minhtu1209
Thành viên
- Tham gia
- 11/3/2022
- Bài viết
- 14
Chiến lược marketing là gì ?
Là những quyết định về các mục tiêu, kế hoạch, biện pháp hoặc những gì mà một công ty sẽ làm để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Những chiến lược hiệu quả và thành công sẽ giúp tổ chức thiết lập và duy trì thế mạnh cạnh tranh mà các đối thủ không thể bắt chước một cách dễ dàng.Chiến thuật marketing là gì ?
Là những hành động cụ thể mang tính chiến lược quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ bằng một số cách như quảng cáo truyền hình, phiếu giảm giá, quảng cáo biểu ngữ, tạp chí, sự kiện, hội thảo,… được tiến hành để thực hiện chiến lược đã đặt ra.Ví dụ như tập đoàn thực phẩm Pepsico đã cố gắng duy trì lợi thế cạnh tranh của họ bằng cách liên tục cải tiến và phát triển sản phẩm mới. Bao gồm các thương hiệu lớn, trong đó có 19 thương hiệu riêng lẻ tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ đô la cho mỗi thương hiệu.
Những chiến thuật mà tập đoàn họ đã áp dụng qua những hành động cụ thể như quảng cáo trên chương trình phát sóng của Super Bowl, tặng phiếu giảm giá, khuyến mãi mua 1 tặng 1,…để quảng cáo cho từng thương hiệu.
Các công ty thường sử dụng nhiều chiến lược, cách thức để hoàn thành mục tiêu và tận dụng tốt những cơ hội tiếp thị mới. Ví dụ như công ty Walmart – một tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới.
Chiến lược của họ là ngoài việc theo đuổi chiến thuật chi phí thấp (bán sản phẩm với giá rẻ), đồng thời thực hiện chiến lược mở nhanh các cửa hàng mới trên khắp thế giới để mở rộng thị trường kinh doanh. Nhiều công ty phát triển chiến lược tiếp thị như một phần trong kế hoạch kinh doanh tổng thể của họ.
Mỗi công ty họ sẽ xây dựng cho mình những kế hoạch tiếp thị riêng biệt.Kế hoạch marketing là một kế hoạch chiến lược ở cấp chức năng cung cấp nhóm tiếp thị của một công ty với định hướng.
Đây là một lộ trình giúp cải thiện sự hiểu biết của công ty về tình hình cạnh tranh của mình. Kế hoạch tiếp thị cũng giúp công ty phân bổ nguồn lực và phân chia các nhiệm vụ mà nhân viên cần làm để công ty đạt được các mục tiêu
Các chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm
Các chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm
1. Trong môi trường kinh doanh, chiến lược marketing thâm nhập thị trường (Market penetration strategy)
Chiến lược marketing thâm nhập thì trường quan trọng mà các công ty khởi nghiệp hoặc có dự định phát triển ở một lĩnh vực mới đều đặc biệt quan tâm.Là những chiến lược gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ cũ hoặc mới của công ty thông qua các nỗ lực của marketing và Chiến lược marketing thâm nhập thị trường chủ yếu tập trung vào việc tăng doanh số bán các sản phẩm hiện có của công ty cho các khách hàng.
Các công ty thường cung cấp cho người tiêu dùng các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc giảm giá để kích thích nhu cầu sử dụng và khuyến khích họ mua sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Ví dụ như công ty Frito-Lay đã phát hành những phiếu giảm giá hoặc giảm giá trực tiếp cho khách hàng khi mua nhiều sản phẩm đồ ăn nhẹ, giúp tiết kiệm cho khách hàng. Đây là chiến lược thâm nhập thị trường mà công ty Frito-Lay thực hiện.
Hay công ty Campbell Soup-một công ty thực phẩm và đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn đã thu hút người tiêu dùng mua nhiều súp của họ hơn bằng cách cung cấp những nguyên liệu đóng gói sẵn kèm theo công thức chế biến để khách hàng có thể dễ dàng dùng súp của công ty để nấu những bữa ăn nhanh.
Chiến lược marketing phát triển sản phẩm (Product Development Strategy)
2. Chiến lược marketing phát triển sản phẩm (Product Development Strategy)
Chiến lược marketing thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm/dịch vụ hiện tại hay đưa ra thị trưởng sản phẩm mới nhằm gia tăng số lượng hàng hóa được tiêu thụ sản phẩm mới có thể là một cải tiến hoàn toàn mới, có thể là một sản phẩm được cải tiến hoặc một sản phẩm được nâng cấp có giá trị cao hơn hay có tính năng mới hơn.Một sản phẩm mới cũng có thể là một sản phẩm có nhiều biến thể chẳng hạn như về hương vị, màu sắc hay kích cỡ mới hơn phiên bản trước đó. Nước tăng lực Mountain Dew Voltage, được Pepsico Americas Beverage giới thiệu vào năm 2009 là một ví dụ điển hình.
Mountain Dew có nhiều biến thể hương vị mang nhiều nhãn hiệu tùy thuộc vào từng vùng phân phối trên thế giới được phát triển từ công thức thức của một loại nước uống ban đầu được tạo ra vào năm 1940 tại Mỹ.
Các biến thể hương vị chính bao gồm Code Red, Live Wire, Major Melon, chế độ ăn kiêng và các loại không đường và Baja Blast trong đó có cả Voltage được phát hành tại New Zealand vào năm 2009 được biến thể có màu xanh dương với hương quả mọng (dâu rừng).
Sau đó nó đã trở thành một phiển bản giới hạn trên thị trường tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới. Đây được xem là một trong những thành công tiêu biểu trong chiến lược phát triển sản phẩm của Pepsico trên thị trường nước giải khát.
chiến lược marketing phát triển thị trường
3. Chiến lược marketing phát triển thị trường (Market development strategy)
Là một cách thức giúp các công ty tăng trưởng được thực hiện bằng cách đưa ra các sản phẩm/dịch vụ vào thị trường mới. Các doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh thì cần phải đưa ra những chiến lược marketing phát triển thị trường thật hiệu quả.Ví dụ: Năm 2019, sản phẩm sữa tươi 100% organic đã được Vinamilk xuất khẩu thành công đến Singapore, thị trường được đánh giá là “khó tính” nhất nhì của khu vực Đông Nam Á về cả các tiêu chuẩn, quy định nhập khẩu, lẫn mức độ yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Sự mở đầu thuận lợi đó đã tác động tích cực đến nhu cầu sử dụng sản phẩm này của các nước khu vực Châu Á. Bên cạnh các kênh phân phối ở các siêu thị lớn, cửa hàng tiện lợi, các sản phẩm của Vinamilk còn được đẩy mạnh qua kênh thương mại điện tử để phù hợp với xu hướng tiêu dùng online, nhất là khi các nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch trong năm 2020.
Người dân ở nhà, hạn chế ra đường, nhưng có thể mua sắm trực tuyến vì sự tiện lợi và các ưu đãi hấp dẫn từ các kênh thương mại điện tử. Thị trường mới bao gồm nhiều đối tượng khách hàng mới, độ tuổi, khu vực địa lý, thị trường nội địa và quốc tế,…
Đã có rất nhiều công ty phát triển thành công ở thị trường mới. Điển hình như Pepsico và Hyundai đã thực hiện chiến lược và thành công ở những thị trưởng mới như Nga, trung Quốc và Ấn Độ một cách nhanh chóng.
Khi một công ty có chiến lược muốn thâm nhập vào thì trường nước ngoài cần phải chú trọng đến nguồn lực hiện tại của công ty mình, nghiên cứu thật kỹ các vấn đề như tình hình chính trị, điều kiện kinh tế, sự cạnh tranh, nắm rõ thị hiếu của khách hàng và dự tính được xác suất thành công trên thị trường mà doanh nghiệp hướng đến.
Mỗi thị trường đặc thù khác nhau sẽ có những chiến lược marketing phát triển khác nhau về mức độ rủi ro, khả năng kiểm soát và tình hình đầu tư mà công ty phải đối mặt. Nhiều công ty nhỏ và vừa lựa chọn biện pháp xuất khẩu sản phẩm của họ ra thì trường nước ngoài.
Đây là một chiến lược an toàn thay cho việc phải xây dựng cơ sở sản xuất/kinh doanh tại thị trường ngoài nước. Để tránh rủi ro và ít tốn kém nhưng khả năng kiểm soát về sản phầm của mình lại hạn chế.
Ngoài ra, các công ty cũng có thể cấp phép hoặc bán quyền sử dụng một số giai đoạn trong quy trình sản xuất, nhãn hiệu sản phẩm hoặc bằng sáng chế cho các đơn vị hay công ty ở thị trường nước ngoài. Cấp phép là một chiến lược được thực hiện khá phổ biến trong chiến lược marketing phát triển của các công ty.
Tuy nhiên, quá trình cấp phép này cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro có thể mất quyền kiểm soát về sản phẩm của mình nếu như công ty đó không biết cách bảo vệ lợi ích hay đơn vị đối tác cố tình tìm cách làm mất hiệu lực của thỏa thuận cấp phép.
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
Theo Bộ Quy chế của châu Âu về nhượng quyền thương mại do Hiệp hội châu Âu về nhượng quyền thương mại ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/1992, hoạt động này được gọi bằng một tên khác: chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và được định nghĩa như sau:Đây là một hình thức cấp phép dài hạn (có tính rủi ro cao) được sử dụng phổ biến ở các công ty về dịch vụ. Bên muốn được nhượng quyền phải trả một khoản phí cho việc nhượng quyền và bắt buộc phải tuân thủ những tiêu chuẩn hay công thức nhất định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ vốn có của nó.“Chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu được định nghĩa là một hệ thong thương mại hoá các sản phẩm và/hoặc các dịch vụ và/hoặc các công nghệ, được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và liên tục về pháp lý và tài chính giữa các doanh nghiệp khác nhau và hoạt động độc lập với nhau.
Giữa một bên là người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và một bên là những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, trong đó, người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu chấp nhận cho những người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu quyền và nghĩa vụ khai thác kinh doanh đối tượng chuyển nhượng của người chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu”.
Đối tác sẽ được hưởng lợi từ việc quảng cáo và nhận diện thương hiệu đó để tiến hành phát triển kinh doanh thu lợi nhuận. Ở Việt Nam hiện nay việc nhượng quyền thương hiệu ngày càng phổ biến.
Ví dụ như việc nhượng quyền thương hiệu khá nổi tiếng của Phở 24h. Phở 24 là chuỗi cửa hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group.
Đây là một tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước. Phở 24 đầu tiên được mở vào năm 2003 tại thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu ban đầu là xây dựng một thương hiệu phở nổi tiếng. Sau đó doanh nhân Lý Quý Trung đã chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu Phở 24 để tiết kiệm vốn đầu tư, các khoản chi phí nhân lực,…
Đến năm 2009, đã có gần 80 cửa hàng Phở 24 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu… và có mặt tại một số nước như: Philippines, Hàn Quốc, Úc, Indonesia. Năm 2012, Phở 24 đã đạt khoảng 200 cửa hàng thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Qua đó chúng ta thấy được rằng chiến lược marketing nhượng quyền thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc các doanh nghiệp muốn phát triển, mở rộng thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, thông qua đó thương hiệu sẽ vững mạnh và tăng sức cạnh tranh đối với các công ty khác trên thị trường kinh doanh.