7 phát minh của La Mã: Những thành tựu công nghệ to lớn thời cổ đại

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Những phát minh và công nghệ của La Mã cổ đại có ảnh hưởng đến thế giới hiện đại.

1644999261802.png

Những phát minh và sáng kiến của La Mã cổ đại không sụp đổ cùng với đế chế La Mã. Dù đã trải qua nhiều thiên niên kỷ, những công trình bậc thầy ấy của người La Mã vẫn có thể được trông thấy trong cuộc sống thường nhật.

Với một đế chế trải rộng hầu hết châu Âu, tây Á, bắc Phi và Địa Trung Hải, người La Mã nắm giữ quyền lực và tầm ảnh hưởng khổng lồ ở thời cổ đại. Từ thế kỷ 8 TCN khi La Mã được thành lập, đến khi đế chế Tây La Mã sụp đổ vào thế kỷ 5, công nghệ của La Mã đã có ảnh hưởng đến một số công cụ, kiến trúc và kết cấu thành phố của thời hiện đại.

Người La Mã là bậc thầy về kỹ thuật môi trường thời kỳ đầu, ví dụ như việc sử dụng nước và kiến thức vật lý để làm quay cối xay. Trong khi đó ở nông trang, họ có thể tối đa hoá sản lượng cây trồng bằng luân canh và hệ thống “thực phẩm, thức ăn gia súc, đất hoang”(*). Việc phân chia nông trại thành 3 phân khu đảm bảo sẽ luôn có cây trồng sẵn sàng để thu hoạch.


(*) Là phương pháp chia nông trại thành 3 phân khu: một khu trồng lương thực như lúa mì, một khu trồng thức ăn cho gia súc như lúa mạch, khu còn lại không trồng gì, để đất hoang một mùa.

Tuy nhiên không phải mọi sáng kiến thời cổ đại đều là thành tựu của người La Mã. Ví dụ, lịch đầu tiên không phải là phát minh của người La Mã, mà việc sử dụng rộng rãi lịch Julius đã dạy phần lớn thế giới cách đánh dấu thời gian trôi.

Từ những phát minh độc đáo đến những kỹ thuật cải tiến, sau đây là 7 bài học mà người La Mã đã chỉ dạy thế giới.


SƯỞI ẤM TƯ GIA

Người La Mã đã phát minh ra hệ thống sưởi âm sàn, một phương pháp thời kỳ đầu giúp phân phối nhiệt hiệu quả. Nhấp vào ảnh dưới để khám phá những nét đặc trưng của hệ thống này.

1644999942675.png

Click

XỬ LÝ RÁC THẢI

La Mã cổ đại là nơi có những hệ thống nước thải đầu tiên trên thế giới. Những cống nước ngầm được lắp đặt lần đầu vào khoảng năm 500 TCN, gồm có những đường hầm đá chạm khắc khổng lồ. Ngày nay cống nước của nhiều thành phố giống với của La Mã cổ đại, nhưng mục đích của nó có thể khác. Ở thời hiện đại, chức năng chính của cống nước là thoát nước thải mất vệ sinh ra khỏi thành thị. Nhưng ở La Mã, vai trò chính của nó là để tháo nước dư thừa có thể làm ngập đường sá.

Một số tư gia được liên kết trực tiếp với hệ thống tiêu nước có mái che của La Mã, còn những nhà khác chỉ đổ nước thải ra đường, nhưng đường sau đó sẽ được rửa sạch để đưa nước thải xuống cống. Nước thải tiếp theo đi qua một mạng lưới đường hầm rộng lớn, cho đến khi đổ ra sông Tibet, con sông chính của La Mã. Kiến trúc cống nước không thay đổi nhiều kể từ những công trình cổ này. Trên thực tế, “Cống nước lớn nhất” của La Mã cổ đại vẫn còn tồn tại đến ngày nay và là một trong những kiến trúc La Mã cổ đại lâu đời nhất còn sót lại.


Bên trong một cống nước ở La Mã thế kỷ 1. Ảnh: Getty Images.

Bên trong một cống nước ở La Mã thế kỷ 1. Ảnh: Getty Images.

QUY HOẠCH THÀNH PHỐ

Bố cục lưới của thành phố, còn được gọi là centuriation (lưới La Mã), là một trong những quy cách người La Mã áp dụng để phân chia và đo đạc đất đai. Quy cách dạng lưới (mà về sau đã chia đất La Mã thành các lãnh thổ bị chinh phạt) ngày nay tạo nên các thành phố lớn đường sá tấp nập.

