Cà phê có tốt cho sức khoẻ không?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Bị rối trí trước hàng loạt nghiên cứu đến chóng mặt đôi khi có vẻ là trái ngược nhau? Thế thì bạn đã đến đúng nơi. Sau đây là những điều bạn cần biết về tác động– mà hầu hết là có lợi – của cà phê đối với sức khoẻ.

Khi một nghiên cứu công bố năm 1981 trên tạp chí New England liên hệ cà phê với căn bệnh ung thư tuyến tuỵ, tác giả nghiên cứu là Brian MacMahon đã mất mấy ngày sau đó để tiếp những cuốc điện thoại nhiều như vô tận từ cánh báo giới.

Trả lời hãng tin Epidemiology Monitor trong một buổi phỏng vấn ngắn sau đó, ông cho biết sự việc có lẽ liên quan tới “sự thật là cà phê như món bánh táo của dân Mỹ vậy, và chuyện đó tạo cơ hội cho người ta trút giận vào mấy nhà khoa học điên nhìn gì cũng ra bệnh ung thư.”

Ảnh: taa22 - Shutterstock

Ảnh: taa22 - Shutterstock

MacMahon đã đúng về hai điểm: Việc chĩa mũi dùi vào loại thức uống đã ăn sâu bám rễ vào đặc tính của chúng ta giống như đang chĩa mũi dùi vào chính nước Mỹ. Và nữa là nhiều người đã chán ngấy những cuộc tranh cãi xoay quanh các nguy cơ được vin vào. Nhưng ông đã kết luận sai về bệnh ung thư – hoá ra thiết kế của nghiên cứu có sai sót. Kể từ đó đầy rẫy các bằng chứng thực nghiệm làm luận cứ hùng hồn được đưa ra nói về ích lợi của thói quen nhâm nhi cà phê mà dù thế nào đi nữa cũng không ai dễ dàng từ bỏ được.

Cà phê có nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Theo các nghiên cứu mới đây, cà phê thậm chí còn có lợi cho bạn. “Chứng cứ tổng thể khá thuyết phục rằng cà phê có lợi cho sức khoẻ nhiều hơn là có hại,” Frank Hu nói. Ông là chủ tịch của Khoa Dinh dưỡng Trường T.H. Chan về Sức khoẻ Cộng đồng của Harvard. “Với hầu hết người dân, tiêu thụ cà phê vừa phải có thể được xếp vào chế độ ăn uống lành mạnh.”

Hu xác nhận rằng các nghiên cứu gần đây đã phát hiện: Uống cà phê vừa phải giúp giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, ung thư gan, ung thư nội mạc tử cung, bệnh Parkinson và trầm cảm. Người uống cà phê thậm chí còn có thể giảm nguy cơ tử vong, dù chưa rõ vai trò chính xác của loại thức uống này trong tuổi thọ của chúng ta. Theo Hu và nhiều nghiên cứu về số người tử vong, lượng cà phê hàng ngày vừa phải vẫn khá hào phóng là từ 2-5 ly/ngày.

Marilyn Cornelis, nhà nghiên cứu về cà phê và caffein tại Trường Y khoa Feinberg của Đại học Northwestern cho biết: “Nếu uống với liều lượng hợp lý thì lợi ích mang lại dường như thực sự áp đảo bất kỳ tác hại nào.” Cornelis đã nghiên cứu sâu rộng về cà phê, đặc biệt là vai trò của di truyền trong tiêu thụ cà phê.

Chìa khoá mở cửa năng lực của cà phê

Thường được biết đến như một chất kích thích tự nhiên có chứa caffein, cà phê cung cấp năng lượng và giúp ngưởi uống tỉnh táo cả ngày. Caffein gắn vào các thụ thể adenosine, chất khiến bạn buồn ngủ, rồi làm giảm tác dụng gây suy nhược của chúng.

Nhưng cũng không thể cho rằng chỉ có caffein trong cà phê giúp tăng cường sức khoẻ. “Cà phê là loại thức uống phức hợp có nguồn gốc thực vật, nó không chỉ chứa caffein mà còn chứa hàng trăm hợp chất có hoạt tính sinh học khác,” Hu nói. Điều đó khiến việc phân biệt tác động của các thành phần riêng lẻ trở nên khó khăn.

