Cánh hoa bay trong gió....♪♪

Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận
Sao vậy bạn....Cố lên nhé

Cảm ơn bạn. :D:D

KenhSinhVien-28554264.gif


KenhSinhVien-5710051978-acc093556e-z.jpg





 
Đây là bài viết khá thú vị của bạn k.s.小坏 trên mục "Giới thiệu sách hay" của trang feifantxt. Bài viết đề cập đến phương diện khác của tiểu thuyết "Bến Xe":




Đây là câu chuyện xảy ra giữa một thầy giáo khiếm thị và cô học trò của anh. Bạn có thể coi nó thuộc thể loại sư đồ luyến. Nhưng tôi cho rằng tác phẩm này hàm chứa nhiều điều, chứ không phải là tiểu thuyết sư đồ luyến bình thường.

Tình yêu trong "Bến xe" không được miêu tả rõ ràng, hai nhân vật chính không hề nói một tiếng yêu, cũng không có tình tình tiết dắt tay hôn nhau...Tác giả không viết một cách lộ liễu tình cảm giữa Chương Ngọc và Liễu Địch, mà để độc giả tự cảm nhận và thể nghiệm. Văn phong của tác giả rất đẹp, tuy đôi chỗ hơi văn nghệ.

Cuốn tiểu thuyết này có SE, nhưng tôi cảm thấy kết thúc của nó rất đẹp, một vẻ đẹp không hoàn hảo. Điều đáng nói nhất, đây không phải tác phẩm tình cảm thông thường, mà thông qua tác phẩm, tác giả gián tiếp phê phán xã hội của chúng ta. Chương Ngọc, nam chính của tác phẩm là người tài hoa xuất chúng, anh có khả năng sáng tạo, có đầu óc nhạy bén. Chỉ vì là người mù, anh phải chịu đựng cái nhìn kỳ thị, khiêu khích và sỉ nhục của xã hội.

Có thể nói, cả cuốn tiểu thuyết được triển khai xoay quanh mối quan hệ giữa xã hội và danh dự con người.

Ban đầu, nữ chính Liễu Địch được ca tụng là "thiên tài". Cô ghét cách gọi này, bởi vì cô cảm thấy nó giả dối. Có thể thấy rõ, sự giả dối của con người qua những lời tán tụng Liễu Địch và hạ thấp Chương Ngọc.

Về vấn đề danh dự, Hải Thiên (tức Chương Ngọc) từng viết:

"Danh dự là gì? Nói trắng ra, danh dự chính là cách nhìn của người khác về bạn. Bạn có danh dự hay không, không phải vấn đề bản thân bạn có trong sạch hay không, mà là vấn đề người khác có thừa nhận bạn hay không? Vì vậy từ xưa đến nay, rất nhiều người dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch và bảo vệ danh dự của bản thân. Cách làm này tuy tiêu cực nhưng cũng hữu hiệu nhất. Bởi vì trong hiện thực cuộc sống, con người không dễ thông cảm cho người sống, mà dễ thông cảm cho người chết. Con người thường nhớ tới khuyết điểm của người sống. Một khi người đó chết đi, con người sẽ dễ nhớ đến ưu điểm của họ. Vì vậy, dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch, tuy phải bỏ cả mạng sống nhưng phần lớn có thể đạt được mục đích. Chỉ là, khi mỗi sinh mệnh sống tìm cách bảo vệ danh dự, càng nghiệm chứng một cách sâu sắc sự tàn khốc của xã hội."

Đây là hiện thực đáng buồn. Nhưng dù sao, hiện thực vẫn là hiện thực, chúng ta không thể thay đổi nó, chỉ có thể tuân thủ hoặc bị đánh bại. Thông minh kiêu ngạo như Chương Ngọc, anh lựa chọn con đường chiến đấu chống lại bóng tối, chống lại số phận và xã hội, cuối cùng anh đã thất bại. Nhưng dũng khí và sự kiên cường của anh khiến chúng ta khâm phục. Chỉ đáng tiếc, xã hội phần lớn là người bình thường, vì vậy sự bất thường của anh, bất kể là th.ân thể (khiếm thị) hay trí tuệ dẫn đến hành vi tự hủy diệt cuối cùng của anh.

