Biển Đông nóng trong đề Địa, khối B khổ vì bất đẳng thức

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Hầu hết thí sinh đều học phần này, tuy nhiên hàng năm đề chỉ có một câu về biển đảo. Năm nay 2 trong 4 câu đề thi nói về Biển Đông.

KenhSinhVien-o7t7952-1.jpg

Thí sinh kết thúc bài làm môn Địa. Ảnh Lê Hiếu.

Khối C: Trúng tủ biển đảo

Sáng nay (9/7), thí sinh khối C bước vào môn thi đầu tiên là Địa lý. Đây là sự thay đổi thứ tự môn thi so với các năm trước (thường môn đầu tiên của khối C và D là Ngữ văn). Không nằm ngoài xu hướng ra đề môn Địa những năm gần đây, sáng nay thí sinh khối C lại gặp câu hỏi về những vấn đề mang tính thời sự. Đề bài có 4 câu. Điều đặc biệt đề thi năm nay có đến hai câu hỏi liên quan đến biển, đảo. Cụ thể như sau: Nêu khái quát về biển Đông và nêu những thiên tai của vùng biển (phần 1 của câu 1). Ý nghĩa chiến lược của đảo và biển đảo đối với an ninh, kinh tế Việt Nam (phần 2 của câu 2).

o7t7957-1.JPG
Một trong những thí sinh ra sớm tại trường Nhân văn (Hà Nội). Ảnh Lê Hiếu.​

Tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), hầu hết nhiều thí sinh cho biết đề thi mang tính thời sự, đòi hỏi kiến thức xã hội. Những câu biển, đảo đều gây thú vị đối với các em. Đa số thí sinh đã dự đoán trước được những câu này chong chương trình học nên đã chuẩn bị rất tốt. Đây là những câu không gây áp lực cho thí sinh, vì chỉ cần dựa vào vốn kiến thức thực tế, vốn am hiểu xã hội là các em có thể làm được.

Hai câu về biển đảo bao gồm: Nêu khái quát về biển Đông và nêu những thiên tai của vùng biển. Ý nghĩa chiến lược của đảo và biển đảo đối với an ninh, kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, trong 4 câu môn thi Địa lý có câu kiểm tra vẽ thực hành và nhận xét là phần khá dễ.
Nhiều thí sinh nhận định biểu đồ năm nay sẽ được vẽ hình tròn, dễ nhận biết, không gây nhầm lẫn, lúng túng cho học sinh. Biểu đồ hình tròn cũng thuộc loại biểu đồ khá dễ vẽ. Thêm nữa, kiến thức vẽ biểu đồ được học sinh thực hành từ năm lớp 9 nên khá dễ dàng trong phần này.

Thí sinh Lê Văn Hiệp (đến từ trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Tuyên Quang dự thi khối C, khoa Luật Quốc gia, ĐH Khoa học Quốc gia) nhận định: "Trong phần câu hỏi về ý nghĩa của đảo, biển đảo em nêu bật lên phần phát triển các ngành nghề đánh bắt hải sản, thủy sản góp phần cải thiện kinh tế, các ngành nghề lao động".

Em Dương Thị Thu Trang (đến từ Sơn La dự thi khối C, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho biết: "Em thấy đề Địa lý năm nay tương đối dễ, thí sinh học khá có thể đạt điểm 7, điểm 8. Em chỉ thấy khó nhất trong phần thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thủy sản của nước ta".

o7t7992-1.JPG
Môn Địa lý được thí sinh đánh giá là không quá khó. Ảnh Lê Hiếu.​

Còn thí sinh Bảo Vân (THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Hòa Bình, dự thi khối C) cho biết: "Em thấy đề thi môn Địa lý năm nay rất thú vị, không gây áp lực cho thí sinh. Câu hỏi về biển đảo đề cập được đến vấn đề thời sự. Trong câu này em nêu bật lên ý nghĩa của vệc phát triển khoáng sản, thủy sản. Bảo vệ chủ quyền của đất nước, nhất là đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời điểm hiện tại. Em nghĩ là giới trẻ, ai cũng sẽ quan tâm đến vấn đề này. Trong đề bài, em chỉ thấy khó nhất về khái niệm trong ý 2 câu 1".

Học sinh Dương Tùng (Bắc Ninh) nhìn nhận: "Đề Địa lý có tới hai câu về biển đảo nằm ngoài dự đoán của em. Em chỉ dự đoán chắc chắn có câu về biển, đảo và có nhiều nhất 1 câu mà thôi. Theo em, đề Địa lý năm nay khá dễ thở".

Khối B: Lại đầu hàng câu bất đẳng thức của đề Toán

Đề toán khối B và D bao gồm 9 câu, trong đó có 6 câu phần chung và 3 câu phần riêng. Trong đó câu dễ ăn điểm là câu khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số. Câu khó thuộc về bất đẳng thức (chiếm 1 điểm). Hầu hết các thí sinh được hỏi tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) đều không làm được câu này. Theo các em, dạng bất đẳng thức này khá lạ, chưa gặp bao giờ và không thể tìm ra đáp án cuối cùng. Đề bất đẳng thức yêu cầu tìm giá trị lớn nhất của biểu thức. Biểu thức có quá nhiều số căn gây rối, nhầm lẫn cho thí sinh.

Đề thi năm nay còn có cả câu về tổ hợp, xác suất nằm ngoài dự tính của thí sinh. Tuy nhiên, câu hỏi này thuộc về phần kiến thức cơ bản, nên nhiều học sinh lựa chọn một câu hỏi nâng cao khác thay thế phần xác suất. Vì hầu hết các em đều bỏ qua không ôn tập phần này trong quá trình làm bài. Phần hình học không gian nhiều thí sinh đánh giá dễ hơn dề thi khối B.

Đặng Duy Khánh (chuyên Hóa, THPT Chuyên Tự nhiên) đánh giá đề Toán khối B vừa sức với thí sinh, không có câu nào đánh đố, chỉ có câu bất đẳng thức nhiều thí sinh không làm được. “Em bỏ câu bất đẳng thức 1 điểm. Vì em tìm mãi cũng không thể ra kết quả cuối cùng. Em tự tin làm được 90%. Em nghĩ đề Toán khối B không quá khó, em chỉ làm hết 2/3 thời gian”, Khánh cho biết.

Thí sinh Duy Tân (Bắc Ninh) chia sẻ: "Câu bất đẳng thức em bỏ qua. Và theo quan sát của em thì hầu hết các bạn không thể làm được câu này. Tuy nhiên, học sinh có thể gỡ điểm bằng những câu khác".
Tươi cười ra khỏi phòng thi môn thi đầu tiên, Nguyễn Thùy Linh (HS THPT Liên Hà, Đông Anh), dự thi khối B, khoa Công nghệ Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết chỉ mất 2/3 thời gian để làm hết đề này và đánh giá đề dễ. “Nếu trừ điểm trình bày em được 9,5 điểm môn Toán. Câu bất đẳng thức không quá đánh đố, chỉ cần nhớ và vận dụng kiến thức là có thể làm được”, Thùy Linh cho hay.

Khối D: Đề không quá khó

Hầu hết thí sinh khối D không ra sớm trong buổi thi sáng nay. Thí sinh Trịnh Thùy Linh (Hà Đông) thi Khoa Mầm Non (ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho biết: "Em thấy đề Toán khối D năm nay không khó. Em làm được tầm 6 -7 điểm. Phần hình học phẳng và tính giá trị lớn nhất, nhỏ nhất thì em không làm được vì không học phần này".
Em Nguyễn Thanh Mai (THPT Nguyễn Tất Thành) thi tại ĐH Sư phạm cho biết: "Đề năm nay khá đễ, dễ hơn đề thi năm ngoái. Câu 6 là câu tính giá trị nhỏ và lớn nhất là khó "nhằn" và có tính phân loại thí sinh. Em tự tin mình có thể được trên 7 điểm".
Theo infonet
 
×
Quay lại
Top Bottom