thiệu du lịch đã và đang thay đổi mạnh mẽ.
Ngày 22/2/2019, đã diễn ra chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp (du lịch, nguồn nhân lực,…) hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng với sinh viên các chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Duy Tân (gồm: Văn hóa du lịch; Truyền thông đa phương tiện và Ngữ văn - Báo chí). Lãnh đạo các doanh nghiệp đã thẳng thắn và cởi mở chia sẻ, trả lời nội dung mà sinh viên quan tâm. Trong đó có câu hỏi lớn: Vì sao số lượng sinh viên ra trường hằng năm rất nhiều nhưng cơ hội tìm được việc làm thấp. Hay nói cách khác: Nguồn nhân lực thừa vẫn luôn thừa, mà thiếu thì bao giờ cũng thiếu!
Nhấp chuột vào không gian 3D-4D và chọn sản phẩm dịch vụ
Mở đầu chương trình giao lưu, ông Huỳnh Tấn Vinh - Tổng Giám đốc Furama Đà Nẵng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhận định, nếu lơ mơ về IT, cơ hội có việc làm của ứng viên rất thấp trong bối cảnh du lịch 4.0.
Làm rõ điều này, ông Vinh cho biết: "Người làm truyền thông, bộ phận PR của doanh nghiệp du lịch phải tiếp cận và biết khai thác các ứng dụng IoT. Du khách giờ đây chọn sản phẩm bằng những cái nhấp chuột trên các thiết bị thông minh.
Nhiều và rất nhiều tập đoàn, công ty du lịch, dịch vụ du lịch đã thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng. Thay cho những thuyết minh dài dòng là một trailer 3D, thậm chí 4D. Khách hàng được trải nghiệm một thực tế ảo về căn phòng mà họ sẽ ở. Căn phòng ấy được bố trí như thế nào, các tiện nghi kèm theo hoạt động ra sao, có thông minh không ? Và họ quyết định nhấp chuột để chọn hay từ chối.
Muốn tham gia vào thị trường lao động của ngành du lịch, dịch vụ du lịch, ứng viên nhất thiết phải biết và ứng dụng tốt công nghệ thông tin. Giờ đây, để quản trị và quản lý, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm. Mọi thông tin đều được cập nhật, xử lý trên một hệ thống dữ liệu."
Ông Huỳnh Tấn Vinh (bên phải) trao đổi văn bản hợp tác vừa được ký kết với Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, TS Nguyễn Tấn Thắng
Sau công nghệ thông tin phải là gì?
Một dẫn chứng thú vị được nêu lên là trong lúc có hàng ngàn hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động tại Đà Nẵng, thì sinh viên chuyên ngành (có khả năng làm hướng dẫn viên) lại chưa có việc làm. Nghịch lý nữa là người biết tiếng Trung, tiếng Hàn lại e ngại với công việc hướng dẫn viên. Trong khi đó, nhiều hướng dẫn viên lại không biết tiếng Trung, tiếng Hàn.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng, với những điểm đến được tạo hóa ban tặng (biển, núi non, bán đảo); những tác phẩm, những công trình được các thế hệ tiền nhân tạo dựng trao truyền (Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa; Thành Điện Hải, nhà thờ, đình làng,…) và sự đầu tư (xây dựng, hình thành các quần thể khu du lịch, nghỉ dưỡng, chuỗi khách sạn 4 hoặc 5 sao,…) của các thương hiệu lớn. Và đặc biệt là những yếu tố về bản sắc văn hóa … Đà Nẵng đã và đang thu hút du khách thập phương tìm đến.
