Bạn là một "Leader" hay "Follower"

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.111
Bạn là “LEADER” hay “FOLLOWER”?

Lãnh đạo là nghệ thuật của sự thuyết phục – nó là một hành động thôi thúc người khác làm những việc không tưởng trong hành trình theo đuổi những điều vĩ đại.

1406318548-five-tips-leadership-excellence.jpg

Lãnh đạo không thể hiện ở chức danh của bạn.

Lãnh đạo không thể hiện ở quyền hạn hay thâm niên của bạn.

Bạn là một “leader” chỉ vì bạn có những người báo cáo trực tiếp cho bạn. Và bạn không tự dưng trở thành “leader” khi bạn không được trả một mức lương tương xứng.

Thật ra thì, một “leader” thực sự phải khiến người khác trở thành người giỏi nhất mà họ có thể vươn tới. Và lãnh đạo là một ảnh hưởng về mặt xã hội, không phải là quyền lực từ vị trí mà bạn có được.

“Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác để họ mơ nhiều hơn, học nhiều hơn, làm nhiều hơn và trở nên tốt hơn thì bạn mới chính là một LEADER“– John Quincy Adams.

Bạn thậm chí không cần phải có người báo cáo cho bạn để bạn trở thành một “leader”. Một người gác cổng cũng có thể gây ảnh hưởng đến người khác và dẫn dắt họ như một CEO.

Tương tự như thế, bất kỳ ai cũng có thể trở thành “follower”, thậm chí trong khi họ đã nắm giữ vị trí lãnh đạo.

Nếu như bạn đang ở tình trạng của một người phụ thuộc, thiếu tầm nhìn hoặc không biết thúc đẩy những người xung quanh để họ trở nên giỏi nhất có thể, thì bạn hẳn là một “follower”. Thậm chí bạn đang có chức danh của một “leader”, mọi người cũng chẳng đi theo bạn khi mà họ nhận thấy những hành vi như trên của bạn.

Một giám đốc cấp cao nếu tạo ra một bộ máy quan liêu, nhốt bản thân mình trong văn phòng, không giao tiếp với bất kỳ ai thì anh ta không giống một “leader” hơn là giống một kỹ sư phần mềm lúc nào cũng chối bỏ mọi thứ ngoại trừ chỉ biết viết code.

Dĩ nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là – bạn là “leader” hay là “follower”?

Để tìm ra câu trả lời, bạn cần tự hỏi bản thân một vài câu hỏi quan trọng ở dưới đây. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước kỹ trả lời từng câu một và bạn sẽ sớm biết thôi.

follow-the-leader.jpg

Bạn có vượt ra ngoài ranh giới? “Follower” thường chỉ biết làm công việc của họ. Không quan trọng họ có thể làm tốt những công việc này như thế nào, họ thường hiếm khi nhảy ra khỏi những chức năng cơ bản. “Leader”, ngược lại, nhìn thấy những công việc của họ chỉ ở mức tối thiểu – họ xem đó là nền tảng để họ có thể xây nên những điều vĩ đại. “Leader” nhìn thấy vai trò của mình bằng việc tạo thêm giá trị và họ làm nó bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào mà họ nhìn thấy cơ hội.

Bạn có tự tin? “Follower” chỉ xem những tài năng và thành tựu của người khác như một mối đe dọa. “Leader” lại nhìn thấy những tài năng và thành tựu của người khác như một tài sản. “Leader” muốn làm mọi thứ trở nên tốt hơn và họ sẵn sàng giúp đỡ ở bất cứ đâu. “Leader” mới là một đồng đội thực sự. Họ không ngần ngại thừa nhận rằng họ cần những người khác để trở nên mạnh mẽ hơn ở những lĩnh vực mà họ thấy bản thân mình yếu kém.

Bạn có lạc quan? “Follower” chỉ nhìn thấy những hạn chế trong mọi tình huống; “Leader
mặt khác lại nhìn thấy những điều có thể. Khi xảy ra sai sót, “leader” sẽ không ngồi nghĩ về mọi thứ tệ như thế nào bởi họ quá bận rộn để cố gắng làm mọi thứ trở nên tốt hơn.

Bạn có sẵn sàng thay đổi? “Follower” luôn gắn sự an toàn vào trong mọi tình thế. Họ nhìn thay đổi như là một thứ đáng sợ và phiền hà. “Leader” lại tối đa hóa sự thay đổi bằng cách nhìn thấy cơ hội ở nó. Bởi vì “Leader” muốn duy trì sự cải tiến, họ chẳng bao giờ sợ hỏi “Tiếp theo là gì nào?”

Bạn có quyết đoán? “Follower” thường ngần ngại hành động, họ sợ hãi rằng mình có thể sẽ sai lầm. “Leader” lại chẳng nề hà gọi một cuộc gọi mà thậm chí họ còn không biết nó có đúng hay không. Họ thà quyết định và chịu sai lầm còn hơn là không quyết định.

Bạn có trách nhiệm? Khi có lỗi xảy ra, “Follower” nhanh chóng đổ lỗi cho tình huống và cho những người khác. “Leader” lại ngược lại, họ nhanh chóng nhận trách nhiệm cho những hành động của mình. Họ không lo ngại việc thừa nhận lỗi lầm có thể khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi, bởi vì họ biết rằng đổ lỗi chỉ làm mọi thứ tệ hơn.

Bạn có bình tĩnh? “Follower” dĩ nhiên đều để những trở ngại và rủi ro tác động đến bản thân. Khi có chuyện không hay xảy ra, họ cho rằng toàn bộ dự án xem như đã thất bại. “Leader” kỳ vọng vào trở ngại và họ thích được thách thức. Họ biết rằng ngay cả những kế hoạch tốt nhất cũng có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn, vì thế họ mang nó đi theo mình và tiếp tục công việc họ đang làm.