Món cà phê sáng của bạn cũng chứa nhiều chất chống oxi hoá polyphenol mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ. Một số polyphenol có thể chống viêm và ngăn ngừa một số loại bệnh. Các nghiên cứu cho rằng việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim giống nhau đều có liên quan đến cà phê không chứa caffein, điều đó nghĩa là lợi ích không chỉ đến từ caffein.

Vì sao các nghiên cứu trước đây lại sai

Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã gắn cà phê với nguy cơ mắc một số căn bệnh cao hơn, mà ngày nay chúng ta biết được là ngược lại. Các nghiên cứu kéo dài từ những năm 1980 đến 1990, như của MacMahon, nhắm vào cà phê như một “nghi phạm” trong mọi loại bệnh từ bệnh tim cho đến hen suyễn.

Hiện nay, chúng ta biết vài lời giải thích cho những nghiên cứu về cà phê trước đây đã thổi phồng hoặc thậm chí là hiểu sai những nguy cơ. Đầu tiên là, Hu và Cornelis nói, một số nghiên cứu đã theo dõi nhóm người vừa uống cà phê vừa hút thuốc, dẫn đến các nhà nghiên cứu tin rằng cà phê là lời giải cho tác hại thực chất vốn thuộc về thuốc lá.

Ngày nay, các nhà khoa học sử dụng phương pháp lấy mẫu và thống kê tiến bộ hơn. “Chúng tôi đã giải quyết nhiều hạn chế của các nghiên cứu trước,” Cornelis nói. “Đôi khi công chúng thực sự bực mình với các thay đổi trong dinh dưỡng và sức khoẻ, và điều đó có thể là vì những gì ta biết 30 năm trước khác với hiện nay, và các phương pháp của chúng ta thì liên tục tiến bộ.”

Những công bố cũ về mối nguy của cà phê đã bị bác bỏ phần lớn bởi các nghiên cứu mới đây có cả các nhóm người lớn hơn và giải thích cho các nhân tố bên ngoài (gọi là “yếu tố gây nhiễu”), như hút thuốc, có thể làm sai lệch kết quả.

Theo Hu, bất cứ cái gì người ta sử dụng nhiều chắc chắn sẽ được giám sát kỹ. “Hồi đó, tôi nghĩ nhiều người đã nghĩ: ‘Ồ, cà phê ngon quá, hẳn phải có gì đó không tốt đây,” ông nói, “Vì vậy tôi nghĩ tin tốt cho hầu hết những người đó là, cà phê thật sự mang lại lợi ích cho sức khoẻ.”

Cách bạn uống rất quan trọng

Nếu bạn chọn uống cà phê, khâu pha chế cũng rất quan trọng. Các chuyên gia nhận thấy rằng cà phê pha với giấy lọc là cách pha chế được ưa chuộng. Các cách pha cà phê khác, gồm espresso, ép kiểu Pháp hay cà phê Thổ Nhĩ Kỳ đun sôi đều được coi là “chưa lọc”, ngay cả nếu chúng được lọc bằng phin kim loại. Cà phê chưa lọc có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn, và có thể chứa các hợp chất diterpene làm tăng mức cholesterol “xấu” (LDL).

Dù thật cám dỗ khi cho rằng các lợi ích sức khoẻ từ cà phê cũng áp dụng cho các thức uống điển hình của Starbucks, nhưng không phải vậy. Các chuyên gia thường nhắc đến cà phê ở dạng cơ bản nhất: cà phê nhỏ giọt, Chem-X hoặc có đổ lên thêm một chút kem hay đường – chứ không phải món venti java chip Frappuccino với kem đánh bong hay caramel macchiato của Dunkin. Những thức uống dạng này chứa nhiều đường và calo. Tuy nhiên, thay vì các thức uống có đường ấy, việc uống cà phê thông thường, soda hoặc nước ép, mới có tác động tích cực đến sức khoẻ.