Để tương tác với du khách, người làm du lịch phải biết ở mức độ thông thạo ngoại ngữ. Câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm: Nên là ngoại ngữ gì ? bởi Đà Nẵng hiện đang thu hút một số lượng lớn du khách từ các quốc gia châu Á (Trung quốc, Hàn quốc là chủ yếu). Trong khi đó, khách đến từ châu Âu, châu Mỹ không nhiều. Một con số được lãnh đạo doanh nghiệp có mặt tại chương trình giao lưu nêu lên rất đáng suy nghĩ: Có đến 4.000 hướng dẫn viên ở các thị trường “tiếng hiếm (Trung quốc, Hàn quốc, …) đang hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng. Vậy phải chăng sinh viên nên học tiếng Trung, tiếng Hàn ?
“Vừa qua và hiện nay, nhiều bạn trẻ cũng như người đã hành nghề tập trung vào học tiếng Trung, tiếng Hàn để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt đối với 2 thị trường khách đến Đà Nẵng và miền Trung nhiều nhất trong những năm qua. Điều này có ý nghĩa trong giai đoạn trước mắt.
Song về lâu dài, nếu du khách Trung, Hàn không còn đến (Đà nẵng và miền Trung) nhiều như bây giờ thì thế nào ? Lời khuyên chân thành của tôi: tiếng Anh vẫn là căn bản nhất” - Giám đốc điều hành của Coco River Resort Hội An, ông Phạm Nguyên Vũ khuyên.
“Tôi vẫn cho rằng, khuyên rằng, các bạn nên thạo một ngoại ngữ, và nên là tiếng Anh. Thạo tiếng Anh vừa giúp bạn trong ứng dụng IT, vừa dễ sử dụng trong nhiều tình huống, bởi đó đã là ngôn ngữ mang tính quốc tế. Nếu bạn biết thêm một ngoại ngữ khác nữa thì càng tốt. Biết ngoại ngữ, thu nhập của bạn sẽ khác đi, sẽ khá hơn và cao hơn không chỉ khi bạn làm trong ngành dịch vụ du lịch, mà còn ở nhiều ngành khác. Còn không sẽ chỉ “bình bình” ở mức khiêm tốn nhất” – ông Huỳnh Tấn Vinh nói thêm.
Các bạn sinh viên nêu vấn đề quan tâm và đặt câu hỏi với lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo một doanh nghiệp phân tích thêm: Đà Nẵng hiện có 350 công ty lữ hành, dịch vụ du lịch, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu tiếp cận khách quốc tế để chào tour, bán tour hoặc lớn hơn nữa là hợp tác, trao đổi thị trường.
Do vậy, ngoại ngữ luôn là yêu cầu bắt buộc đối với những ai chọn ngành du lịch để làm việc.
Ông Lê Tấn Thanh Tùng – cựu sinh viên Đại học Duy Tân, hiện là Phó Tổng Giám đốc Vitours Đà Nẵng – tổng kết thành nguyên tắc 4N: Chữ N đầu tiên là “Ngoại hình”. Ngoại hình không chỉ là có gương mặt, vóc dáng đẹp, chuẩn. Ngoại hình ở đây là thái độ lịch sự, thân thiện. Chữ N thứ hai: Ngoại ngữ. Tiếng Anh hãy là ngôn ngữ thứ hai. Tiếp đó là Ngoại giao. Các bạn phải biết nghệ thuật giao tiếp và vận dụng sử dụng nhuần nhuyễn. Chữ N cuối cùng: Nghiệp vụ. Nói gì thì nói, các bạn phải có nghề, tức là giỏi nghiệp vụ, chuyên môn.
Ngoài ra, nếu các bạn có thêm một năng khiếu như khả năng dẫn dắt chương trình một hoạt động, một sự kiện; khả năng hoạt náo viên … các bạn sẽ nhanh chóng được tuyển dụng”.
