"Cầm Đầu" đâu có dễ?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.441
Không phải ai trong chúng ta sinh ra cũng đã có tố chất để trở thành những nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh cho câu nói “cần cù bù thông minh” và ai cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo nếu biết cách và cố gắng hết mình. Kể cả những người có tố chất lãnh đạo cũng phải học hỏi, rèn luyện rất nhiều. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Hãy cùng Câu lạc bộ Nguồn nhân lực đi tìm câu trả lời các bạn nhé!

leader.jpg


1. Hãy là một tấm gương tốt!



Để được mọi người lắng nghe và tôn trọng, bạn phải chứng tỏ được mình là một người có năng lực. Đừng “kể lể” về những khả năng của mình, thay vì đó hãy cho những thành viên trong nhóm hoặc nhân viên của bạn “ngầm hiểu” về kinh nghiệm và thành tích của bạn. Điều này không chỉ giúp cho mọi người hiểu lý do tại sao bạn được lựa chọn vào vị trí “cấp trên”, mà còn khiến họ ngưỡng mộ và muốn được làm việc cùng bạn. Hãy làm việc một cách chuyên nghiệp bởi vì mặc dù bạn là trưởng nhóm hay một ông chủ đi chăng nữa, bạn vẫn phải có thái độ thân thiện và tôn trọng những thành viên khác, luôn đúng giờ và thận trọng trong “lời ăn tiếng nói” của mình.


2. Có nguyên tắc và mục tiêu rõ ràng



Khi bạn là giám đốc của một công ty hay quản lý một dự án, bạn phải xác định được mục tiêu rõ ràng ngay từ khi bắt đầu.

  • Có một hệ thống nguyên tắc làm việc rõ ràng và tất nhiên mọi thành viên trong nhóm sẽ phải nắm rõ những nguyên tắc đó.

  • Khi thực hiện một dự án, nên đề ra những mục tiêu cụ thể để tạo động lực cho các thành viên trong nhóm thay vì cứ làm việc một cách mơ hồ, đặc biệt là khi những mục tiêu đó được trình bày rõ ràng dưới dạng văn bản.

  • Đừng thay đổi mục tiêu và nguyên tắc “xoành xoạch” trong quá trình thực hiện dự án. Mặc dù sẽ phải có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình công việc nhưng hãy hạn chế tối thiểu những thay đổi không cần thiết. Nếu bạn thay đổi mục tiêu liên tục, những thành viên khác có thể sẽ nghi ngờ về khả năng của bạn.

3. Luôn luôn lắng nghe



Mặc dù bạn cần phải rèn luyện sự kiên định khi làm lãnh đạo, nhưng đồng thời bạn phải biết lắng nghe ý kiến, nhận xét của những thành viên khác để không trở thành một cấp trên chuyên quyền, độc đoán. Hơn thế nữa, bạn sẽ học được rất nhiều điều từ những thành viên khác trong nhóm, và chính những điều đó sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân mình cũng như hoàn thiện công việc của cả nhóm.

  • Việc xin những ý kiến, phản hồi của những người khác về bạn khi hoàn thành dự án là rất cần thiết và quan trọng. Đừng tạo áp lực cho “cấp dưới” khi góp ý bằng việc gửi yêu cầu, khảo sát qua email.
  • Hãy xin ý kiến một cách trực tiếp, chẳng hạn như vào cuối buổi họp bạn có thể hỏi xem mọi người có câu hỏi hay ý kiến gì không. Như vậy các thành viên trong nhóm sẽ có thời gian xem xét lại những công việc đang tiến hành, từ đó đưa ra những góp ý, nhận xét cho bạn và cả nhóm. Bạn cũng có thể gặp riêng một số cá nhân để thảo luận kĩ hơn về công việc.

4. Biết khen ngợi những thành viên tích cực



Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần duy trì và nâng cao tinh thần làm việc của cả nhóm, đồng thời tạo động lực cho các thành viên cố gắng để đạt được mục tiêu của họ sao cho kịp với tiến độ công việc.

  • Hãy tổ chức ăn mừng, liên hoan hoặc một buổi đi chơi khi một mục tiêu lớn nào đó của cả nhóm được hoàn thành. Điều này không chỉ tạo động lực cho họ mà còn thắt chặt thêm mối quan hệ giữa bạn và các thành viên khác.

  • Khen ngợi một số cá nhân nếu họ có những đóng góp sáng tạo, đột phá. Bạn có thể gửi mail hoặc tuyên dương các cá nhân như thế trong cuộc họp, và họ sẽ thấy bạn đánh giá cao công sức và thành quả của họ.

  • Bạn có thể tặng những món quà nho nhỏ cho những thành viên tích cực và nổi trội trong nhóm, có thể đó chỉ là một cặp vé xem phim, hoặc một công cụ cần thiết cho công việc,… Điều này còn giúp bạn trở nên gần gũi hơn với nhân viên.

5. Hãy để mọi người quý mến bạn



Khi mọi người yêu quý bạn, thích làm việc với bạn, họ sẽ mong muốn được làm việc cùng với một trưởng nhóm như bạn.

  • Hãy thừa nhận những khuyết điểm, sai sót của mình.

  • Hãy giữ thái độ nhất quán trong hành động của bạn. Nếu bạn tỏ ra rất thân thiện trong cuộc họp, nhưng lại phớt lờ, lạnh nhạt với một thành viên khi gặp họ ở chỗ khác thì sẽ không hay một chút nào. Hãy luôn luôn có thái độ thân mật, gần gũi thay vì cố tỏ ra như vậy khi cần thiết.

  • Nên tránh có những tình cảm riêng tư với ai đó trong nhóm của bạn, hoặc ít nhất là đừng thể hiện ra bên ngoài vì điều này sẽ rất dễ đánh mất sự kính trọng của mọi người đối với bạn, cũng như làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
Nguồn wikiHow
Theo Ybox
 
Hiệu chỉnh:
cầm đầu nghe giang hồ quá, lãnh đạo thì đúng hơn
 
×
Quay lại
Top Bottom