Các cách chuẩn bị cho phần thi IELTS Reading

YouthEnglishSchool

Thành viên
Tham gia
19/3/2012
Bài viết
2
Phần thi Reading gồm 40 câu hỏi chia thành 3 phần với tổng cộng khoảng 2000 đến 2750 từ. Tổng thời gian làm bài là 60 phút, bao gồm cả thời gian chuyển đáp án vào phiếu trả lời.
books1.jpg
Academic Reading Texts được lấy từ các bài báo, tạp chí và tập san chuyên đề và được viết bởi các tác giả không chuyên. Trong phần thi Đọc sẽ có ít nhất một bài viết mang tính tranh luận được thể hiện dưới dạng đồ thị, biểu đồ hay minh họa bằng hình ảnh … Nếu bài đọc nói về các chủ đề mang tính chuyên môn, đặc thù thì sẽ có các từ chuyên ngành kèm theo . Vậy kỹ năng đọc hiểu nào sẽ được đánh giá trong một bài thi Đọc IELTS. Phần thi này kiểm tra khả năng đọc hiểu của bạn trong một văn cảnh chung để đánh giá một cách khách quan khả năng ngoại ngữ của tất cả đối tượng dự thi. Khi làm bài đọc, bạn đọc kĩ và nắm được nghĩa của từng từ để từ đó có thể hiểu được hết ý nghĩa của các câu trong bài. Điều này là rất cần thiết để bạn đưa ra câu trả lời đúng. Thông thường thí sinh sẽ đọc lướt qua đầu tiên để lấy ý chính rồi mới đọc kĩ vào từng phần? Vậy chúng ta đọc như thế nào? Hàng ngày chúng ta sử dụng nhiều cách đọc khác nhau, đôi khi đọc chậm, lướt qua để lấy ý chính hoặc đọc tập trung vàonhững điểm cụ thể. Cách đọc như thế nào còn tùy thuộc vào độ dài bài đọc, hình thức bài đọc hoặc mục đích của việc đọc.

Bài thi Reading gồm 3 phần:
Phần 1 – “Social survival” gồm những bài khoá cơ bản, nhiệm vụ là tìm những thông tin và các ý chung.
Phần2 – “Training survival” gồm những cấu trúc, từ vựng khó hơn với cách diễn đạt chính xác và phức tạp hơn.
Phần 3 – “General reading” gồm nhiều bài đọc với cấu trúc phức tạp nhấn mạnh nhiều vào miêu tả và hướng dẫn hơn là tranh luận như ở phần 1 và phần 2. Bài đọc thường viết về các chủ đề mà đại đa số mọi người đều biết. Vậy kĩ năng đọc nào được kiểm tra ở phần thi IELTS General Training Reading? Giám khảo hy vọng bạn thể hiện được khả năng đọc hiểu ở các lĩnh vực phổ biến như giáo dục đào tạo, xã hội hay công việc hơn là những bài nghiên cứu chuyên ngành).Những bài mang tính chuyên môn ít khi được ra trong đề và những từ ít gặp sẽ có chú giải. Bạn nên nhớ đây là một bài kiểm tra khả năng đọc hiểu chứ không phải bài kiểm tra kiến thức.

CÁC BƯỚC

  • Cách đọc: Nhiều thí sinh thường không quen với cách đọc tùy theo từng bài khóa hoặc theo từng mục đích học. Họ đã quen với việc được dạy là phải đọc từng từ thật kỹ càng, cần thận và không được chuyển sang phần khác cho đến khi hiểu hết. Điều quan trọng là cần phải từ bỏ thói quen này. Các đoạn văn thường bao hàm những kỹ năng cần thiết mà thí sinh cần có để có thể hành được.

  • Tính mạch lạc: Các câu trong đoạn cần có sự kết nối với nhau. Có thể dùng các đại từ (it, he, she, this, those …) hoặc dùng các mạo từ “a”, “an”, “the”. Cần đan xen sử dụng các loại từ :

  1. Từ đồng nghĩa cũng như những từ lặp lại hoặc cụm từ chỉ định.
  2. Từ nối để chỉ mối quan hệ như “also”, “result”, “in contrast”.
  3. Từ thay thế như “such” hoặc “so” để thay cho cả 1 cụm từ hoặc câu.
  4. Từ ẩn ý khiến người đọc ngầm hiểu vì chúng đã được sử dụng ở những câu trước rồi.
11.bmp

  • Đọc bài khoá theo một trình tự logic.
  • Đừng quên đọc chú giải: Chú giải (nếu có) giúp thí sinh hiểu về nghĩa của các từ không quen thuộc.
  • Trả lời các câu hỏi nhanh và chính xác. Nếu bạn không kịp trả lời câu nào, hãy bỏ qua và quay lại sau khi đã trả lời hết các câu kia.
  • Vì bài khoá rất dài nên bạn không cần phải đọc chi tiết. Hãy đọc lướt qua để tìm các thông tin có liên quan.
  • Độ khó của các bài khóa sẽ tăng dần. Vì vậy hãy làm những câu dễ hơn trước để có nhiều thời gian hơn cho những câu khó.
  • Bạn sẽ có 1.5 phút cho mỗi câu hỏi.
a.jpg