“Thường xuyên lên mạng, vào mạng” tìm cơ hội và hãy dấn thân
Trong bối cảnh sự tương tác với không gian số, thế giới số diễn ra ngày một phổ dụng, không phân biệt lĩnh vực, giới tính, tuổi tác, và gần như mọi nhu cầu đều có thể tìm thấy trên internet (qua công cụ tìm kiếm, hay qua mạng xã hội, báo chí điện tử); lãnh đạo các doanh nghiệp đều có chung lời khuyên:
Các bạn sinh viên hãy năng động, chủ động hơn trong tìm kiếm. Thay vì các bạn ngồi chờ doanh nghiệp, hay nhà trường chia sẻ thông tin về cơ hội việc làm (toàn thời gian hay bán thời gian), các bạn hãy tự mình tìm kiếm thông tin đó. Giờ thì mọi doanh nghiệp đều tận dụng môi trường Mạng (mạng internet, mạng xã hội) để lan truyền thông tin của mình.
Nếu các bạn biết dành thời gian nhất định, vào internet, “động não thực sự” và tìm, lục lọi thông tin ở các trang thông tin điện tử (website) hay fanpage của các công ty, các bạn sẽ thấy thông tin tuyển dụng kèm theo số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Thậm chí các bạn có thể điền trực tiếp thông tin vào các mẫu có sẵn và gửi ngay.
“Các bạn sinh viên càng lúc càng phải chủ động hơn trong tìm kiếm cơ hội cho mình. Các bạn không thể thụ động ngồi chờ những cái gì có sẵn, chờ ai đó mang cơ hội đến cho mình. Và muốn thành công, các bạn phải biết dấn thân vào nghề nghiệp mình đã chọn. Nói dễ hiểu là yêu nghề.
Yêu nghề chính là tranh thủ cơ hội mà bạn có được với một nghề. Và đừng quá ngại ngần với chuyện “trái chuyên môn, ngành nghề đã học”. Nếu bạn có khả năng với một công việc, đã trải nghiệm và bạn cảm thấy hứng thú. Hãy chấp nhận đi và hãy dấn thân. Bạn sẽ thành công. Thời buổi bây giờ học ngành A, làm ngành B nhưng thành công và sống được với nghề C là chuyện bình thường…Cái quan trọng là các bạn có hết lòng với nghề với công việc” – Tổng Giám đốc CTCP “Nông trại Vui vẻ - Happy Farm”,ông Trần Anh Quốc Cường phân tích thêm.
Tổng Giám đốc CTCP “Nông trại Vui vẻ - Happy Farm”, ông Trần Anh Quốc Cường (bên phải), ký kết hợp tác với lãnh đạo Đại học Duy Tân
Không gì có thể thay thế sự dấn thân và tay nghề giỏi
Khẳng định yếu tố con người với sự dấn thân, làm hết trách nhiệm, thạo và giỏi nghề của người nhân viên trong vị trí công việc của mình, lãnh đạo một doanh nghiệp tham gia chương trình giao lưu đã chia sẻ thêm câu chuyện “trái với xu thế nhưng hoàn toàn có thật”.
Đó là sau một thời gian sử dụng ứng dụng chatbot (trợ lý ảo, tự động trả lời câu hỏi của du khách), công ty của ông đang cân nhắc nên sử dụng song song (nhân viên tổng đài tư vấn + trợ lý ảo, hay quay về hình thức tương tác truyền thống: Nhân viên tổng đài tư vấn).
“Chúng tôi đang thiên về xu hướng đào tạo và đầu tư đội ngũ nhân viên trực tổng đài tư vấn thành thạo, giỏi nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt. Với chatbot, thực tế, chúng tôi cũng đã dần dần tạo dựng một cơ sở dữ liệu hết sức phong phú. Tuy nhiên, có những câu hỏi, lời trò chuyện “rất con người”, trợ lý ảo không thể thay con người trả lời hay giao tiếp với khách hàng. Bởi nhu cầu khách hàng luôn là “9 người – 10 ý” …. Nhân tố con người mới vẫn luôn quan trọng nhất”.
