Cách phòng bệnh dại cho chó - Mèo Cún Pet Shop

toilatoi1618

Thành viên
Tham gia
23/10/2016
Bài viết
4
Tất tần tật các vấn đề về bệnh dại ở chó, mức độ nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết, cách thức lây lan, thời gian phát bệnh và cách phòng bệnh dại cho chó.
c%C3%A1ch-ph%C3%B2ng-b%E1%BB%87nh-d%E1%BA%A1i-%E1%BB%9F-ch%C3%B3-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-meocunpetshop.jpg


Bệnh dại rất nguy hiểm, nguồn bệnh chủ yếu 90% là ở chó do vi rút thuộc họ Rhadoviridae

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, làm tác loạn hệ thần kinh trung ương, biểu hiện điên cuồng hay bại liệt, rất nguy hiểm cho nhiều loại gia súc và con người, gây tử vong 100% khi mắc phải.

Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó 90%, mèo 5% và còn lại ở động vật hoang dã 5%. Theo thống kê mới nhất, bệnh này đã gây ra cái chết cho hơn 50.000 người và hàng triệu loài động vật trên toàn thế giới và được cả thế giới cảnh báo là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi rút gây bệnh dại là loại vi rút RNA sợi đơn của Lyssavirus, thuộc họ Rhadoviridae. Các virus này tác động và gây tác loạn hệ thần kinh trung ương, gây liệt não, viêm não, làm cho con vật trở nên hoảng loạn (điên dại) và chết.

Cách thức lây truyền bệnh : Bệnh dại lây truyền vào cơ thể qua đường máu hoặc tuyến nước bọt của vật (người) bị nhiễm bệnh bằng phương thức:
– Trực tiếp: qua vết cắn của chó, mèo bị bệnh dại.
– Gián tiếp: Người hoặc gia súc bị tổn thương cơ giới tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo bị dại hoặc virus có thể qua niêm mạc mắt nguyên lành. Virus theo vết cắn vào dây thần kinh về hạch rồi vào thần kinh trung ương và bắt đầu sinh sản, phát triển.

c%C3%A1ch-ph%C3%B2ng-b%E1%BB%87nh-d%E1%BA%A1i-%E1%BB%9F-ch%C3%B3-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-meocunpetshop-a.jpg

Người, vật bị mắc bệnh dại chủ yếu qua đường tiếp xúc khi bị chó cắn

>> Xem thêm: Bị chó cắn phải làm gì để phòng bệnh an toàn

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại ở chó: Bệnh thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính

Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian dài hay ngắn tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn (độ nông, sâu của vết cắn). Và thường ở người là 40 ngày, ở chó khoảng 25 ngày hoặc có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn.

Ở giai đoạn đầu khi con vật bị nhiễm bệnh dại thường không thể hiện những dấu hiệu cụ thể, có thể có một số triệu chứng như sốt, sợ nước, sợ ánh sáng, lười ăn và đặc biệt là có hành vi điên cuồng, bồn chồn, dễ bị kích động hay sợ hãi. Và những biểu hiện này thường rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác.

Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này con vật đã thể hiện rõ những triệu chứng bệnh một cách rõ rệt với những hành vi điên loạn, bị kích động hoặc bị bại liệt.

Một số dấu hiệu khác thường như:
- Bị động kinh, tê liệt, có những hành vi sủa, cắn sủa người hay vật một cách dữ dội, con vật tự cắn vào cơ thể mình.
- Bỏ ăn, buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, lặng lẽ chui vào xó tối nằm lỳ (thể dại “câm”). Vài ngày sau chó bị liệt chân, liệt hàm, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.
- Hàm trễ, mắt đỏ ngầu, chảy nước dãi, sùi bọt mép.
- Sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi lung tung, bạ gì ăn đấy, –
- Sau khoảng 4-5 ngày khi có những biểu hiện trên thì con vật sẽ chết.

Riêng ở mèo, ít bị mắc bệnh dại hơn chó. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó. Triệu chứng của mèo khi bị bệnh cũng thường ẩn mình vào chỗ tối, hay kêu, bồn chồn và dễ kích động, cào cấu, cắn xé điên cuồng.

Chẩn đoán bệnh

Nếu có nghi ngờ chó, mèo bị nhiễm bệnh dại, cần sớm gọi bác sĩ thú y để được kiểm dịch. Và cần cẩn thận không để bị chúng tấn công. Chúng được cách ly trong 10 ngày để theo dõi và được xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh.

Điều trị bệnh

Bệnh dại được xếp vào top những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới, phát triển với tốc độ cực nhanh, gây tử vong nghiêm trọng. Việc điều trị rất khó khăn và hầu như tử vong 100%, vì vậy chỉ còn cách phòng bệnh để giữ an toàn đến tính mạng.

c%C3%A1ch-ph%C3%B2ng-b%E1%BB%87nh-d%E1%BA%A1i-%E1%BB%9F-ch%C3%B3-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-meocunpetshop-c-600x399.jpg

Cách phòng bệnh dại cho chó tốt nhất là tiêm phòng

Cách phòng bệnh dại
- Cách phòng bệnh dại cho chó tốt nhất là tiêm phòng vắc xin định kỳ hàng năm 1 lần/năm. Tiêm mũi đầu khi vật nuôi được 4 tuần tuổi.
- Không nên thả rông vật nuôi ngoài đường, khu đông dân cư mà không có sự kiểm soát. Do đó, khi dắt chó ra nơi công cộng phải có người dắt và theo dõi.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho vật nuôi. Tắm rửa thú nuôi thường xuyên để phòng bệnh dại cho chó.
- Khi phát hiện chó có những biểu hiện bất thường cần ngay lập tức đưa đến các cơ sở thú y để kiểm tra tình trạng. Khử trùng xung quanh khu vực vật nuôi bị bệnh.
- Trường hợp nếu chó cắn người cần phải đưa người đến cơ quan y tế dự phòng để kiểm tra và tiêm phòng kịp thời đồng thời nhốt chó lại để theo dõi 15 ngày (chó biết rõ nguồn gốc).
- Trường hợp không biết rõ nguồn gốc của con chó đã cắn người thì phải áp dụng ngay các biện pháp điều trị dự phòng cho người như bị chó dại cắn.
- Tăng cường quản lý, giám sát đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn quản lý. Xử lý số chó vô chủ, chó lạc.
- Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.
- Khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng mỗi 3 tháng 1 lần.

Qua các dấu hiệu và triệu chứng chó mắc bệnh dại trên, Mèo Cún Pet Shop hy vọng sẽ giúp ích cho người đọc để biết cách phòng tránh kịp thời bảo vệ thú cưng của mình, đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
 
×
Quay lại
Top Bottom