9 điểm nhà tuyển dụng tìm ở CV ứng viên

nguyenhoahanam

Thành viên
Tham gia
6/1/2012
Bài viết
27
Hồ sơ xin việc là một công cụ quan trọng đưa bạn đến gần hơn với vị trí mà bạn mong muốn. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn biết chính xác những gì người sử dụng lao động đang tìm kiếm.
Trong hồ sơ, nhà tuyển dụng thường dành thời gian nhiều hơn cả cho CV ứng viên tìm việc làm. Tuy nhiên, phải mất 15 - 30 giây để thuyết phục họ dừng lại ở CV của bạn.
Để nổi bật giữa một rừng hồ sơ khác nhau, lý lịch phải truyền tải thật rõ ràng những khả năng của bản thân. Bởi vì, bạn cần nêu rõ thế mạnh một cách hiệu quả và luôn nhớ rằng, những gì bạn nói và cách nói thế nào là rất quan trọng giúp hồ sơ của bạn chiến thắng.
Sau đây là những điểm nhà tuyển dụng thường tìm kiếm trong CV của ứng viên:
- Thông tin liên hệ
Bạn nên để thông tin liên hệ lên đầu nếu sơ yếu lý lịch của bạn dài hơn một trang. Thông tin liên hệ nên bao gồm tên tuổi cụ thể, số điện thoại, địa chỉ e-mail và một vài thông tin khác, đảm bảo nhà tuyển dụng dễ tìm thấy nhất khi muốn gọi cho bạn.
- Lời giới thiệu về bản thân
Đây là những thông tin ban đầu về bản thân nhưng không cần rườm rà, dài dòng.viec lam Bạn chỉ cần tóm tắt trình độ, kinh nghiệm và những kỹ năng quan trọng của mình kèm theo một lời giới thiệu thông minh để gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng, giữ họ ở lại với hồ sơ của bạn.
Tập hợp kỹ năng
CV dù ngắn gọn, cô đọng cũng không thể thiếu phần kỹ năng của ứng viên. Bởi vậy, bạn hãy tập hợp kinh nghiệm bản thân, nhấn mạnh những kỹ năng có được kể cả trước và trong quá trình đi làm. Nếu đã đóng góp thành tích đáng kể ở vị trí công việc trước đây, bạn nên nhấn mạnh vào những lợi ích bạn đem lại cho công ty.
Sự phù hợp
Khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào một công việc cụ thể nào, bạn cũng nên điều chỉnh hồ sơ xin việc với những thông tin liên quan, phù hợp với vị trí đó. tim viec lam Nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm đến một bản lý lịch dày đặc các chi tiết không liên quan dù thành tích bạn từng đạt được không hề mỏng.
Đừng làm nhà tuyển dụng mất hứng với một CV chẳng liên quan, bởi họ chỉ muốn tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với vị trí đang trống ở công ty của họ.
Độ chính xác
Giải thích rõ ràng các chữ viết tắt, tên trường học, các công ty, tổ chức và các chức danh bạn từng đảm nhận để nhà tuyển dụng có thể nắm bắt ngay thông tin mà không cần nghiên cứu hay tra cứu. Đây cũng là cách để ứng viên thể hiện sự chuyên nghiệp
Những thống kê cá nhân
Việc đề cập đến tuổi tác, tình trạng hôn nhân hoặc giới tính không phải lúc nào cũng được yêu cầu, đặc biệt là với những sơ yếu lý lịch mức độ từ trung đến cao cấp.viec lam them Giới tính cần được nêu ra chỉ trong những sơ yếu lý lịch quốc tế, nơi mà tên gọi không đủ để xác định giới tính của một người. Chiều cao, cân nặng, sức khỏe chắc chắn không cần đề cập trong sơ yếu lý lịch, trừ trường hợp được yêu cầu.
Đây là những điểm ứng viên cần nhớ khi kê khai thông tin cá nhân trong CV, tránh làm mất thời gian của nhà tuyển dụng cũng như khiến cho CV bị kéo dài một cách không cần thiết, dễ làm người xem mất cảm tình.
Sắp xếp thông tin theo mức độ quan trọng
Sắp xếp thông tin theo từng chủ đề và theo thứ tự ưu tiên mức độ quan trọng như vậy sẽ giúp người đọc dễ theo dõi, nắm bắt thông tin. Thêm vào đó, bạn cũng nên nhấn mạnh điểm quan trọng bằng cách để phông chữ đậm.
Nếu hồ sơ xin việc của bạn không đưa ra các thông tin có liên quan trực tiếp, nó có khả năng bị chuyển vào thư rác bởi đa số người sử dụng lao động tìm kiếm hồ sơ với thông tin quan trọng đầu tiên, tiếp theo là những thông tin hỗ trợ.
Chọn lọc thông tin
Đừng ôm đồm tất cả mọi việc bạn đã làm vào CV. Nếu bạn trông có vẻ như là một người hay nhảy việc, nhìn vào tiêu đề từng việc và kết hợp hai việc tương tự thành một. Nếu có những việc bạn chỉ làm trong một thời gian rất ngắn, đừng đề cập đến nó. Viec lam Nếu sơ yếu lý lịch của bạn vẫn làm cho bạn trông giống như một người hay nhảy việc, hãy giải thích lịch sử và nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đến một vị trí lâu dài.
Rà soát kỹ trước khi gửi
Rà soát lại CV một cách cẩn thận, xóa bỏ những thông tin không cần thiết và đảm bảo không mắc lỗi chính tả trước khi CV gửi đến nhà tuyển dụng. Bạn nên tránh sử dụng văn phong tường thuật đều đều gây nhàm chán và câu cú phải được dùng đúng ngữ pháp. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ người khác kiểm tra hồ sơ xin việc của bạn trước khi gửi đi.
 
×
Quay lại
Top Bottom