Cách chép chính tả luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Nguyên Nguyễn 1010

Thành viên
Tham gia
11/1/2023
Bài viết
36
Nghe - chép chính tả (Dictation) là một phương pháp luyện nghe được nhiều người chọn lựa. Với cách này, bạn sẽ không chỉ là rèn luyện đôi tay, mà là rèn luyện tốc độ xử lý thông tin của não (Processing Speed).

Trong tiếng Anh, nguyên tắc này cũng hoàn toàn chính xác như vậy.

Thường thì chúng ta chưa thể chép chính xác câu văn tiếng Anh ngay từ lần nghe đầu tiên, một phần bởi vì tay không đủ nhanh, nhưng lý do quan trọng hơn là bởi vì Processing Speed chưa đủ nhanh để bắt kịp tốc độ của những bài IELTS Listening.

Đến khi được tận mắt nhìn thấy tapescript của câu văn vừa được nghe, người nghe lại “tức tưởi” khi những từ mình không nghe được chẳng có gì là khó khăn, mà trái lại phần lớn là những từ vựng đơn giản.

Vậy thì làm cách nào để thực hiện dictation một cách hiệu quả? Các bạn hãy theo dõi ví dụ sau.

Lần nghe 1:
“… I said ..... roads … ………………………………closed, ………………………… home, ………………….taxi…”

Lần nghe 2 - 3:
“….. I said before, roads ……. town centre ……….. closed, ……… need ……pick up…. your home, ............. take a taxi…”

Lần nghe 4 - 5:
“As I said before, roads in the town centre will be closed, but if you need to be picked up at your home, then you could take a taxi…”

Trong lần nghe thứ nhất, người thực hiện chỉ cố gắng nghe được từ đầu tiên, từ cuối cùng, và nếu may mắn thì thêm được 1 – 2 từ khóa quan trọng nhất, thường là các danh từ, ở giữa câu.

Ở lần nghe thứ 2 và 3, người nghe dựa vào những từ khóa mình đã bắt được trong những lần trước để tìm ra thêm các từ nằm gần chúng nhất, có thể ở cả phía trước lẫn phía sau.

Trong những lần nghe này, não bộ hoạt động theo một hiện tượng vô cùng thú vị. Nó đã biết vị trí của các từ như “said”……“road” …… “closed”, nhưng chưa biết các từ xung quanh, khi đó nó sẽ tự động tập trung một cách đặc biệt vào những vị trí còn khuyết đó, và chính sự Tập trung (Concentration) đó là cái các em cần thu được sau những lần luyện nghe như vậy.

Ở những lần nghe cuối cùng, các cụm từ được gạch chân mới hiện ra. Đó là những cụm từ thường không mang thông tin quan trọng, mà chỉ xuất hiện để làm đầy, làm đủ, và làm đúng cấu trúc ngữ pháp của câu văn. Chúng thường là giới từ, trợ động từ, từ nối, hoặc động từ to be.

Trên thực tế, đây là những từ ngữ mà native speakers thường có xu hướng lướt qua nhanh nhất hoặc hạ thấp giọng, cho nên mặc dù chúng đều là từ dễ, nhưng các bạn vẫn khó nghe nhất.

Vậy, qua phân tích ví dụ vừa rồi, các bạn đã có thể tự nhận thấy các bước để luyện tập Dictation trong Listening rồi phải không nào. Còn chần chờ gì nữa mà không thử lấy ngay giấy bút ra, hãy nhớ (Dictation) không chỉ là rèn luyện đôi tay, mà là rèn luyện tốc độ xử lý thông tin của não (Processing Speed).

Trích từ IELTS Fighter.
 
×
Quay lại
Top