- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
(Zing) - Sinh năm 1991, Đức Minh được 6 trường ĐH danh tiếng ở Mỹ tiếp nhận nhưng Minh đã lựa chọn ‘giấc mơ’ Harvard với mức học bổng 59.000 USD/năm.
Sau khi vào học lớp 10 tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trịnh Đức Minh đã nhận được học bổng tại trường trung học St.Joseph's Institution International (Singapore). Hơn 3 năm sau, Minh tốt nghiệp trường này với kết quả xuất sắc.
Hiện tại, anh trai sinh đôi của Minh cũng đang du học tại Mỹ, tháng 8 tới đây, Minh cũng lên đường đến với ĐH Harvard.
Gặp Minh vào một ngày giữa tháng 6 tại Hà Nội, khi chàng trai đang chuẩn bị cho cuộc hội thảo du học Mỹ sẽ diễn ra vào tháng sau, Minh cho biết, tại ĐH Harvard, Minh sẽ theo hai ngành học là Kinh tế và Quan hệ quốc tế, với mức học bổng 59.000 USD/năm (236.000 USD/4 năm) Đức Minh và gia đình không phải bỏ ra một khoản tiền nào trong suốt thời gian học.
Trịnh Đức Minh tại Hà Nội.
Dưới đây là chia sẻ của chàng trai đặc biệt này:
Ngưỡng mộ nhà trí thức Trần Đại Nghĩa, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
- Thời điểm em học tại Singapore, ngoài điểm sổ, các hoạt động xã hội, mỗi kỳ thi cuối kỳ có khắc nghiệt?
- Nó không quá khắc nghiệt, vì học sinh ở Singapore có một nét tiến bộ là chia dàn trải ra, trong năm chúng em làm các bài nghiên cứu để đóng góp cho bài thi cuối cùng, thi chỉ là phần kết thúc nữa thôi nên đến lúc thi đã có một sự chuẩn bị tương đối tốt.
- Tập trung học như vậy, em tham gia vào các hoạt động xã hội như thế nào?
- Học tới lớp 9 em vẫn chưa biết gì về các hoạt động xã hội, lên lớp 10 tại trường chuyên Ams, qua bạn bè thì em mới biết các hoạt động xã hội, mới biết không khí đi làm tình nguyện như thế nào. Hồi đó, em tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường các chương trình dọn vệ sinh, cổ động ủng hộ bảo vệ môi trường, đến thăm các trại phong ở Sóc Sơn.
- Ban đầu sang Singapore, việc tham gia các hoạt động xã hội có khó khăn gì?
- Tương đối dễ dàng vì trường học ở đó rất quan tâm đến các hoạt động xã hội của học sinh. Trường học của em yêu cầu mỗi học sinh phải tham gia ít nhất một hoạt động. Họ quan niệm học sinh phải hoàn thiện mình bằng điều đó. Cho nên từ tháng 3/2008 đến khi kết thúc khóa học, em tham gia và quản lý hội tình nguyện viên vì người khiếm thị tại Sing.
- Trong suốt những ngày tháng cùng chia sẻ với người khiếm thị, em khắc ghi được điều gì?
- Đó là một hôm em tổ chức buổi hòa nhạc cho những người khiếm thị, rất nhiều người trong số họ đã khiếm thị từ khi sinh ra nên không quan sát được những động tác của mình và người khác. Cho nên khi nghe nhạc, họ có những động tác tay, động tác chân rất kỳ lạ, em cảm thấy sự khác biệt, dường như điều đó làm mình cảm thấy yêu quý và gần gũi họ hơn.
Đức Minh trong lễ tốt nghiệp tại Singapore.
- Có lúc nào em nghĩ nhà chỉ hai anh em nhưng cả hai đều rời xa bố mẹ, như vậy thì rất thương các bậc sinh thành mình?
- Nói đến điều này thì em rất cảm ơn bố mẹ, bố mẹ đã nghĩ cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ sẵn sàng để cho cả hai người con đi học xa nhà từ rất sớm, tất cả là vì tương lai của các con.