Rủi ro tuy ít, nhưng vẫn tồn tại

Cà phê có thể mang đến nhiều lợi ích sức khoẻ về lâu dài, nhưng một số nhóm đối tượng nhất định nên cân nhắc việc tiếp cận tiêu dùng. Chưa có nhiều thông tin về tác dụng của cà phê đối với trẻ nhỏ. Trong khi đó, caffein lại có tác động tiêu cực đến thai phụ. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai thường được yêu cầu cắt giảm cà phê xuống 200mg/ngày, tương đương 2 ly cà phê. Và với một số người, bao gồm người mắc chứng rối loạn hoảng sợ và lo âu, quá nhiều caffein hay lượng cà phê tương đương có thể gây lo lắng hoặc các tác dụng phụ không mong muốn khác.

Nhưng khi nhắc đến cà phê, thứ có thể khiến người ta thức cả đêm mà không ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của người khác, Cornelis cho rằng có một mối quan hệ phức tạp giữa gen và quá trình chuyển hoá caffein, hay tốc độ cơ thể xử lý caffein. Cô đã nghiên cứu cách một số biến thể gen nhất định ảnh hưởng đến quá trình này. Vấn đề còn phức tạp hơn, phản ứng này có thể thay đổi tuỳ vào các quần thể khác nhau, có lẽ đã tiến hoá để dung nạp được nhiều hơn hoặc ít hơn caffein.

Cà phê có gây nghiện không, và việc đó có quan trọng không?

Nếu bạn hỏi 62% dân Mỹ đang uống cà phê mỗi ngày bỏ cà phê vào ngày mai, bạn có thể sẽ nhận được câu trả lời “không” vang vọng. Nhưng liệu người ta có trở nên nghiện cà phê, hay cụ thể là caffein không, thực tế phụ thuộc vào cách một người định nghĩa thế nào là ma tuý và nghiện ngập.

“Rối loạn sử dụng caffein” được định nghĩa trong phiên bản mới nhất của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Chứng rối loạn tâm thần (DSM) như một trạng thái của cơ thể, nhưng nó lại không đáp ứng các tiêu chí về “Lạm dụng chất” và “Lệ thuộc chất”, và không được công nhận là một chứng rối loạn lâm sàng. Tuy nhiên hệ thống phân loại quốc tế ICD-10 thì có tính đến, họ gọi đó là “Hội chứng lệ thuộc caffein”.

Điều này đặt cà phê vào một vị trí hơi bất thường. Nó có các triệu chứng gây nghiện được định nghĩa rõ ràng như đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung, và có thể dẫn đến vật vã và thèm ăn – nhưng có khi lại không đi kèm với các dấu hiệu chuẩn khác của lạm dụng chất và lệ thuộc chất, như vắng mặt trong các tình huống xã hội hoặc công việc quan trọng, sử dụng trong các tình huống nguy hiểm về thể chất hoặc các vấn đề về pháp lý. Đánh đồng việc lệ thuộc caffein với các vấn đề sử dụng chất nghiêm trọng hơn sẽ giúp giảm thiểu được chúng, Cornelis nói.

Mặc dù các hậu quả đi kèm với chất gây nghiện sẽ không giảm bớt, các chuyên gia cho rằng người ta thường có khuynh hướng điều chỉnh được lượng caffein bằng các uống cà phê ít lại khi họ gặp phải các tác động tiêu cực. “Dựa vào gen của mình, tất cả chúng ta khá bắt nhịp với lượng caffein chúng ta có thể dung nạp,” Cornelis nói. “Nhiều người trong chúng ta ý thức rõ về tác dụng của caffein, và vì thế sẽ điều chỉnh lượng cà phê ta uống một cách hợp lý.”

Hẳn nhiên chúng ta đã trải qua một chặng đường dài kể từ cơn hoảng loạn mang tên cà phê hàng thập kỷ trước và hiện giờ biết được rằng chúng ta có thể uống được một vài ly cà phê mỗi ngày – thậm chí có lẽ còn tốt hơn cho chúng ta.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Discover Magazine)
 
×
Quay lại
Top Bottom