pineapple_pizza
Thành viên
- Tham gia
- 25/4/2025
- Bài viết
- 16
Nếu như bạn giống mình: học mãi nhưng tiếng Anh không tiến bộ
Có thể, bạn đã rơi vào "nỗ lực ảo", cứ cắm mặt học nhưng không biết học sao cho đúng.
Mình cũng từng như thế, nên bài này mình sẽ chia sẻ lại những lỗi mà mình đã từng gặp, và cách mình khắc phục nó.
Xem thử lại bạn có mắc các lỗi này không nhé!
1. Đặt mục tiêu quá lớn với khả năng
1 tháng từ mất gốc lên 800+ TOEIC giống như chân ngắn mà chạy đua với thang máy vậy.
Bạn sẽ cảm thấy khó khăn, đuối sức, chán nản khi ép buộc bản thân mình phải hoàn thành mục tiêu đề ra. Điều đó sẽ sinh tâm lý chán nản => bỏ cuộc.
Vậy bạn cần phải làm gì?
Xác định mục đích sát sườn và thực tế nhất khi học tiếng Anh: muốn cải thiện giao tiếp, muốn thi lấy bằng,... và thời gian cần đạt được điều đó. Lưu ý là mục tiêu càng lớn thì thời gian cần càng nhiều, dục tốc là bất đạt nhé!
Chia mục tiêu ra các bước nhỏ để hoàn thành tốt hơn => có động lực hơn. Ví dụ, thay vì ép bản thân 1 tuần học được 50 từ vựng nhưng rồi nhớ nhớ quên quên, hãy đặt mục tiêu hiểu - nhớ - vận dụng được 10 từ vựng đã OK hơn nhiều.
2. Xem việc học là một nghĩa vụ
Tâm lý con người đơn giản là càng ép càng ghét.
Việc xem “học tốt tiếng Anh” là một việc bắt buộc phải làm: bắt buộc có bằng ra trường, bắt buộc để ghi vào CV… sẽ làm bạn cảm thấy học tiếng Anh là một “hình phạt” nên sẽ không có tâm trạng để học tốt nó.
Vậy bạn cần làm gì?
Để tiếng Anh “xen” vào cuộc sống của bạn một cách tự nhiên.
Nếu bạn thích nghe nhạc hay xem phim, có thể luyện nghe - nói - từ vựng thông qua sở thích của mình.
Nếu bạn thích chơi game, có thể xem những video bình luận hay tham gia các diễn đàn quốc tế để hiểu thêm về trò chơi.
Chọn một sở thích và tìm hiểu nó với tiếng Anh, bạn sẽ nhận ra có nhiều điều thú vị và những kiến thức mới mẻ.
3. Giải đề, giải đề và giải đề
Giải đề là một trong những cách ôn tập và cải thiện trình độ hiệu quả nhất.
Đặc biệt là khi bạn đang trong quá trình ôn tập chứng chỉ như TOEIC, IELTS, VSTEP
Nhưng nếu bạn chỉ quan trọng số lượng giải được bao nhiêu đề, đúng được bao nhiêu câu mà không nhìn vào những câu sai thì việc giải đề đó chỉ là công cốc.
Vậy bạn cần làm gì?
Sau khi giải đề, ghi chú lại những câu sai/không hiểu xem còn vướng mắc ở đâu để tìm ra câu trả lời.
Ghi lại những từ vựng hoặc ngữ pháp lạ trong quá trình giải đề, đảm bảo bản thân học - hiểu - áp dụng được những kiến thức đó.
Hi vọng những kinh nghiệm của mình có thể giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn nhé!
Có thể, bạn đã rơi vào "nỗ lực ảo", cứ cắm mặt học nhưng không biết học sao cho đúng.
Mình cũng từng như thế, nên bài này mình sẽ chia sẻ lại những lỗi mà mình đã từng gặp, và cách mình khắc phục nó.
Xem thử lại bạn có mắc các lỗi này không nhé!
1. Đặt mục tiêu quá lớn với khả năng
1 tháng từ mất gốc lên 800+ TOEIC giống như chân ngắn mà chạy đua với thang máy vậy.
Bạn sẽ cảm thấy khó khăn, đuối sức, chán nản khi ép buộc bản thân mình phải hoàn thành mục tiêu đề ra. Điều đó sẽ sinh tâm lý chán nản => bỏ cuộc.
Vậy bạn cần phải làm gì?
Xác định mục đích sát sườn và thực tế nhất khi học tiếng Anh: muốn cải thiện giao tiếp, muốn thi lấy bằng,... và thời gian cần đạt được điều đó. Lưu ý là mục tiêu càng lớn thì thời gian cần càng nhiều, dục tốc là bất đạt nhé!
Chia mục tiêu ra các bước nhỏ để hoàn thành tốt hơn => có động lực hơn. Ví dụ, thay vì ép bản thân 1 tuần học được 50 từ vựng nhưng rồi nhớ nhớ quên quên, hãy đặt mục tiêu hiểu - nhớ - vận dụng được 10 từ vựng đã OK hơn nhiều.
2. Xem việc học là một nghĩa vụ
Tâm lý con người đơn giản là càng ép càng ghét.
Việc xem “học tốt tiếng Anh” là một việc bắt buộc phải làm: bắt buộc có bằng ra trường, bắt buộc để ghi vào CV… sẽ làm bạn cảm thấy học tiếng Anh là một “hình phạt” nên sẽ không có tâm trạng để học tốt nó.
Vậy bạn cần làm gì?
Để tiếng Anh “xen” vào cuộc sống của bạn một cách tự nhiên.
Nếu bạn thích nghe nhạc hay xem phim, có thể luyện nghe - nói - từ vựng thông qua sở thích của mình.
Nếu bạn thích chơi game, có thể xem những video bình luận hay tham gia các diễn đàn quốc tế để hiểu thêm về trò chơi.
Chọn một sở thích và tìm hiểu nó với tiếng Anh, bạn sẽ nhận ra có nhiều điều thú vị và những kiến thức mới mẻ.
3. Giải đề, giải đề và giải đề
Giải đề là một trong những cách ôn tập và cải thiện trình độ hiệu quả nhất.
Đặc biệt là khi bạn đang trong quá trình ôn tập chứng chỉ như TOEIC, IELTS, VSTEP
Nhưng nếu bạn chỉ quan trọng số lượng giải được bao nhiêu đề, đúng được bao nhiêu câu mà không nhìn vào những câu sai thì việc giải đề đó chỉ là công cốc.
Vậy bạn cần làm gì?
Sau khi giải đề, ghi chú lại những câu sai/không hiểu xem còn vướng mắc ở đâu để tìm ra câu trả lời.
Ghi lại những từ vựng hoặc ngữ pháp lạ trong quá trình giải đề, đảm bảo bản thân học - hiểu - áp dụng được những kiến thức đó.
Hi vọng những kinh nghiệm của mình có thể giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn nhé!