- Mỗi khi xa nhà, em nhớ nhất điều gì?
- Em yêu nhất là mùa thu Hà Nội, vì ở Singapore thì quanh năm nóng. Em thường có kỳ nghỉ cuối thu đầu đông nên đến lúc quay lại Singapore lại rất nhớ Hà Nội. Lúc còn ở nhà, em thường lên xe buýt vào buổi trưa, đi học vui vẻ ở trường, sau đó đi về, và ngồi ở bến xe buýt rất lâu để tán chuyện với bạn bè. Trong thời tiết mát mẻ, lúc đó nhiều người đi trên đường, còn em ngồi trên xe buýt, nhìn ánh đèn vàng chiếu xuống, cảm thấy rất thanh thản.
- Các bạn trẻ Việt Nam dường như am hiểu lịch sử Trung Quốc nhiều hơn Việt Nam từ việc đọc sách, xem phim, với bản thân em thì sao?
- Em cũng nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, còn với lịch sử Việt Nam thì em bắt đầu tìm hiểu từ hồi tiểu học. Bởi từ bé em đã được đọc những quyển sách về bác Hồ, về đội du kích thiếu niên Đình Bảng, đội tình báo Bát Sát, em thấy có rất nhiều điều kỳ diệu.
- Em thích nghiên cứu giai đoạn lịch sử, hoặc cá nhân nào?
- Lịch sử Việt Nam thì em có hai mối quan tâm chính. Đó là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới. Nhân vật mà em kính trọng nhất trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương là bác Trần Đại Nghĩa, nhà chế tạo vũ khí của Việt Nam, bác là đại diện cho tầng lớp trí thức vận dụng sự hiểu biết của mình để đóng góp cho đất nước. Thời kỳ đổi mới thì em quan tâm đến bác Nguyễn Văn Linh, bác Võ Văn Kiệt ...đó là những người mà em rất ngưỡng mộ.
Chàng trai Hà Nội tham gia ngày hội thể thao tại trường học ở Singapore
Đường đến Harvard
- Đức Minh làm thế nào để chọn trường và nộp hồ sơ tìm học bổng tại Mỹ?
- Mỗi năm có hàng trăm trường ĐH để sinh viên lựa chọn và nộp hồ sơ. Cho nên trước hết thì em tham khảo từ các anh chị đi trước, tìm hiểu thêm về các trường, chẳng hạn như ngoài điểm số còn có phong cách sống, học tập ở đó như thế nào. Cứ mỗi ngày trôi qua em lại giảm đi một số trường trong danh sách của mình, cho đến tháng 9 còn 20 trường, tháng 10 còn 15 và đến tháng 11 khi em nộp hồ sơ thì chỉ có 12 trường thôi.
- Em quyết định nộp hồ sơ vào cả 12 trường?
- Vâng, các học sinh được khuyên nên nộp hồ sơ vào 10-12 trường, trong đó chúng em chia ra có những trường gọi là trường ước mơ, trường vừa tầm... để có nhiều sự lựa chọn.
- Ngoài điểm số, hồ sơ cá nhân thì em chuẩn bị bao nhiêu bài luận cho đợt ‘săn’ học bổng này?
- Em viết 6 bài luận chính, và sửa đổi một số để gửi đi các trường khác nhau, vì có trường chỉ cần 1-2 bài luận nhưng cũng có trường đòi hỏi đến 5-6 bài luận.
- Trong số đó, trường nào khiến em “đau đầu” nhất?
- Trường Chicago là nơi yêu cầu nhiều bài luận nhất, không chỉ thế mà ở đó họ còn đòi hỏi sinh viên phải có tính sáng tạo, triết học và những suy nghĩ cao siêu. Chẳng hạn họ hỏi ‘bạn đã lớn lên bằng cái gì?’, đó là một để ngỏ và nó khiến mình phải suy nghĩ rất sâu. Em đã viết về việc mình lớn lên bằng chủ nghĩa vô thần, về tư duy trẻ con bài trừ mê tín, vì lúc bé, thấy bố mẹ thờ thần thì em rất buồn cười, nhưng khi lớn lên thì em hiểu đó là niềm tin của con người.