Cũng nói về “yếu tố con người” quyết định sự thành bại của chính cá nhân liên quan đến cả tập thể (ở đây là doanh nghiệp) ông Lê Vinh Quang – Chủ tịch Hội Vận chuyển Du lịch thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Hoàng-Taxi Tiên Sa, cho rằng: Nếu kiến thức và kỹ năng là những cái có thể học, hay được huấn luyện thì thái độ phải do chính bản thân nhân viên tự rèn luyện, tự nhận thức và điều chỉnh để thích nghi trong một môi trường công việc cụ thể. Thái độ đó chính là tinh thần cầu thị, ham học hỏi để luôn tiến bộ; là sự tâm huyết dành cho mỗi giờ, mỗi ngày với công việc. Và cuối cùng, hành nghề nào cũng vậy, muốn thành công dứt khoát phải yêu nghề.
Ông Trần Anh Quốc Cường bổ sung thêm: Muốn chọn cho mình một nghề, bạn trẻ hãy mạnh dạn khởi động sớm quá trình tìm hiểu nghề, sớm chấp nhận dấn thân, thậm chí làm thử nghề ngay từ năm đầu vào giảng đường. Đừng đợi đến lúc đi thực tập, năm thứ tư, năm cuối mới tìm hiểu nghề và mới bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng ...
Nếu các bạn hình dung được, ý thức được những yêu cầu bắt buộc về chuyên môn, kỹ năng, thái độ làm việc, ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế giảng đường, càng sớm, càng hay. Bởi đến lúc tốt nghiệp, khi chính thức vào hành trình tìm một việc làm cho mình, các bạn rất dễ thích nghi với những yêu cầu tuyển dụng. Bản thân doanh nghiệp cũng rất thích và nhanh chóng chọn những ứng viên rất phù hợp cho mỗi vị trí việc làm (cần tuyển). Người làm nhân sự ở doanh nghiệp luôn nhạy cảm. Họ nhận ra ngay sự sẵn sàng và khả năng có được của mỗi ứng viên.
Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết hợp tác (có giá trị thực hiện trong 3 năm 2019 - 2022), với 8 doanh nghiệp: Furama Đà Nẵng, Tập đoàn Phú Hoàng-Taxi Tiên Sa, CTCP Việt Đà – Vietda Travel and Media, Phú Ninh Group (Quảng Nam); Coco River Resort Hội An; Công ty Nguồn lực Tourane; CTCP “Nông trại Vui vẻ - Happy Farm”; và CTCP Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng (Vitours tại Đà Nẵng).
Theo đó, Đại học Duy Tân cam kết nỗ lực, cố gắng cao trong đào tạo, trang bị các kiến thức nền tảng cần thiết cho sinh viên; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, các hoạt động tìm hiểu, giao lưu, học tập và thực tập của sinh viên tại môi trường doanh nghiệp. Nhà trường cùng tham gia và có đề xuất liên quan đến nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất trong tiếp nhận, hỗ trợ sinh viên các chuyên ngành Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Duy Tân) đến tìm hiểu thông tin, quy trình hoạt động thu nhận thêm kiến thức mới mẻ và thực tế; đồng thời, tạo điều kiện và sẵn sàng đón nhận sinh viên đến thực tập, tìm cơ hội việc làm.
Doanh nghiệp cũng sẽ tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với giảng viên và sinh viên của Nhà trường, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đóng góp ý kiến cho giáo trình đào tạo…
“Từ thành công của chương trình giao lưu hôm nay, chúng tôi sẽ nghĩ đến việc tạo thêm cơ hội để mọi sinh viên đều được tham dự. Các em cần được nghe những yêu cầu, những đòi hỏi từ chính lãnh đạo các doanh nghiệp để chủ động xác định động cơ học tập, rèn luyện kỹ năng, thái độ, khẳng định được năng lực trước nhà tuyển dụng” – Phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân, TS Nguyễn Tấn Thắng cho biết. Và nội dung giao lưu cũng là một trong nhiều điều khoản hợp tác giữa Nhà trường với 8 doanh nghiệp nêu trên.
