- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Bộ NN&PTNT vừa có văn bản số 2993/BNN-QLCL trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng về tình trạng thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khó phân biệt thịt nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học bằng mắt thường. Ảnh internet.
Theo Bộ NN&PTNT, số liệu giám sát 3 năm liên tiếp cho thấy, không phải tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ gây hại sức khỏe và tỷ lệ mẫu vi phạm tồn dư hóa chất đã có chiều hướng giảm.
Cụ thể, tỷ lệ mẫu rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép ở mức 4,5-6,5%, tương đương với một số nước trong khu vực nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu quản lý đặt ra (tương đương các nước trên thế giới) và mong đợi của người tiêu dùng.
Tỷ lệ mẫu thịt và thủy sản phát hiện chất cấm (Clenbuterol, Salbutamol, hoặc hóa chất kháng sinh cấm) thấp, chỉ 0,4-3,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ mẫu bị phát hiện ô nhiễm sinh học còn ở mức cao (30% đối với thịt và 6,6% đối với thủy sản).
Theo Bộ NN&PTNT, điều này phản ánh điều kiện vệ sinh trong giết mổ, sơ chế, chế biến sau thu hoạch còn kém. Trước mắt, người tiêu dùng nên thực hiện “ăn chín, uống sôi” để tránh các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn…
Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, công tác quản lý an toàn thực phẩm chỉ có thể đạt được hiệu quả mong muốn nếu có sự đồng bộ, quyết tâm thực hiện từ nhà quản lý đến người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng. Đặc biệt là sự phối kết hợp giữa các ban, ngành liên quan với nhau.
Thanh Nguyễn
Theo haiquanonline
Theo Bộ NN&PTNT, số liệu giám sát 3 năm liên tiếp cho thấy, không phải tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ gây hại sức khỏe và tỷ lệ mẫu vi phạm tồn dư hóa chất đã có chiều hướng giảm.
Cụ thể, tỷ lệ mẫu rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép ở mức 4,5-6,5%, tương đương với một số nước trong khu vực nhưng chưa đáp ứng được mục tiêu quản lý đặt ra (tương đương các nước trên thế giới) và mong đợi của người tiêu dùng.
Tỷ lệ mẫu thịt và thủy sản phát hiện chất cấm (Clenbuterol, Salbutamol, hoặc hóa chất kháng sinh cấm) thấp, chỉ 0,4-3,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ mẫu bị phát hiện ô nhiễm sinh học còn ở mức cao (30% đối với thịt và 6,6% đối với thủy sản).
Theo Bộ NN&PTNT, điều này phản ánh điều kiện vệ sinh trong giết mổ, sơ chế, chế biến sau thu hoạch còn kém. Trước mắt, người tiêu dùng nên thực hiện “ăn chín, uống sôi” để tránh các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, thương hàn…
Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, công tác quản lý an toàn thực phẩm chỉ có thể đạt được hiệu quả mong muốn nếu có sự đồng bộ, quyết tâm thực hiện từ nhà quản lý đến người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng. Đặc biệt là sự phối kết hợp giữa các ban, ngành liên quan với nhau.
Thanh Nguyễn
Theo haiquanonline