"Bến Xe" (trạm xe buýt)- Chính tên truyện cũng đã dự báo một kết thúc không hoàn hảo. Dù sao bến xe cũng chỉ là một điểm dừng ngắn ngủi chứ không phải trạm cuối cùng. Tình yêu của Chương Ngọc và Liễu Địch diễn ra ngắn ngủi giống bến xe, không phải là bến đỗ cuối trong cuộc đời, ít nhất đối với Liễu Địch, bởi vì cuộc đời cô vẫn còn rất dài.

"Bóng tối" là một khái niệm thú vị. Bề ngoài, "bóng tối" là chỉ Chương Ngọc bị mất đi đôi mắt, mất đi ánh sáng. Nhưng tôi cho rằng, nghĩa sâu hơn của từ "bóng tối" chính là sự tối tăm và bẩn thỉu của xã hội. Lúc Chương Ngọc nói ra câu: "Liễu Địch, em đang giúp tôi đánh bại bóng tối có đúng không? Bóng tối của người mù quá nặng nề, em có thể giúp được bao nhiêu? Em có thể giúp được bao lâu?", tôi cảm thấy rất chua xót. Đúng vậy, họ không chỉ đối diện với bóng tối của người mù, mà còn phải đối diện với sự tàn nhẫn và vô tình của xã hội. Một mình Liễu Địch có thể gắng gượng bao lâu? Cô có thể giúp Chương Ngọc sửa bài tập, giặt chăn màn, nhưng đối diện với sự nghi ngờ và sỉ nhục của xã hội, cô có thể làm được gì?

Khái niệm "mù lòa" cũng là thể hiện sự châm biếm xã hội. Nhân vật Chương Ngọc trong tác phẩm là người mù, nhưng anh còn "nhìn thấy" nhiều hơn, "nhìn" xa hơn, "nhìn" rõ sự thật hơn những người mắt sáng.

Tóm lại, do tác giả muốn thông qua "Bến xe" phê phán xã hội, kết thúc bi kịch của tác phẩm là điều tất nhiên và tất yếu. Bởi vì nếu không có sự tiếc nuối này, nếu là một kết thúc hoàn hảo, tác phẩm sẽ mất đi giá trị của nó.
 
Bảo Bình không bao giờ khóc vì một chuyện nhỏ nhặt, nhưng họ cũng không bao giờ quên nó, mà sẽ gom góp, dồn nén những nỗi đau, cảm giác hoang mang, bất thường, vô lực, cô đơn của từng ngày, từng tháng, từng năm, chờ đến thời điểm "giọt nước tràn ly", mọi thứ sẽ vỡ òa. Cảm xúc tích tụ lâu ngày mạnh mẽ như bão như lũ, ồ ạt rớt thành nước mắt lăn đều.
KenhSinhVien-1309872743-anime-kimono-girl-fav57.jpg

 
Không biết ổng bị dị ứng giờ sao rồi...:(
Chả thấy rep gì cả, không biết là hết tiền hay sao.
 


Ngủ từ tối qua đến giờ. Ngủ vậy chắc cũng sớm die. =.=
Đâu phải là ngủ luôn đâu troày, coi chừng lát nữa lại lên hóng hớt:D:))
 
Lấy chi cái bài hát này vậy? :KSV@05:Tiện tay hay cố tình?
 
:KSV@07:Lòng tốt nửa vời nhá.
 

Trong một phút giây ta thấy bóng dáng ai đó:-?
hớ hớ ng ta đang nghe Katty mà kêu qua ATC là seo:-w
nè:
:KSV@07:



Bóng dáng ai đó là ai? :-?
 
Trạng thái
Tác giả đang khóa bình luận
Quay lại
Top Bottom