- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 329
Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc tuyển dụng, sử dụng chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non, phổ thông.
Công văn nêu rõ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Trung ương bổ sung đủ 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương theo Quyết định số 72-QĐ/TW.
Tuy nhiên, tính đến hết kỳ I năm học 2024-2025, cả nước còn khoảng 60.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng, trong khi vẫn thiếu hơn 120.000 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được giao (bao gồm biên chế được giao chưa sử dụng và biên chế được bổ sung năm học 2024-2025); không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên.
UBND các tỉnh, thành thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng giáo viên như: thông tin rộng rãi về nhu cầu tuyển dụng; có cơ chế, chính sách thu hút giáo viên về công tác tại địa phương; đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo theo nhu cầu của địa phương; tăng cường bồi dưỡng giáo viên sử dụng thông thạo tiếng dân tộc thiểu số nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy học tiếng dân tộc thiểu số...
ĐỌC THÊM
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Công văn nêu rõ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Trung ương bổ sung đủ 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương theo Quyết định số 72-QĐ/TW.
Tuy nhiên, tính đến hết kỳ I năm học 2024-2025, cả nước còn khoảng 60.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng, trong khi vẫn thiếu hơn 120.000 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thực hiện tuyển dụng giáo viên bảo đảm đủ số biên chế được giao (bao gồm biên chế được giao chưa sử dụng và biên chế được bổ sung năm học 2024-2025); không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng giáo viên.
UBND các tỉnh, thành thực hiện các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng giáo viên như: thông tin rộng rãi về nhu cầu tuyển dụng; có cơ chế, chính sách thu hút giáo viên về công tác tại địa phương; đặt hàng đào tạo giáo viên với cơ sở đào tạo theo nhu cầu của địa phương; tăng cường bồi dưỡng giáo viên sử dụng thông thạo tiếng dân tộc thiểu số nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy học tiếng dân tộc thiểu số...
ĐỌC THÊM
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM