Bài Văn khấn ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán

chungcuhanoivip

Thành viên
Tham gia
10/9/2022
Bài viết
0
Sáng mùng 1 ngày đầu Năm mới để tỏ lòng thành kính phải dâng hương cúng tổ tiên đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn đời xưa của ông cha ta. Cúng mùng 1 Tết thường được các gia đình thực hiện vào buổi sáng mùng 1 Tết Âm lịch. Mời độc giả tham khảo bài văn khấn thần linh và văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết dưới đây trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Thờ cúng tổ tiên là tập tục bao đời nay của người Việt Nam, ngoài việc chuẩn bị mâm cúng mùng 1 Tết thì chúng ta còn phải chuẩn bị cả bài cúng ngày mùng 1 Tết nữa. Chungcuhanoivip giới thiệu tới các bạn một số văn khấn ngày mùng 1 Tết để cùng tham khảo nhé!

[caption id="attachment_44349" align="aligncenter" width="900"]
Mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết
Mâm cơm cúng ngày mùng 1 Tết[/caption]

Văn khấn mùng 1 Tết Quý Mão 2023​

Văn khấn thần linh trong nhà:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

- Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ

- Con kính lạy Chư vị Tôn thần

Tín chủ con là ............................

Ngụ tại .....................................

Hôm nay là ngày mồng Một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị Tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

- Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ…………………

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại:…………………………………………….

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay, ngày mùng Một tháng Giêng năm Mậu Tuất, tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng trước án.

Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ con lại mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)


Văn khấn thổ công ngày mùng 1 Tết​

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ………Ngụ tại ……………………………

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.

Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.

Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)


Văn khấn tại Chùa ngày mùng 1 Tết

Người Việt có thói quen đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới, ngày rằm, mùng Một âm lịch để cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, lễ chùa còn là dịp để mọi người vãn cảnh, tìm lại sự thảnh thơi, bình an trong tâm hồn sau những bộn bề của cuộc sống.

- Khi đi lễ chùa chỉ nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, các loại quả, oản, xôi, chè...

- Trên hương án của chính điện tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa chỉ được dâng đặt lễ chay tịnh, không đặt lễ mặn, không đặt tiền vàng mã ( vàng mã đặt bên Ban Mẫu, Tứ Phủ, hoặc Đền, Điện, Phủ..)

- Không nên đặt tiền thật trên các ban thờ mà nên bỏ vào hòm công đức.

- Không đi Thẳng vào cửa chính Tam bảo mà phải vào cửa bên tay Phải trước, lễ xong Ra cửa Bên Tay Trái.

- Lễ xong không mang đồ lễ về.

Tại sao cần có bài văn khấn mùng 1 Tết?​

Bên cạnh việc thắp hương, dâng mâm cỗ thì văn khấn ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán là một phong tục không thể thiếu của người Việt Nam. Văn khấn thể hiện lòng thành tâm, tôn kính đối với vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát…

Văn khấn sẽ được người dâng lễ trình bày ngày tháng, nơi ở, mục đích của buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa.

[caption id="attachment_44350" align="aligncenter" width="800"]
Văn khấn thể hiện lòng thành tâm, tôn kính đối với vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền
Văn khấn thể hiện lòng thành tâm, tôn kính đối với vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền[/caption]

Lễ vật khấn ngày mùng 1 Tết​

Mâm cúng Mùng 1 Tết thường có: hương, hoa tươi, nước sạch, mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn dầu, nến, bánh kẹo,... Nếu trong dịp Tết sẽ có các món mặn như: bánh chưng, xôi, gà...

Để biết cách cúng mùng 1 Tết và bài văn khấn mùng 1 đúng chuẩn, hãy xem tiếp bài viết dưới đây nhé!

[caption id="attachment_44351" align="aligncenter" width="800"]
Lễ vật khấn ngày mùng 1 Tết
Lễ vật khấn ngày mùng 1 Tết[/caption]

Vì sao gọi là Tết Nguyên đán?

Tết Nguyên đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Chữ "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, chữ "đán" có nghĩa là buổi ban mai. "Nguyên đán" là khởi điểm của năm mới.

Do vậy, sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán lại càng được coi trọng bởi đó là buổi sáng đầu tiên trong năm mới. Nên việc thờ cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo, để cầu mong cho một năm mới khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình.

Kết Luận:

Trên đây là bài văn khấn mùng 1 Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, văn khấn gia tiên mùng 1 tết, văn khấn mùng 1 tết trong nhà. Hy vọng bạn đã chọn được văn khấn ngày mùng 1 Tết phù hợp để cúng ở nhà mình nhé. Trân Trọng!

Nguồn: chungcuhanoivip.net
 
×
Quay lại
Top