Hoặc cũng có cũng có bài viết là tại sao lại chọn trường Chicago, em đã viết về mối quan tâm của trường về số lượng nắp cống trong thành phố, vì nó cho thấy sự quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt nhưng có tác động thực tiễn cho dân.
- Rồi sau đó em nhận được sự đồng ý của bao nhiêu trường?
- Em nhận được phản hồi tuyển của 6 trường.
- Harvard có phải là trường đầu tiên mà em nhận được tin vui?
- Trường trả lời đầu tiên cho em không phải là Harvard mà là trường Colgate, đó là vào ngày 24/2, thời gian sau thì các trường khác đồng loạt báo kết quả.
- Cảm xúc của em như thế nào khi nhận được thông báo thành công vào ĐH Harvard?
- Trước hết em rất vui mừng, nhưng thực sự thì em rất băn khoăn. Tại vì em không biết liệu Harvard có phải là điểm đến đúng đắn nhất của mình không? Liệu cuộc sống bên đó có thực sự phù hợp với mình không? Mình có thể hòa nhập được hay không. Cho nên sau khi tham khảo rất nhiều bạn bè, người thân thì gần 20 ngày sau em mới trả lời. (Đức nhận thông báo từ ngày 1/4, thời hạn để quyết định là 1/5, ngày 19/4 Đức phản hồi đồng ý).
- Em đã chuẩn bị hết mọi thứ, và mang theo những gì sang Mỹ?
- Về tinh thần thì em đã sẵn sàng, còn khi đi, em dự định mang ít sách vở, quà của bạn bè là nhiều vì em có rất nhiều bạn ở bên đó. Quan trọng là em sẽ mang theo cả lời khuyên của những người đi trước, chuẩn bị cho mình một tinh thần thật vững vàng để những người bạn mới ở Harvard có cái nhìn ấn tượng về du học sinh Việt Nam.
Sau khi vào học lớp 10 tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trịnh Đức Minh đã nhận được học bổng tại trường trung học St.Joseph's Institution International (Singapore). Hơn 3 năm sau, Minh tốt nghiệp trường này với kết quả xuất sắc.
Hiện tại, anh trai sinh đôi của Minh cũng đang du học tại Mỹ, tháng 8 tới đây, Minh cũng lên đường đến với ĐH Harvard.
Gặp Minh vào một ngày giữa tháng 6 tại Hà Nội, khi chàng trai đang chuẩn bị cho cuộc hội thảo du học Mỹ sẽ diễn ra vào tháng sau, Minh cho biết, tại ĐH Harvard, Minh sẽ theo hai ngành học là Kinh tế và Quan hệ quốc tế, với mức học bổng 59.000 USD/năm (236.000 USD/4 năm) Đức Minh và gia đình không phải bỏ ra một khoản tiền nào trong suốt thời gian học.
Trịnh Đức Minh tại Hà Nội.
Dưới đây là chia sẻ của chàng trai đặc biệt này:
Ngưỡng mộ nhà trí thức Trần Đại Nghĩa, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
- Thời điểm em học tại Singapore, ngoài điểm sổ, các hoạt động xã hội, mỗi kỳ thi cuối kỳ có khắc nghiệt?
- Nó không quá khắc nghiệt, vì học sinh ở Singapore có một nét tiến bộ là chia dàn trải ra, trong năm chúng em làm các bài nghiên cứu để đóng góp cho bài thi cuối cùng, thi chỉ là phần kết thúc nữa thôi nên đến lúc thi đã có một sự chuẩn bị tương đối tốt.
- Tập trung học như vậy, em tham gia vào các hoạt động xã hội như thế nào?
