5 LỢI ÍCH ĐÁNG KINH NGẠC CỦA GIẤY TÁI CHẾ

vimaxpharma

Thành viên
Tham gia
28/4/2020
Bài viết
0
Một kết quả nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, chỉ có khoảng 25% giấy đã qua sử dụng lần đầu được tái chế, phần còn lại bị phân hủy theo nước, rác thải hoặc không thể phục hồi. Trong khi đó, tỷ lệ tái chế giấy ở Thái Lan, Nhật Bản hoặc Malaysia dao động từ 65% đến 80%. Điều đó cho thấy mức độ khả năng thu hồi để làm giấy tái chế ở nước ta còn rất thấp.

Giấy có thể tái sử dụng thành các loại bao bì giấy khác nhau như hộp giấy, thùng carton đựng hàng, túi giấy, thiệp chúc, danh thiếp, quyển sổ, khăn giấy…thậm chí kệ dép hay vật trang trí gia đình.

Trong khi chúng ta còn chưa chú trọng tới việc tái chế giấy thì với 5 đặc điểm sau, bạn sẽ phải bất ngờ trước những lợi ích của công việc này. Cùng thu mua phế liệu Toàn Phát

loi-ich-bao-bi-giay-tai-che%20(1).jpg

Một chút sáng tạo với giấy tái chế có thể "biến tấu" thành các vật dụng nhỏ xinh (Ảnh: pinterest)


1. Tái chế giấy - Tiết kiệm chi phí
Những con số sau sẽ gây ngạc nhiên về lợi ích của việc tái chế giấy. Trung bình cứ một tấn giấy được tái sử dụng, chúng ta có thể tiết kiệm:
  • 24 cây rừng tự nhiên;
  • Lượng Oxy đủ cho 12 người thở trong một năm;
  • 39.084 lit nước đủ cho 875 lần tắm, mỗi lần 5 phút, đủ để sử dụng cho 3.000 lần dội toilet;
  • Gần 4.000 kWh điện đủ dùng cho cả một căn nhà 3 phòng ngủ trong 1 năm;
  • 605 lit dầu thô;
  • Hạn chế một lượng khí CO2 tương đương với lượng khí thải của 1 chiếc ô tô trong 6 tuần (giảm 95% lượng khí thải ô nhiễm so với quá trình sản xuất 01 tấn giấy từ gỗ).
(Nguồn số liệu: plhgroupinc.com)

Điều đó cho thấy, sử dụng giấy tái chế sẽ tiết kiệm một khoản không hề nhỏ về chi phí, nhân lực cho doanh nghiệp và xã hội, đồng nghĩa môi trường được bảo vệ tốt hơn. Theo số liệu từ paperbag.org, các nước Châu Âu là đơn vị đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực giấy tái chế:
  • Tỷ lệ tái chế giấy ở châu Âu là 71,5%
  • 59 triệu tấn giấy được tái chế mỗi năm
  • Cứ mỗi giây, 2 tấn giấy được tái chế.

loi-ich-bao-bi-giay-tai-che%20(2).jpg

Trang trí decor với nguyên vật liệu bằng giấy cũng là một cách gây ấn tượng tốt với khách hàng (Ảnh: pinterest)

2. Bảo tồn rừng tự nhiên khi tái chế giấy
Để đáp ứng được nguyên liệu sản xuất giấy, các khu rừng tự nhiên lần lượt bị chặt phá và đốn hạ. Khi nhu cầu tăng cao, con người phải trồng mới, phát triển thành các khu rừng sản xuất. Tuy nhiên, các khu rừng phục vụ sản xuất tuy lớn nhanh nhưng không cung cấp nơi sống hoang dã và bảo tồn tính đa dạng sinh học như rừng tự nhiên.

Vì thế, việc tái chế giấy sẽ hạn chế sử dụng gỗ rừng, giúp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên với những lợi ích cụ thể sau:
  • Giữ gìn, hạn chế việc khai thác rừng;
  • Giảm áp lực chuyển đổi rừng tự nhiên và các khu vực như đầm lầy thành rừng sản xuất;
  • Giúp giữ gìn toàn bộ giá trị mà hệ thống sinh thái rừng cung cấp.

