Pompeii - Thành bang La Mã bị núi lửa chôn vùi gần 2000 năm trước

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Đào lên những bí mật về nền văn minh cổ đại bị chôn vùi này.
Một tiếng nổ đinh tai gầm lên giữa khu chợ Pompeii tấp nập. Mặt đất rung chuyển dữ dội, giữa ban ngày người mua hàng ngã nghiêng và các quầy thịt cá đổ nhào. Người ta la hét và chỉ về phía núi lửa Vesuvius khổng lồ sừng sững trên đầu.
Bức tranh vẽ núi Vesuvius phun trào vào năm thứ 79 sau Công nguyên. Ảnh: Thư viện ảnh De Agostini, Getty Images

Bức tranh vẽ núi Vesuvius phun trào vào năm thứ 79 sau Công nguyên. Ảnh: Thư viện ảnh De Agostini, Getty Images
Gần 2000 năm trước, Pompeii từng là một thành bang nhộn nhịp ngự ở phía nam nước Ý ngày nay. Nhưng vào mùa hè năm thứ 79 sau Công nguyên, núi lửa gần Vesuvius đã phun trào. Khói bụi và khí độc thải ra không khí xa đến 20 dặm, nhanh chóng lan ra khắp thành phố. Gần như chỉ sau một đêm, Pompeii, và nhiều người trong số 10,000 dân của nó, đã biến mất dưới lớp tro tàn.

Những tàn tích còn hữu hiện của Pompeii mang đến du khách cái nhìn về cuộc sống của người La Mã cổ đại. Ảnh: Iryna Shpulak, Getty Images

Những tàn tích còn hữu hiện của Pompeii mang đến du khách cái nhìn về cuộc sống của người La Mã cổ đại. Ảnh: Iryna Shpulak, Getty Images

Pompeii đã mất tích và bị quên lãng cho đến năm 1748 mới lại được tìm thấy. Nhờ vào các cuộc khai quật vẫn tiếp tục cho đến hôm nay, các nhà khoa học đã có thể tìm ra gần như chính xác câu chuyện đằng sau cái ngày khủng khiếp ấy.
Khung trời đổ sập

Sau đợt phun trào ngắn đầu tiên vào lúc xế chiều, tro bụi dày đặc đã phủ đen mọi thứ - người ta thậm chí còn không thể nhìn thấy ánh mặt trời. Người dân phần thì chạy thoát thân, phần thì trú ẩn trong nhà. Nhưng tro bụi vẫn cứ trút xuống. Những đống tro ở một số nơi dày đến 9 feet, chắn hết lối ra vào và chất đầy mái nhà.

Người dân Pompeii này đã không thể thoát thân kịp lúc khi cơn mưa tro nóng đổ xuống thành phố. Ảnh: Roger Ressmeyer, Corbis, VCG, Getty Images

Người dân Pompeii này đã không thể thoát thân kịp lúc khi cơn mưa tro nóng đổ xuống thành phố. Ảnh: Roger Ressmeyer, Corbis, VCG, Getty Images

Khoảng nửa đêm, đám mây thứ nhất trong bốn đám mây tro bụi, đất đá và khí ga nóng đốt (còn được gọi là những đợt sóng) lao xuống từ ngọn núi lửa. Tiến tới Pompeii với tốc độ 180 dặm/giờ, đợt sóng này đốt sạch mọi thứ trên đường đi của nó. Khoảng 7 giờ sáng, gần 19 tiếng sau đợt phun trào đầu tiên, thành phố đã hoàn toàn bị bao phủ trong mớ hỗn hợp của tro bụi và đất đá.

Mất tích rồi tìm thấy

Viếng thăm tàn tích thành Pompeii giống như trở ngược về quá khứ. Các lớp tro bụi quả thật đã giúp bảo quản những tòa nhà, công trình nghệ nghệ thuật, và thậm chí là hình dạng xác chết khi chúng phân hủy và để lại những lỗ hổng trong lớp tro. Điều đó cho phép các chuyên gia đổ khuôn các chi tiết có lẽ đã không còn tồn tại ở nhiều điểm khai quật La Mã khác.

Các nhà khảo cổ vẫn đang khám phá các di chỉ tại Pompeii, ví dụ như những chiếc hũ này được phát hiện năm 2015. Ảnh: Mario Laporta, Stringer, Getty Images

Các nhà khảo cổ vẫn đang khám phá các di chỉ tại Pompeii, ví dụ như những chiếc hũ này được phát hiện năm 2015. Ảnh: Mario Laporta, Stringer, Getty Images

Dựa trên những gì đã được khám phá, các nhà khoa học tin rằng Pompeii từng là một thành bang sầm uất với nhiều người La Mã giàu có đến nghỉ dưỡng. Những con lộ lát đá ngay ngắn có vỉa hè cao và những bậc thang đá giúp người đi đường khỏi giẫm phải bùn. Muốn thư giãn, người ta sẽ ngâm mình trong những nhà tắm công cộng, xem các đấu sĩ hoặc các cuộc đua xe ngựa tại một đấu trường nào đó, và tận hưởng các vở kịch trong hai nhà hát.

Tranh minh họa các thành phố xung quanh núi Vesuvius vào hàng ngàn năm trước. (Louis S. Glanzman, National Geographic Creative)
Ngày nay hơn một triệu người đang sinh sống tại các thành phố xung quanh núi Vesuvius. (Intro, Rainer Steussloff, Ullstein Bild, Getty Images)
Ảnh trái/trên: Tranh minh họa các thành phố xung quanh núi Vesuvius vào hàng ngàn năm trước. (Louis S. Glanzman, National Geographic Creative)
Ảnh phải/dưới: Ngày nay hơn một triệu người đang sinh sống tại các thành phố xung quanh núi Vesuvius. (Intro, Rainer Steussloff, Ullstein Bild, Getty Images)


Pompeii có lẽ đã là một trang sử cổ, nhưng các nhà khoa học đoan chắc rằng núi Vesuvius đã quá hạn cho một đợt bùng nổ lớn khác. May mắn thay người dân sống gần khu vực núi lửa này ngày nay có thể nhận được cảnh báo sơ tán trước khi nó phun trào.
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic Kids)
 
×
Quay lại
Top