- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Nếu bạn thật sự đam mê một điều gì đó, bạn có thể chấp nhận hy sinh nhiều thứ để nuôi dưỡng đam mê.
Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta không hề biết và cũng không quan tâm tới định nghĩa của hai từ "Đam mê".
Bởi đơn giản lúc ấy, chúng ta chỉ có khái niệm "thích" và "muốn". Chẳng hạn như bạn muốn một chiếc xe oto đồ chơi mới giống của cậu bạn cùng lớp, hay bạn thích được sở hữu những con diều hình đại bàng, cá mập bán ngoài chợ thay vì ngại ngùng cầm con diều giấy do bố làm cho. Nhưng khi những điều ấy không thể thực hiện được hoặc sẽ chẳng có ai đáp ứng mong muốn hay sở thích của bạn cả... bạn cũng sẽ dần lãng quên và để thời gian xóa dần đoạn ký ức ngắn.
Khi ở vào độ tuổi biết đòi hỏi những điều chúng ta nghĩ nó cần thiết cho mình, chúng ta có thêm chút ương ngạnh trong cả nhận thức và hành động. Đam mê chỉ như một cách để chứng tỏ mình, rằng khi đã muốn là sẽ làm được, không ai có thể ngăn cản. Như việc bạn muốn trở thành cầu thủ bóng đá giỏi nhất, bạn ngày đêm luyện tập bất chấp tới sức khỏe, tới sự lo lắng của người thân. Hay bạn muốn trở thành một ca sĩ vì nghĩ rằng mình có chút năng khiếu, nhưng bạn lại không biết cách phải học từ những điều căn bản nhất. Thế nhưng bạn vẫn làm, bởi điều đó với bạn là đúng đắn nhất. Những điều ấy chỉ dừng lại hoặc bạn không muốn thực hiện nữa khi có một mục tiêu khác hấp dẫn hơn.
Rồi khi chúng ta đã ở độ tuổi biết rõ đam mê là gì, chúng ta mới chợt nhận ra đã có những khoảng thời gian bồng bột, nông nổi đánh đồng những điều là sở thích nhất thời giống như đam mê. Khi ấy bạn sẽ hiểu ra rằng, điều mà mình chấp nhận hy sinh nhiều thứ để nuôi dưỡng, xây dựng nó và dĩ nhiên là theo đuổi đến cùng... điều đó chính là đam mê.
Có nhiều người nói rằng họ có quá nhiều đam mê, nhiều đến mức không thể theo đuổi hết và hầu như tất cả họ đều phải bỏ dở giữa chừng, hay dù đi đến cùng cũng không thấy thành công. Điều đó không có gì là sai cả, nhưng nếu họ biết được rằng đam mê không giống như việc vào một quán ăn nhanh và gọi nhiều món yêu thích cùng lúc, rồi ăn ngấu nghiến. Lúc ấy sẽ có nhiều món bị bỏ dở, cũng có món ăn hết, nhưng cảm giác lại không ngon lành chút nào.
Vậy đấy, nếu ví đam mê như món ăn thì bạn chỉ thật sự cảm thấy món ăn đó ngon nếu như bạn cân nhắc thật kỹ trước khi gọi món. Đó là sự phù hợp về thời gian, không gian, hoàn cảnh... Bạn không thể muốn ngay lập tức trở thành người giàu có nhất thế giới trong khi hiện tại bạn đang chỉ là một người chỉ đủ nuôi sống bản thân ba bữa cơm. Bạn không thể muốn mình là Bill Gate hay Steve Jobs... Đó không phải là đam mê mà là mơ mộng một cách mù quáng.
Thật không đơn giản để tìm kiếm và xác định đam mê cho mình phải không? Nhưng nếu bạn luôn nhớ rằng: "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn!", và cũng nên xác định cho mình một đam mê trước nhất, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi thực hiện và nuôi dưỡng niềm đam mê của mình. Đến đích và nắm lấy thành công, bạn sẽ làm được nếu có đam mê.
Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta không hề biết và cũng không quan tâm tới định nghĩa của hai từ "Đam mê".
Bởi đơn giản lúc ấy, chúng ta chỉ có khái niệm "thích" và "muốn". Chẳng hạn như bạn muốn một chiếc xe oto đồ chơi mới giống của cậu bạn cùng lớp, hay bạn thích được sở hữu những con diều hình đại bàng, cá mập bán ngoài chợ thay vì ngại ngùng cầm con diều giấy do bố làm cho. Nhưng khi những điều ấy không thể thực hiện được hoặc sẽ chẳng có ai đáp ứng mong muốn hay sở thích của bạn cả... bạn cũng sẽ dần lãng quên và để thời gian xóa dần đoạn ký ức ngắn.
Khi ở vào độ tuổi biết đòi hỏi những điều chúng ta nghĩ nó cần thiết cho mình, chúng ta có thêm chút ương ngạnh trong cả nhận thức và hành động. Đam mê chỉ như một cách để chứng tỏ mình, rằng khi đã muốn là sẽ làm được, không ai có thể ngăn cản. Như việc bạn muốn trở thành cầu thủ bóng đá giỏi nhất, bạn ngày đêm luyện tập bất chấp tới sức khỏe, tới sự lo lắng của người thân. Hay bạn muốn trở thành một ca sĩ vì nghĩ rằng mình có chút năng khiếu, nhưng bạn lại không biết cách phải học từ những điều căn bản nhất. Thế nhưng bạn vẫn làm, bởi điều đó với bạn là đúng đắn nhất. Những điều ấy chỉ dừng lại hoặc bạn không muốn thực hiện nữa khi có một mục tiêu khác hấp dẫn hơn.
Rồi khi chúng ta đã ở độ tuổi biết rõ đam mê là gì, chúng ta mới chợt nhận ra đã có những khoảng thời gian bồng bột, nông nổi đánh đồng những điều là sở thích nhất thời giống như đam mê. Khi ấy bạn sẽ hiểu ra rằng, điều mà mình chấp nhận hy sinh nhiều thứ để nuôi dưỡng, xây dựng nó và dĩ nhiên là theo đuổi đến cùng... điều đó chính là đam mê.
Có nhiều người nói rằng họ có quá nhiều đam mê, nhiều đến mức không thể theo đuổi hết và hầu như tất cả họ đều phải bỏ dở giữa chừng, hay dù đi đến cùng cũng không thấy thành công. Điều đó không có gì là sai cả, nhưng nếu họ biết được rằng đam mê không giống như việc vào một quán ăn nhanh và gọi nhiều món yêu thích cùng lúc, rồi ăn ngấu nghiến. Lúc ấy sẽ có nhiều món bị bỏ dở, cũng có món ăn hết, nhưng cảm giác lại không ngon lành chút nào.
Vậy đấy, nếu ví đam mê như món ăn thì bạn chỉ thật sự cảm thấy món ăn đó ngon nếu như bạn cân nhắc thật kỹ trước khi gọi món. Đó là sự phù hợp về thời gian, không gian, hoàn cảnh... Bạn không thể muốn ngay lập tức trở thành người giàu có nhất thế giới trong khi hiện tại bạn đang chỉ là một người chỉ đủ nuôi sống bản thân ba bữa cơm. Bạn không thể muốn mình là Bill Gate hay Steve Jobs... Đó không phải là đam mê mà là mơ mộng một cách mù quáng.
Thật không đơn giản để tìm kiếm và xác định đam mê cho mình phải không? Nhưng nếu bạn luôn nhớ rằng: "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn!", và cũng nên xác định cho mình một đam mê trước nhất, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi thực hiện và nuôi dưỡng niềm đam mê của mình. Đến đích và nắm lấy thành công, bạn sẽ làm được nếu có đam mê.
THeo Mực Tím