Ngày 22/2/2019, đã diễn ra chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp (du lịch, nguồn nhân lực,…) hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng với sinh viên các chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Duy Tân (gồm: Văn hóa du lịch; Truyền thông đa phương tiện và Ngữ văn - Báo chí). Lãnh đạo các doanh nghiệp đã thẳng thắn và cởi mở chia sẻ, trả lời nội dung mà sinh viên quan tâm. Trong đó có câu hỏi lớn: Vì sao số lượng sinh viên ra trường hằng năm rất nhiều nhưng cơ hội tìm được việc làm thấp. Hay nói cách khác: Nguồn nhân lực thừa vẫn luôn thừa, mà thiếu thì bao giờ cũng thiếu!
Nhấp chuột vào không gian 3D-4D và chọn sản phẩm dịch vụ
Mở đầu chương trình giao lưu, ông Huỳnh Tấn Vinh - Tổng Giám đốc Furama Đà Nẵng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhận định, nếu lơ mơ về IT, cơ hội có việc làm của ứng viên rất thấp trong bối cảnh du lịch 4.0.
Làm rõ điều này, ông Vinh cho biết: "Người làm truyền thông, bộ phận PR của doanh nghiệp du lịch phải tiếp cận và biết khai thác các ứng dụng IoT. Du khách giờ đây chọn sản phẩm bằng những cái nhấp chuột trên các thiết bị thông minh.
Nhiều và rất nhiều tập đoàn, công ty du lịch, dịch vụ du lịch đã thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng. Thay cho những thuyết minh dài dòng là một trailer 3D, thậm chí 4D. Khách hàng được trải nghiệm một thực tế ảo về căn phòng mà họ sẽ ở. Căn phòng ấy được bố trí như thế nào, các tiện nghi kèm theo hoạt động ra sao, có thông minh không ? Và họ quyết định nhấp chuột để chọn hay từ chối.
Muốn tham gia vào thị trường lao động của ngành du lịch, dịch vụ du lịch, ứng viên nhất thiết phải biết và ứng dụng tốt công nghệ thông tin. Giờ đây, để quản trị và quản lý, hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm. Mọi thông tin đều được cập nhật, xử lý trên một hệ thống dữ liệu."
Ông Huỳnh Tấn Vinh (bên phải) trao đổi văn bản hợp tác vừa được ký kết với Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân, TS Nguyễn Tấn Thắng
Sau công nghệ thông tin phải là gì?
Một dẫn chứng thú vị được nêu lên là trong lúc có hàng ngàn hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động tại Đà Nẵng, thì sinh viên chuyên ngành (có khả năng làm hướng dẫn viên) lại chưa có việc làm. Nghịch lý nữa là người biết tiếng Trung, tiếng Hàn lại e ngại với công việc hướng dẫn viên. Trong khi đó, nhiều hướng dẫn viên lại không biết tiếng Trung, tiếng Hàn.
Trong xu thế hội nhập sâu rộng, với những điểm đến được tạo hóa ban tặng (biển, núi non, bán đảo); những tác phẩm, những công trình được các thế hệ tiền nhân tạo dựng trao truyền (Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa; Thành Điện Hải, nhà thờ, đình làng,…) và sự đầu tư (xây dựng, hình thành các quần thể khu du lịch, nghỉ dưỡng, chuỗi khách sạn 4 hoặc 5 sao,…) của các thương hiệu lớn. Và đặc biệt là những yếu tố về bản sắc văn hóa … Đà Nẵng đã và đang thu hút du khách thập phương tìm đến.
