- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 185
Sáng 13-8, tại Trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã diễn ra Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024 của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn TP.HCM (Hội đồng Hiệu trưởng TP).
Trường có tiền nhưng không dễ đầu tư
Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing đề nghị TP giúp đỡ để các trường đại học đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất và các hạ tầng khác. Bởi hiện nay nhiều trường dù có tiền nhưng việc đầu tư gặp nhiều khó khăn như các vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy, quy hoạch, liên quan đến đánh giá tác động môi trường. Tất cả đều không dễ dàng.
“Đơn cử trường tôi có cở sở ở Long Trường với diện tích 8 hecta. Trường đã đầu tư hết nhưng đường đi vào bị vướng, chỉ là một cái ngõ nhỏ với 3,5m2. Nhà trường sẵn sàng mở rộng con hẻm tuy nhiên cơ chế không cho phép” - ông Đạt nói.
Ngoài ra hiện nay, trường có tiền với nhu cầu xây dựng thêm các giảng đường, nhà thi đấu đa năng tuy nhiên phải đợi quy hoạch chung của TP 1/2000. Mặc dù trường đã chủ động triển khai quy hoạch 1/500 nhưng vẫn phải đợi quy hoạch của TP.
"Chính sự chậm trễ về thời gian, vướng trong cơ chế đã làm giảm tốc độ phát triển của các trường đại học trên địa bàn TP. Do đó, đề nghị UBND TP có chính sách tháo gỡ" - ông Đạt kiến nghị.
Tháo gỡ khó khăn cho các trường
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết vấn đề cần làm hiện nay là tập trung giải quyết các vướng mắc của các trường đại học. Trước mắt phải làm sao để Đại học Quốc gia TP.HCM nhanh chóng hình thành khu đô thị đại học như quy hoạch.
Tại hội nghị, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị Sở GD&ĐT cùng với Sở Nội vụ, Văn phòng UBND trao đổi lại với chủ tịch hội đồng khối ngành rà soát phân công một sở của TP sẽ tham gia như thường trực trong hội đồng khối ngành. Mục đích tạo điều kiện cho hội đồng khối ngành hoạt động, gắn kết với định hướng chiến lược, kế hoạch của TP. Từ đó giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, những vấn đề về cơ chế.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP, hiện nay đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai quy hoạch chung TP. "Do đó tôi đề nghị hội đồng chung, hội đồng các khối ngành nghiên cứu. Sở Quy hoạch kiến trúc sẽ gửi tài liệu cho các trường để xem xét. Mỗi trường đề xuất 1 đến 2 ý kiến. Điều này sẽ phát huy trí tuệ, nguồn lực của các trường đại học đóng góp cho sự phát triển TP" - ông Mãi nhấn mạnh.
Về đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết hiện đã có sản phẩm của 5 đề án nên cần chuyển ngay thành kế hoạch để thực hiện ngay trong tuần này.
Liên quan đến đại học khởi nghiệp, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu tiêu chí của bộ để hoàn thiện khung, đặc biệt là chính sách; khẩn trương đầu tư các trung tâm đại học khởi nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
Về đề án xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực ASEAN, hiện Sở GD&ĐT đã lấy ý kiến các sở ngành, các trường đại học trình UBND TP.HCM.
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
Trường có tiền nhưng không dễ đầu tư
Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing đề nghị TP giúp đỡ để các trường đại học đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến đầu tư cơ sở vật chất và các hạ tầng khác. Bởi hiện nay nhiều trường dù có tiền nhưng việc đầu tư gặp nhiều khó khăn như các vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy, quy hoạch, liên quan đến đánh giá tác động môi trường. Tất cả đều không dễ dàng.
“Đơn cử trường tôi có cở sở ở Long Trường với diện tích 8 hecta. Trường đã đầu tư hết nhưng đường đi vào bị vướng, chỉ là một cái ngõ nhỏ với 3,5m2. Nhà trường sẵn sàng mở rộng con hẻm tuy nhiên cơ chế không cho phép” - ông Đạt nói.
Ngoài ra hiện nay, trường có tiền với nhu cầu xây dựng thêm các giảng đường, nhà thi đấu đa năng tuy nhiên phải đợi quy hoạch chung của TP 1/2000. Mặc dù trường đã chủ động triển khai quy hoạch 1/500 nhưng vẫn phải đợi quy hoạch của TP.
"Chính sự chậm trễ về thời gian, vướng trong cơ chế đã làm giảm tốc độ phát triển của các trường đại học trên địa bàn TP. Do đó, đề nghị UBND TP có chính sách tháo gỡ" - ông Đạt kiến nghị.
Tháo gỡ khó khăn cho các trường
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết vấn đề cần làm hiện nay là tập trung giải quyết các vướng mắc của các trường đại học. Trước mắt phải làm sao để Đại học Quốc gia TP.HCM nhanh chóng hình thành khu đô thị đại học như quy hoạch.
Tại hội nghị, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị Sở GD&ĐT cùng với Sở Nội vụ, Văn phòng UBND trao đổi lại với chủ tịch hội đồng khối ngành rà soát phân công một sở của TP sẽ tham gia như thường trực trong hội đồng khối ngành. Mục đích tạo điều kiện cho hội đồng khối ngành hoạt động, gắn kết với định hướng chiến lược, kế hoạch của TP. Từ đó giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, những vấn đề về cơ chế.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP, hiện nay đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai quy hoạch chung TP. "Do đó tôi đề nghị hội đồng chung, hội đồng các khối ngành nghiên cứu. Sở Quy hoạch kiến trúc sẽ gửi tài liệu cho các trường để xem xét. Mỗi trường đề xuất 1 đến 2 ý kiến. Điều này sẽ phát huy trí tuệ, nguồn lực của các trường đại học đóng góp cho sự phát triển TP" - ông Mãi nhấn mạnh.
Về đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế, Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết hiện đã có sản phẩm của 5 đề án nên cần chuyển ngay thành kế hoạch để thực hiện ngay trong tuần này.
Liên quan đến đại học khởi nghiệp, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu tiêu chí của bộ để hoàn thiện khung, đặc biệt là chính sách; khẩn trương đầu tư các trung tâm đại học khởi nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
Về đề án xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực ASEAN, hiện Sở GD&ĐT đã lấy ý kiến các sở ngành, các trường đại học trình UBND TP.HCM.
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM