5 trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
5 trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ​


Muốn học tốt ngoại ngữ, người học phải biết hội tụ một số yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là tính kiên nhẫn, cẩn thận và nuôi dưỡng động cơ học tập. Học ngoại ngữ là một chặng đường dài, trên đó thường xuyên xuất hiện những khúc ngoặt dễ làm người học nản lòng. Cho nên học ngoại ngữ như thế nào ?… Cần phải làm gì để đạt kết quả tốt nhất?... là những câu hỏi để trả lời, người ta cần đến lời khuyên của cả các chuyên gia về phương pháp dạy học lẫn các chuyên gia tâm lí học. Có thể tạm thời đưa ra 5 loại trở ngại và ý kiến của các chuyên gia.

I Tư tưởng “cả thèm chóng chán”

Người dạy ngoại ngữ cho rằng:

1. Học ngoại ngữ không phải là công việc tẻ nhạt, song cũng không thể coi nó là một trò chơi hấp dẫn từ đầu đến cuối.

2. Ngữ pháp cần được giải thích kĩ càng và bài tập thực hành cần phải làm thường xuyên, liên tục. Người học rất cần thử sức mình bằng tự học. Ngoài ra cũng nên tìm một giáo viên có nhiều kinh nghiệm để có thể bày tỏ nguyện vọng của mình.

Còn các chuyên gia tâm lí cho rằng:

1. Người học đừng bao giờ ảo tưởng vào một phương pháp siêu việt, nhờ nó ngoại ngữ tự động chảy vào đầu mình mà hãy tìm một phương pháp tốt nhất, phù hợp với tính cách của mình.

2. Những yếu tố như kiên nhẫn, cố gắng liên tục, duy trì tính kỉ luật cao, bao giờ cũng rất cần thiết.

3. Nếu như người học mắc bệnh “cả thèm chóng chán” thì không khi nào anh ta có thể đạt tới mục tiêu đề ra. Ai đó đã nói câu: “Đối với một nữ diễn viên balê tồi thì cái gấu váy cũng là vật cản”. Câu nói này cũng có thể đúng với người học ngoại ngữ. Một khi anh ta không dám khắc phục một khó khăn nhỏ mà chỉ lo bới lông tìm vết trong những nguyên nhân vụn vặt, thất bại là điều không tránh khỏi. Cho nên quan trọng nhất là xem lại động cơ học tập của mình và tạo ra hứng thú học hành.


II Ngại nói

Các chuyên gia phương pháp dạy học cho rằng:

1. Một mặt người học tăng cường các cuộc độc thoại, đồng thời tổ chức đàm thoại theo nhóm với những người bản ngữ.

2. Xem những bộ phim có lời thoại bằng nguyên bản.

Các chuyên gia tâm lí cho rằng:

Nói bằng tiếng nước ngoài là một việc vô cùng khó khăn. Đặc biệt là đối với những người cầu toàn, luôn sợ bị người khác chê cười và sợ bị người khác hiểu lầm. Cho nên:

1. Đừng suy nghĩ quá nhiều về chuyện mình nói như thế nào.

2. Đừng sợ mắc lỗi ngôn ngữ.


III Mặc cảm về tuổi tác

Các chuyên gia phương pháp dạy học cho rằng:

1. Học ngoại ngữ ở bất cứ độ tuổi nào cũng không là quá muộn.

2. Chỉ cần có ý chí là hoàn toàn có khả năng làm chủ các thứ tiếng.

3. Nếu ai có mặc cảm về tuổi tác thì hãy chọn cho mình một lớp học mà học viên có lứa tuổi tương đương.

Các chuyên gia tâm lí học cho rằng:

1. Đừng quá tập trung vào vấn đề tuổi tác

2. Đừng đi học ngoại ngữ với một tham vọng lớn. Hãy cố gắng coi việc làm này là một trò chơi và khai thác thật nhiều niềm vui từ đó

3. Bạn nên rèn luyện trí nhớ, cố nhồi vào đầu lấy một số từ và bạn sẽ thấy rằng sự tiến bộ tự nó sẽ đến.

4. Hãy tìm kiếm phương pháp phù hợp với mình nhất và kiểm tra xem khi nào bạn nhớ được nhanh nhất. Nếu bạn là người có kĩ năng nghe tốt hơn các kĩ năng khác thì các cuộc thảo luận, đàm thoại là tốt hơn cả đối với bạn.


IV Mặc cảm về ngữ điệu của mình

Các chuyên gia phương pháp dạy học cho rằng có thể sửa phát âm và ngữ điệu bằng cách:

1. Nghe nhiều lần các băng cat-sét chuyên để học tiếng.

2. Tự mình ghi lại lời mình để nghe và so sánh với cách phát âm của băng gốc.

3. Nếu là tiếng Anh thì sự trợ giúp rất lớn nằm ngay trong ENGLISH PRONOUNCING DICTIONARY nơi mà phần lớn các từ đều chưa có cách phát âm.

Các chuyên gia tâm lí cho rằng:

Không có gì phải mặc cảm với cách phát âm và ngữ điệu của mình khi nó có vấn đề. Ngữ điệu chuẩn, đó là kết quả của một quá trình lâu dài, nó có thể xuất hiện ở cuối chặng đường.


V Sốt ruột vì không thấy mình tiến bộ

Các chuyên gia phương pháp dạy học cho rằng:

Học ngoại ngữ độ 2 năm đã thấy sốt ruột thì đó là một sai lầm. Đơn giản học ngoại ngữ là một quá trình dài hơi. Để nắm được một ngoại ngữ ở trình độ đọc báo khá thoải mái hoặc hiểu các đoạn đối thoại trong phim, người học cần nhiều thời gian hơn thế. Vì vậy:

1. Đừng vội đổ lỗi cho năng khiếu ngoại ngữ của mình.

2. Và nếu ai đó cho rằng nhịp độ học của mình quá chậm thì hãy yêu cầu đẩy nhanh nó lên.

3. Đừng gói gọn việc học trong những giờ lên lớp và đừng vội từ bỏ việc đọc những cái ngoài sách giáo khoa.

Các chuyên gia tâm lí cho rằng:

1. Không nên đặt cho mình một “mức xà” quá cao.

2. Chủ nghĩa cầu toàn là cái cần khắc phục.

3. Sự chăm chỉ và ý chí sắt đá cần hơn bao giờ hết.

4. Đừng quá tập trung vào hiệu quả vì ở giai đoạn đầu học tập, sự tiến bộ thường là nhanh nhất, còn giai đoạn sau đó, với thời gian - chậm dần.

5. Cái gì cũng cần phải có thời gian.
 
×
Quay lại
Top Bottom