Để tương tác với du khách, người làm du lịch phải biết ở mức độ thông thạo ngoại ngữ. Câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm: Nên là ngoại ngữ gì ? bởi Đà Nẵng hiện đang thu hút một số lượng lớn du khách từ các quốc gia châu Á (Trung quốc, Hàn quốc là chủ yếu). Trong khi đó, khách đến từ châu Âu, châu Mỹ không nhiều. Một con số được lãnh đạo doanh nghiệp có mặt tại chương trình giao lưu nêu lên rất đáng suy nghĩ: Có đến 4.000 hướng dẫn viên ở các thị trường “tiếng hiếm (Trung quốc, Hàn quốc, …) đang hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng. Vậy phải chăng sinh viên nên học tiếng Trung, tiếng Hàn ?
“Vừa qua và hiện nay, nhiều bạn trẻ cũng như người đã hành nghề tập trung vào học tiếng Trung, tiếng Hàn để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt đối với 2 thị trường khách đến Đà Nẵng và miền Trung nhiều nhất trong những năm qua. Điều này có ý nghĩa trong giai đoạn trước mắt.
Song về lâu dài, nếu du khách Trung, Hàn không còn đến (Đà nẵng và miền Trung) nhiều như bây giờ thì thế nào ? Lời khuyên chân thành của tôi: tiếng Anh vẫn là căn bản nhất” - Giám đốc điều hành của Coco River Resort Hội An, ông Phạm Nguyên Vũ khuyên.
“Tôi vẫn cho rằng, khuyên rằng, các bạn nên thạo một ngoại ngữ, và nên là tiếng Anh. Thạo tiếng Anh vừa giúp bạn trong ứng dụng IT, vừa dễ sử dụng trong nhiều tình huống, bởi đó đã là ngôn ngữ mang tính quốc tế. Nếu bạn biết thêm một ngoại ngữ khác nữa thì càng tốt. Biết ngoại ngữ, thu nhập của bạn sẽ khác đi, sẽ khá hơn và cao hơn không chỉ khi bạn làm trong ngành dịch vụ du lịch, mà còn ở nhiều ngành khác. Còn không sẽ chỉ “bình bình” ở mức khiêm tốn nhất” – ông Huỳnh Tấn Vinh nói thêm.
Các bạn sinh viên nêu vấn đề quan tâm và đặt câu hỏi với lãnh đạo doanh nghiệp
Lãnh đạo một doanh nghiệp phân tích thêm: Đà Nẵng hiện có 350 công ty lữ hành, dịch vụ du lịch, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu tiếp cận khách quốc tế để chào tour, bán tour hoặc lớn hơn nữa là hợp tác, trao đổi thị trường.
Do vậy, ngoại ngữ luôn là yêu cầu bắt buộc đối với những ai chọn ngành du lịch để làm việc.
Ông Lê Tấn Thanh Tùng – cựu sinh viên Đại học Duy Tân, hiện là Phó Tổng Giám đốc Vitours Đà Nẵng – tổng kết thành nguyên tắc 4N: Chữ N đầu tiên là “Ngoại hình”. Ngoại hình không chỉ là có gương mặt, vóc dáng đẹp, chuẩn. Ngoại hình ở đây là thái độ lịch sự, thân thiện. Chữ N thứ hai: Ngoại ngữ. Tiếng Anh hãy là ngôn ngữ thứ hai. Tiếp đó là Ngoại giao. Các bạn phải biết nghệ thuật giao tiếp và vận dụng sử dụng nhuần nhuyễn. Chữ N cuối cùng: Nghiệp vụ. Nói gì thì nói, các bạn phải có nghề, tức là giỏi nghiệp vụ, chuyên môn.
Ngoài ra, nếu các bạn có thêm một năng khiếu như khả năng dẫn dắt chương trình một hoạt động, một sự kiện; khả năng hoạt náo viên … các bạn sẽ nhanh chóng được tuyển dụng”.