Chỉ cần thay đổi thói quen như thay túi nilon bằng túi giấy khi mua hàng, thay hộp nhựa bằng hộp giấy để đựng đồ… là chúng ta đã góp phần bảo vệ rừng và môi trường.

Xem thêm: https://thumuaphelieuvn.com/giay-tai-che-la-gi-quy-trinh-san-xuat-giay-tai-che-tu-giay-vun

loi-ich-bao-bi-giay-tai-che%20(3).jpg

Một chút biến hóa với giấy tái chế thành vật trang trí xinh xắn, bảo vệ môi trường (Ảnh: pinterest)

3. Tái chế giấy là cách giảm lượng phát thải CO2
Trong khi những cây non hấp thụ khí CO2 nhanh hơn thì cây già có khả năng tồn trữ khí này nhiều hơn. Nếu tái chế giấy, đồng nghĩa số lượng cây già lấy gỗ giảm, điều này giúp lượng CO2 tồn trữ trong cây nhiều hơn và làm giảm khí nhà kính trong khí quyển.

Nếu giấy không được tái chế mà bị vùi lấp, phân hủy thì sẽ tạo thành methan gây hiệu ứng nhà kính.

Giấy tạo nên từ gỗ - một vật liệu tự nhiên và có thể tái tạo. Khi cây non phát triển, chúng hấp thụ carbon dioxide (CO2) từ khí quyển. Hơn nữa, là một sản phẩm gỗ, giấy cũng tiếp tục lưu trữ carbon trong suốt vòng đời của nó.
Cứ 1m3 gỗ sẽ hấp thụ 1 tấn CO2 và thải ra 0,7 tấn O2.

Thống kê cho thất, lượng carbon lưu trữ trung bình hàng năm của rừng châu Âu đạt 719 triệu tấn CO2/năm. Số lượng này bằng lượng khí thải CO2 do Đức tạo ra hàng năm, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất và xây dựng, giao thông, hộ gia đình, nông nghiệp, các chất thải. Hoặc tương đương 209 nhà máy nhiệt điện than.

CO2 tiếp tục được lưu trữ cho đến khi cây bị chặt, và sản xuất thành các sản phẩm như gỗ và túi giấy.


loi-ich-bao-bi-giay-tai-che%20(4).jpg

Đơn giản, mộc mạc với món quà nhỏ xinh được bao gói cẩn thận bằng giấy kraft (Ảnh: fonwall)

4. Tái chế giấy giảm chất thải rắn
Giấy có thể được tái chế tới 6 lần trước khi chôn lấp hoặc vứt bỏ, lượng chất thải rắn cũng vì thế giảm đáng kể so với giấy chỉ được sử dụng một lần. Một tờ giấy A4 có thể được tái chế thành giấy đa năng nhiều vai trò khác nhau như hộp giấy, bao gói thực phẩm, túi giấy, thùng carton… Đồng thời, diện tích để xử lý những bãi rác giấy sẽ thay thế để trồng cây, gia tăng bảo vệ đất và nguồn nước.


loi-ich-bao-bi-giay-tai-che%20(5).jpg

Ai có thể chối từ những ý tưởng thiết kế sáng tạo và thân thiện như thế này? (Ảnh: pinterest)

5. Tái chế giấy - Giảm nước thải, cải thiện chất lượng nước

Có hai chỉ số để đo lường sự tác động của lượng nước thải đến môi trường là:
- Đầu vào: Lượng nước cần dùng để sản xuất giấy;
- Đầu ra: Nước nước thải ra môi trường.

Giai đoạn sản xuất bột giấy cần rất nhiều nước, số lượng giấy càng nhiều thì lượng nước càng lớn. Bên cạnh đó, lượng nước thải để sản xuất bột giấy nguyên chất cũng nhiều hơn hẳn so với tái chế giấy, chưa kể tính chất nước thải chứa nhiều độc tố hơn.

Thế nên, nếu tái chế giấy, chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường sống cho hệ sinh thái dưới nước.

loi-ich-bao-bi-giay-tai-che%20(6).jpg

Giấy tái chế được ưa chuộng trong hầu hết các lĩnh vực, mà trong ẩm thực cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt bao gói thức ăn nhanh (Ảnh: pinterest)
 
×
Quay lại
Top