- Học tới lớp 9 em vẫn chưa biết gì về các hoạt động xã hội, lên lớp 10 tại trường chuyên Ams, qua bạn bè thì em mới biết các hoạt động xã hội, mới biết không khí đi làm tình nguyện như thế nào. Hồi đó, em tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường các chương trình dọn vệ sinh, cổ động ủng hộ bảo vệ môi trường, đến thăm các trại phong ở Sóc Sơn.
- Ban đầu sang Singapore, việc tham gia các hoạt động xã hội có khó khăn gì?
- Tương đối dễ dàng vì trường học ở đó rất quan tâm đến các hoạt động xã hội của học sinh. Trường học của em yêu cầu mỗi học sinh phải tham gia ít nhất một hoạt động. Họ quan niệm học sinh phải hoàn thiện mình bằng điều đó. Cho nên từ tháng 3/2008 đến khi kết thúc khóa học, em tham gia và quản lý hội tình nguyện viên vì người khiếm thị tại Sing.
- Trong suốt những ngày tháng cùng chia sẻ với người khiếm thị, em khắc ghi được điều gì?
- Đó là một hôm em tổ chức buổi hòa nhạc cho những người khiếm thị, rất nhiều người trong số họ đã khiếm thị từ khi sinh ra nên không quan sát được những động tác của mình và người khác. Cho nên khi nghe nhạc, họ có những động tác tay, động tác chân rất kỳ lạ, em cảm thấy sự khác biệt, dường như điều đó làm mình cảm thấy yêu quý và gần gũi họ hơn.
Đức Minh trong lễ tốt nghiệp tại Singapore.
- Có lúc nào em nghĩ nhà chỉ hai anh em nhưng cả hai đều rời xa bố mẹ, như vậy thì rất thương các bậc sinh thành mình?
- Nói đến điều này thì em rất cảm ơn bố mẹ, bố mẹ đã nghĩ cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ sẵn sàng để cho cả hai người con đi học xa nhà từ rất sớm, tất cả là vì tương lai của các con.
- Mỗi khi xa nhà, em nhớ nhất điều gì?
- Em yêu nhất là mùa thu Hà Nội, vì ở Singapore thì quanh năm nóng. Em thường có kỳ nghỉ cuối thu đầu đông nên đến lúc quay lại Singapore lại rất nhớ Hà Nội. Lúc còn ở nhà, em thường lên xe buýt vào buổi trưa, đi học vui vẻ ở trường, sau đó đi về, và ngồi ở bến xe buýt rất lâu để tán chuyện với bạn bè. Trong thời tiết mát mẻ, lúc đó nhiều người đi trên đường, còn em ngồi trên xe buýt, nhìn ánh đèn vàng chiếu xuống, cảm thấy rất thanh thản.
- Các bạn trẻ Việt Nam dường như am hiểu lịch sử Trung Quốc nhiều hơn Việt Nam từ việc đọc sách, xem phim, với bản thân em thì sao?
- Em cũng nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, còn với lịch sử Việt Nam thì em bắt đầu tìm hiểu từ hồi tiểu học. Bởi từ bé em đã được đọc những quyển sách về bác Hồ, về đội du kích thiếu niên Đình Bảng, đội tình báo Bát Sát, em thấy có rất nhiều điều kỳ diệu.
- Em thích nghiên cứu giai đoạn lịch sử, hoặc cá nhân nào?
- Lịch sử Việt Nam thì em có hai mối quan tâm chính. Đó là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới. Nhân vật mà em kính trọng nhất trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương là bác Trần Đại Nghĩa, nhà chế tạo vũ khí của Việt Nam, bác là đại diện cho tầng lớp trí thức vận dụng sự hiểu biết của mình để đóng góp cho đất nước. Thời kỳ đổi mới thì em quan tâm đến bác Nguyễn Văn Linh, bác Võ Văn Kiệt ...đó là những người mà em rất ngưỡng mộ.
Chàng trai Hà Nội tham gia ngày hội thể thao tại trường học ở Singapore
Đường đến Harvard
- Đức Minh làm thế nào để chọn trường và nộp hồ sơ tìm học bổng tại Mỹ?