“Thường xuyên lên mạng, vào mạng” tìm cơ hội và hãy dấn thân
Trong bối cảnh sự tương tác với không gian số, thế giới số diễn ra ngày một phổ dụng, không phân biệt lĩnh vực, giới tính, tuổi tác, và gần như mọi nhu cầu đều có thể tìm thấy trên internet (qua công cụ tìm kiếm, hay qua mạng xã hội, báo chí điện tử); lãnh đạo các doanh nghiệp đều có chung lời khuyên:
Các bạn sinh viên hãy năng động, chủ động hơn trong tìm kiếm. Thay vì các bạn ngồi chờ doanh nghiệp, hay nhà trường chia sẻ thông tin về cơ hội việc làm (toàn thời gian hay bán thời gian), các bạn hãy tự mình tìm kiếm thông tin đó. Giờ thì mọi doanh nghiệp đều tận dụng môi trường Mạng (mạng internet, mạng xã hội) để lan truyền thông tin của mình.
Nếu các bạn biết dành thời gian nhất định, vào internet, “động não thực sự” và tìm, lục lọi thông tin ở các trang thông tin điện tử (website) hay fanpage của các công ty, các bạn sẽ thấy thông tin tuyển dụng kèm theo số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Thậm chí các bạn có thể điền trực tiếp thông tin vào các mẫu có sẵn và gửi ngay.
“Các bạn sinh viên càng lúc càng phải chủ động hơn trong tìm kiếm cơ hội cho mình. Các bạn không thể thụ động ngồi chờ những cái gì có sẵn, chờ ai đó mang cơ hội đến cho mình. Và muốn thành công, các bạn phải biết dấn thân vào nghề nghiệp mình đã chọn. Nói dễ hiểu là yêu nghề.
Yêu nghề chính là tranh thủ cơ hội mà bạn có được với một nghề. Và đừng quá ngại ngần với chuyện “trái chuyên môn, ngành nghề đã học”. Nếu bạn có khả năng với một công việc, đã trải nghiệm và bạn cảm thấy hứng thú. Hãy chấp nhận đi và hãy dấn thân. Bạn sẽ thành công. Thời buổi bây giờ học ngành A, làm ngành B nhưng thành công và sống được với nghề C là chuyện bình thường…Cái quan trọng là các bạn có hết lòng với nghề với công việc” – Tổng Giám đốc CTCP “Nông trại Vui vẻ - Happy Farm”,ông Trần Anh Quốc Cường phân tích thêm.
Tổng Giám đốc CTCP “Nông trại Vui vẻ - Happy Farm”, ông Trần Anh Quốc Cường (bên phải), ký kết hợp tác với lãnh đạo Đại học Duy Tân
Không gì có thể thay thế sự dấn thân và tay nghề giỏi
Khẳng định yếu tố con người với sự dấn thân, làm hết trách nhiệm, thạo và giỏi nghề của người nhân viên trong vị trí công việc của mình, lãnh đạo một doanh nghiệp tham gia chương trình giao lưu đã chia sẻ thêm câu chuyện “trái với xu thế nhưng hoàn toàn có thật”.
Đó là sau một thời gian sử dụng ứng dụng chatbot (trợ lý ảo, tự động trả lời câu hỏi của du khách), công ty của ông đang cân nhắc nên sử dụng song song (nhân viên tổng đài tư vấn + trợ lý ảo, hay quay về hình thức tương tác truyền thống: Nhân viên tổng đài tư vấn).
“Chúng tôi đang thiên về xu hướng đào tạo và đầu tư đội ngũ nhân viên trực tổng đài tư vấn thành thạo, giỏi nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt. Với chatbot, thực tế, chúng tôi cũng đã dần dần tạo dựng một cơ sở dữ liệu hết sức phong phú. Tuy nhiên, có những câu hỏi, lời trò chuyện “rất con người”, trợ lý ảo không thể thay con người trả lời hay giao tiếp với khách hàng. Bởi nhu cầu khách hàng luôn là “9 người – 10 ý” …. Nhân tố con người mới vẫn luôn quan trọng nhất”.