  • Đừng mất bình tĩnh nếu bạn chỉ làm được 3 trong số 7 câu. Đọc lại kĩ nhưng câu chưa làm được nhiều lần.
  • Khi đọc xong một bài, hãy kiểm tra câu trả lời và điền vào chỗ trống. Câu hỏi thường theo trình tự trong phiếu trả lời. Tuy nhiên cũng có đôi khi trật tự được đảo lộn.
  • Câu hỏi sẽ được suy ra từ bài khoá vì vậy hãy tìm nghĩa của câu trong bài chứ đừng tìm những từ y hệt.
  • Một vài dạng câu hỏi để kiểm tra xem bạn xử lý với những thông tin chung và cụ thể như thế nào. Ví dụ như một câu trắc nghiệm có thể kiểm tra về một ý chi tiết hoặc ý chung của cả bài đọc.
  • Mục đích của câu hỏi không phải để kiểm tra kiến thức tiếng Anh của bạn mà là khả năng bạn sử dụng tiếng Anh.
  • Đọc thật kĩ các chỉ dẫn. Lời chỉ dẫn sẽ giúp bạn tìm câu trả lời ở đâu, bạn cần làm gì, dạng câu trả lời như thế nào và bạn cần phải viết bao nhiêu từ. Lời chỉ dẫn cũng sẽ cho bạn biết nếu như câu trả lời có thể sử dụng nhiều lần và nó cũng nhắc bạn chuyển các câu trả lời vào phiếu trả lời.
  • Trình tự câu hỏi sẽ giống như trình tự các thông tin trong bài đọc.
  • Đọc kĩ các câu hỏi.
  • Luyện tập việc đọc lướt để tìm từ khoá. Bạn cũng nên hiểu nghĩa của từ vì đôi khi từ khoá chỉ diễn giải ra chứ không giống từ gốc.
  • Phần lớn bạn sẽ điền câu trả lời bằng số hoặc chữ. Câu trả lời cần phải đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Việc này rất quan trọng vì nếu ghi sai từ bạn sẽ bị mất điểm…
  • Sử dụng các thông tin được cung cấp trong các ghi chú, bảng biểu, sơ đồ hoặc biểu đồ, cũng như các ví dụ bất kỳ để dự đoán các thông tin được yêu cầu.
  • Trong các hoạt động trên lớp học cần có những thảo luận về những mẫu câu hỏi có thể gặp khi đi thi.
  • Gạch chân các từ khoá và đoạn quan trọng khi đọc và chú ý đến các từ khoá ở các câu hỏi.
  • Dùng các từ đồng nghĩa và từ tóm tắt.
3.bmp

  • Luyện tập các cách diễn đạt ý và thông tin bằng nhiều cách khác nhau.
  • Luyện tập các kĩ năng đọc như đọc nhanh, đọc lướt.
  • Một số sinh viên nghĩ rằng việc thực hành thật nhiều mới có thể giúp họ tiến bộ và phải thực hành thật nhiều. Điều này có thể khiến bạn thấy nản lòng nếu bạn không tiến bộ nhanh. Bạn nên đọc thêm tạp chí, ấn phẩm và các sách để làm phong phú thêm nguồn thông tin.
  • Đảm bảo đọc các chỉ dẫn một cách kĩ càng cho từng trường hợp. Có rất nhiều nhiệm vụ khác nhau và bạn sẽ dễ nhầm lẫn nếu không kiểm tra kỹ càng.
  • Bạn nên chú ý đến giới hạn thời gian và nên chuyển sang câu hỏi khác hơn là dành quá nhiều thời gian cho một câu bạn chưa trả lời được.
images.jpg

  • Thật cẩn thận khi chép một từ từ bài khoá vào phiếu trả lời vì nếu chép sai thì bạn sẽ mất điểm.
  • Nên làm quen trước với phiếu trả lời.
  • Trả lời quá số từ quy định cũng bị coi là không đúng.
  • Tất cả những từ cần cho câu trả lời đều có sẵn trong bài khóa, thí sinh chỉ cần chuyển vào phiếu trả lời. Nhưng hãy thật trọng vì nếu chép sai từ và ngữ pháp, bạn sẽ bị mất điểm.
  • Chú ý đến số từ tối đa trong câu trả lời.
  • Học cách đoán nghĩa của từ bạn không biết.
  • Viết câu trả lời vào phiếu là việc rất quan trọng khi làm bài thi Reading IELTS.
Nguồn: https://yeshn.info/6522/cac-cach-chuan-bi-cho-phan-thi-ielt.html
 
×
Quay lại
Top Bottom