Người La Mã có kỹ năng thượng thừa trong việc biến đất trống thành những thành phố đông đúc khi nhiều thị trấn dưới đế chế La Mã được mở rộng và tái phát triển. Thiết kế dạng lưới ngày nay nhìn có vẻ đơn giản, nhưng trước khi người La Mã tạo ra mạng lưới đường sá phức tạp, các toà nhà và những đặc điểm thành thị khác thường chỉ tuân theo hình dáng và địa chất của khu đất.

Ý tưởng thị trấn và thành phố lớn cũng được người La Mã du nhập vào nhiều quốc gia. Bố cục đường sá ngang dọc tạo ra quảng trường trung tâm để buôn bán, gọi là insulae. Kiến trúc này đã truyền cảm hứng cho các nhà quy hoạch thành phố đời sau.


ĐI TỪ A ĐẾN B

Hơn 9000 kilomet đường sá được xây dựng để vận chuyển và mở rộng đế chế.

1645000023895.png

Click

BÍ MẬT BÊ TÔNG LÂU BỀN

Thông thường cùng với sự tiến bộ của công nghệ và tri thức, những đồ vật do con người chế tạo sẽ tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, bê tông của người La Mã lại là vật liệu bền chắc hơn bê tông thời hiện đại. Ví dụ, dù nước biển làm xói mòn bê tông hiện đại trong vòng vài năm, nhưng một số tường chắn biển do người La Mã xây dựng 2000 năm trước vẫn còn nguyên vẹn. Chi tiết về phương pháp sản xuất bê tông La Mã đã bị thất truyền.

Để vén màn bí mật xây dựng của người La Mã, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Barkeley của Đại học California đã nghiên cứu thành phần khoáng chất của bê tông hàng hải xưa. Họ phát hiện ra một hỗn hợp vôi và đá núi lửa được sử dụng. Hỗn hợp này tạo ra một lớp vữa và đá túp núi lửa. Để gia cố thêm, vữa được đặt trong nước biển. Các phân tử nước sẽ thuỷ hoá vôi, vôi trải qua phản ứng hoá học với tro, kết dính chúng lại với nhau. Quá trình đó tạo nên một hợp chất canxi-nhôm-silicat-hydrat mạnh.

Ngay cả những kiến trúc không nằm dưới nước cũng rất cứng. Ví dụ, kỹ thuật điêu luyện của người La Mã (dùng đá núi lửa và tro núi lửa để xây Đấu Trường La Mã) đã giữ cho kỳ quan nổi tiếng này khá nguyên vẹn.


Đấu Trường La Mã được làm từ đá, bê tông và đá túp. Ảnh: Getty Images.

Đấu Trường La Mã được làm từ đá, bê tông và đá túp. Ảnh: Getty Images.

ĐÓNG SÁCH

Dù người La Mã không phải người đầu tiên để lại các bản ghi chép, nhưng họ có công thay thế những cuộn giấy thành hình dạng sách đầu tiên. Những phiến sáp đóng gáy, được gọi là codice, đã được sử dụng thay vì giấy ngày nay.

Sáp được khắc bằng một dụng cụ sắc bén gọi là stylus (bút trâm). Những tài liệu này đã làm thay đổi khả năng đọc viết, vì những phiến sáp được đóng để chúng có thể gấp lại với nhau mỏng hơn phiến đất sét lớn được dùng trước đây. Codice cũng dễ cầm nắm hơn cuộn giấy. Về sau, phiến sáp được thay thế bằng da thú nhẹ hơn.


Một bản sao của phiến sáp đóng gáy La Mã. Ảnh: Getty Images.

Một bản sao của phiến sáp đóng gáy La Mã. Ảnh: Getty Images.

PHẪU THUẬT

Người La Mã đã phát minh ra nhiều dụng cụ phẫu thuật và truyền bá tri thức về quy trình phẫu thuật. Nhiều đột phá trong y tế ấy diễn ra trên chiến trường.

Một số dụng cụ phẫu thuật thời Hy-La đã giúp định hình nên ngành phẫu thuật hiện đại gồm có khoan xương và kẹp. Khoan xương được sử dụng để loại bỏ xương bị bệnh và có kiểu dáng tương tự như cái mở nút chai ngày nay. Kẹp là một trong những dụng cụ phẫu thuật phổ biến nhất thời La Mã. Chúng được sử dụng để gắp những mảnh xương nhỏ ra khỏi cơ thể. Trong văn học La Mã cổ, có nhiều ghi chép về việc dùng ống tiêm. Ống tiêm được dùng để bôi thuốc mỡ.

Luật cổ La Mã viết rằng, nếu một người phụ nữ chết khi đang lâm bồn, đứa con phải được cắt ra khỏi cơ thể cô ta. Đó là hình thức mổ lấy thai đầu tiên.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Live Science)
 
×
Quay lại
Top