Bạn có khiêm tốn? “Follower” thường theo đuổi hào nhoáng. “Leader” lại rất khiêm tốn. Họ không cho phép bất kỳ quyền hạn nào mà họ có khiến họ cảm thấy giỏi mình hơn những người khác. Vì vậy, họ không ngần ngại lao vào và làm những công việc dơ bẩn khi cần thiết, và họ cũng không đòi hỏi mọi người phải làm việc mà họ không dám tự bản thân mình làm.

Bạn có đam mê? “Follower” bị mắc kẹt trong cái máy xay của cuộc sống hằng ngày. Họ đi làm, hoàn thành công việc rồi về nhà vào cuối ngày và lại tiếp tục lặp lại nó.”Leader” lại yêu những gì họ làm và nhìn công việc như một phần quan trọng trong cuộc sống. Công việc của họ không chỉ là họ làm cái gì, mà quan trọng là họ là ai ở công việc đó.

Bạn có tự thúc đẩy mình? “Follower” chỉ được thúc đẩy từ các nhân tố bên ngoài như danh hiệu tiếp theo, mức tăng lương tiếp theo của họ và vị trí tiếp theo mà họ nhận được. “Leader” lại tự thúc đẩy chính bản thân họ. Họ làm việc không phải vì vị trí hay vì của cải. Họ thúc đẩy bản thân để phát triển bởi vì đó mới chính là họ. “Leader” thực sự là người luôn thúc đẩy mình tiến về phía trước, thậm chí khi ở đấy chẳng có củ cà rốt nào treo lủng lẳng trước mặt họ.

Bạn có chú trọng vào danh hiệu? “Follower” quan tâm rất nhiều vào chức danh, cả chức danh của bản thân họ lẫn của những người làm việc với họ. Họ rất chú trọng đến những người có chức danh cao hơn, bởi vì họ thiếu kỹ năng và động lực để tạo ra mối quan hệ từ bên trong. “Leader”, mặt khác, lại tập trung vào những gì mà từng cá nhân mang đến hơn là để ý tới những gì in trong danh thiếp.

Bạn có quan tâm đến mọi người? “Follower” chỉ chú trọng đến những điều mà cá nhân họ đạt được. “Leader” lại là một đồng đội chính hiệu, bởi vì họ biết rằng những điều vĩ đại là thành quả của một tập thể. Một “leader” chỉ giỏi khi anh ấy hoặc cô ấy đạt được thành công cùng với những người khác.

Bạn có sẵn sàng học hỏi? “Leader”, một mặt tự tin, nhưng họ biết mình không phải siêu nhân và cũng không thể không bao giờ mắc sai lầm. Họ không sợ phải thừa nhận rằng họ không biết và họ cũng sẵn sàng để học hỏi từ bất kỳ ai có thể dạy họ, cho dù người đó có là cấp dưới, đồng nghiệp hay cấp trên. “Follower” lại luôn cố gắng chứng tỏ rằng họ có thể học bất cứ thứ gì từ người khác.

Hãy kết nối lại tất cả.

Hãy nhìn thật nhanh các câu hỏi ở trên. Chẳng có duy nhất một câu hỏi nào về chức danh, vị trí của bạn trên một sơ đồ tổ chức. Đấy là bởi vì bạn có thể có chức danh và vị trí mà không cần phải trở thành leader.

Bạn có thể đang làm việc cho một ai đấy phù hợp với những mô tả trên. Và bạn hẳn là có những đồng nghiệp đóng vai trò lãnh đạo mà không hề mang một chức danh nào cả.

Lãnh đạo và Đi theo đều là những tư duy. Họ có những cách nhìn về thế giới này hoàn toàn khác nhau. Một người là phản ứng với nó, một người lại chủ động với nó. Một người bi quan, người kia lại rất lạc quan. Ở đâu đấy một người chỉ nhìn thấy bảng công việc cần phải làm (to-do list), còn người khác thì lại thấy những điều có thể.

Vậy đừng chờ đợi hư danh. Lãnh đạo không phải là thứ mà bất kỳ ai có thể cho bạn – chỉ có bạn tự giành lấy nó và chứng tỏ nó với bản thân mình.

Và vui lòng chia sẻ những suy nghĩ của bạn về chủ đề này bằng những dòng bình luận bên dưới để tôi có thể học hỏi từ bạn cũng như bạn đã học được từ tôi nhé!
Theo Forbes.
nhipcautre0904 dịch
 
Hiệu chỉnh:
Khái niệm leader - follower là một khái niệm rất hay trong cuộc sống. Nó không chỉ mang ý nghĩa trong công việc mà còn mang ý nghĩa về mặt con người. Nói theo một khía cạnh nào đó, ta cũng nên tự hỏi rằng: "Tôi có đang là leader của cuộc sống của tôi hay không? Hay tôi đang là một follower, đưa cuộc sống của tôi dựa theo một leader nào đó khác?". Vì muốn là leader của một team, trước tiên bạn cần phải là leader của chính cuộc sống của bạn, đúng không nào?
 
@tutublingbling Thế nhưng bạn có muốn làm leader chứ? Vì chỉ cần mình muốn, mọi chuyện đều có thể cả. Giống như quân tốt trong cờ vua đấy, sẽ là quân hậu trong tương lai, đúng không nào?
 
if you are not a thinker, you must be a doer.
" kẻ nào lười suy nghĩ, kẻ ấy chỉ xứng làm nô lệ suốt đời mà thôi"
 
×
Quay lại
Top Bottom