- Mỗi năm có hàng trăm trường ĐH để sinh viên lựa chọn và nộp hồ sơ. Cho nên trước hết thì em tham khảo từ các anh chị đi trước, tìm hiểu thêm về các trường, chẳng hạn như ngoài điểm số còn có phong cách sống, học tập ở đó như thế nào. Cứ mỗi ngày trôi qua em lại giảm đi một số trường trong danh sách của mình, cho đến tháng 9 còn 20 trường, tháng 10 còn 15 và đến tháng 11 khi em nộp hồ sơ thì chỉ có 12 trường thôi.
- Em quyết định nộp hồ sơ vào cả 12 trường?
- Vâng, các học sinh được khuyên nên nộp hồ sơ vào 10-12 trường, trong đó chúng em chia ra có những trường gọi là trường ước mơ, trường vừa tầm... để có nhiều sự lựa chọn.
- Ngoài điểm số, hồ sơ cá nhân thì em chuẩn bị bao nhiêu bài luận cho đợt ‘săn’ học bổng này?
- Em viết 6 bài luận chính, và sửa đổi một số để gửi đi các trường khác nhau, vì có trường chỉ cần 1-2 bài luận nhưng cũng có trường đòi hỏi đến 5-6 bài luận.
- Trong số đó, trường nào khiến em “đau đầu” nhất?
- Trường Chicago là nơi yêu cầu nhiều bài luận nhất, không chỉ thế mà ở đó họ còn đòi hỏi sinh viên phải có tính sáng tạo, triết học và những suy nghĩ cao siêu. Chẳng hạn họ hỏi ‘bạn đã lớn lên bằng cái gì?’, đó là một để ngỏ và nó khiến mình phải suy nghĩ rất sâu. Em đã viết về việc mình lớn lên bằng chủ nghĩa vô thần, về tư duy trẻ con bài trừ mê tín, vì lúc bé, thấy bố mẹ thờ thần thì em rất buồn cười, nhưng khi lớn lên thì em hiểu đó là niềm tin của con người.
Hoặc cũng có cũng có bài viết là tại sao lại chọn trường Chicago, em đã viết về mối quan tâm của trường về số lượng nắp cống trong thành phố, vì nó cho thấy sự quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt nhưng có tác động thực tiễn cho dân.
- Rồi sau đó em nhận được sự đồng ý của bao nhiêu trường?
- Em nhận được phản hồi tuyển của 6 trường.
- Harvard có phải là trường đầu tiên mà em nhận được tin vui?
- Trường trả lời đầu tiên cho em không phải là Harvard mà là trường Colgate, đó là vào ngày 24/2, thời gian sau thì các trường khác đồng loạt báo kết quả.
- Cảm xúc của em như thế nào khi nhận được thông báo thành công vào ĐH Harvard?
- Trước hết em rất vui mừng, nhưng thực sự thì em rất băn khoăn. Tại vì em không biết liệu Harvard có phải là điểm đến đúng đắn nhất của mình không? Liệu cuộc sống bên đó có thực sự phù hợp với mình không? Mình có thể hòa nhập được hay không. Cho nên sau khi tham khảo rất nhiều bạn bè, người thân thì gần 20 ngày sau em mới trả lời. (Đức nhận thông báo từ ngày 1/4, thời hạn để quyết định là 1/5, ngày 19/4 Đức phản hồi đồng ý).
- Em đã chuẩn bị hết mọi thứ, và mang theo những gì sang Mỹ?
- Về tinh thần thì em đã sẵn sàng, còn khi đi, em dự định mang ít sách vở, quà của bạn bè là nhiều vì em có rất nhiều bạn ở bên đó. Quan trọng là em sẽ mang theo cả lời khuyên của những người đi trước, chuẩn bị cho mình một tinh thần thật vững vàng để những người bạn mới ở Harvard có cái nhìn ấn tượng về du học sinh Việt Nam.
Thủy Nguyên
Zing Vn
Zing Vn