Cũng nói về “yếu tố con người” quyết định sự thành bại của chính cá nhân liên quan đến cả tập thể (ở đây là doanh nghiệp) ông Lê Vinh Quang – Chủ tịch Hội Vận chuyển Du lịch thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Hoàng-Taxi Tiên Sa, cho rằng: Nếu kiến thức và kỹ năng là những cái có thể học, hay được huấn luyện thì thái độ phải do chính bản thân nhân viên tự rèn luyện, tự nhận thức và điều chỉnh để thích nghi trong một môi trường công việc cụ thể. Thái độ đó chính là tinh thần cầu thị, ham học hỏi để luôn tiến bộ; là sự tâm huyết dành cho mỗi giờ, mỗi ngày với công việc. Và cuối cùng, hành nghề nào cũng vậy, muốn thành công dứt khoát phải yêu nghề.
Ông Trần Anh Quốc Cường bổ sung thêm: Muốn chọn cho mình một nghề, bạn trẻ hãy mạnh dạn khởi động sớm quá trình tìm hiểu nghề, sớm chấp nhận dấn thân, thậm chí làm thử nghề ngay từ năm đầu vào giảng đường. Đừng đợi đến lúc đi thực tập, năm thứ tư, năm cuối mới tìm hiểu nghề và mới bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng ...
Nếu các bạn hình dung được, ý thức được những yêu cầu bắt buộc về chuyên môn, kỹ năng, thái độ làm việc, ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế giảng đường, càng sớm, càng hay. Bởi đến lúc tốt nghiệp, khi chính thức vào hành trình tìm một việc làm cho mình, các bạn rất dễ thích nghi với những yêu cầu tuyển dụng. Bản thân doanh nghiệp cũng rất thích và nhanh chóng chọn những ứng viên rất phù hợp cho mỗi vị trí việc làm (cần tuyển). Người làm nhân sự ở doanh nghiệp luôn nhạy cảm. Họ nhận ra ngay sự sẵn sàng và khả năng có được của mỗi ứng viên.
Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết hợp tác (có giá trị thực hiện trong 3 năm 2019 - 2022), với 8 doanh nghiệp: Furama Đà Nẵng, Tập đoàn Phú Hoàng-Taxi Tiên Sa, CTCP Việt Đà – Vietda Travel and Media, Phú Ninh Group (Quảng Nam); Coco River Resort Hội An; Công ty Nguồn lực Tourane; CTCP “Nông trại Vui vẻ - Happy Farm”; và CTCP Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng (Vitours tại Đà Nẵng).
Theo đó, Đại học Duy Tân cam kết nỗ lực, cố gắng cao trong đào tạo, trang bị các kiến thức nền tảng cần thiết cho sinh viên; phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, các hoạt động tìm hiểu, giao lưu, học tập và thực tập của sinh viên tại môi trường doanh nghiệp. Nhà trường cùng tham gia và có đề xuất liên quan đến nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất trong tiếp nhận, hỗ trợ sinh viên các chuyên ngành Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Duy Tân) đến tìm hiểu thông tin, quy trình hoạt động thu nhận thêm kiến thức mới mẻ và thực tế; đồng thời, tạo điều kiện và sẵn sàng đón nhận sinh viên đến thực tập, tìm cơ hội việc làm.
Doanh nghiệp cũng sẽ tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với giảng viên và sinh viên của Nhà trường, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đóng góp ý kiến cho giáo trình đào tạo…
“Từ thành công của chương trình giao lưu hôm nay, chúng tôi sẽ nghĩ đến việc tạo thêm cơ hội để mọi sinh viên đều được tham dự. Các em cần được nghe những yêu cầu, những đòi hỏi từ chính lãnh đạo các doanh nghiệp để chủ động xác định động cơ học tập, rèn luyện kỹ năng, thái độ, khẳng định được năng lực trước nhà tuyển dụng” – Phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân, TS Nguyễn Tấn Thắng cho biết. Và nội dung giao lưu cũng là một trong nhiều điều khoản hợp tác giữa Nhà trường với 8 doanh nghiệp nêu trên.