thichtruyen
Tương tác
934

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • tặng pn này, 8/3 zz nha, mãi là bạn thân của tớ nhé ^^
    tl28.jpg
    1-1.jpg

    Lâu đài Kassel trên Con đường cổ tích ở Đức, một trong những điểm dừng trên Con đường Cổ tích - Ảnh: germany.travel

    2-1.jpg

    Lâu đài Công chúa ngủ trong rừng ở Sababurg, một trong những điểm dừng trên Con đường Cổ tích - Ảnh: wordpress
    Du khách sẽ qua khoảng 60 điểm dừng, trong đó những nơi ghi dấu anh em nhà Grimm, thị trấn Hamelin đẹp như tranh, hay lâu đài Công chúa ngủ trong rừng ở Reinhardswald, phía bắc thành phố Kassel...

    * Neuschwanstein có thể là lâu đài nổi tiếng nhất thế giới và hiện là một trong những điểm tham quan phổ biến nhất và hút khách nhất nước Đức. Lâu đài do nhà vua Ludwig II của vùng Bavaria xây dựng vào cuối thế kỷ 19 trên chân tảng đá trên hồ Alpsee.

    Dáng vẻ độc đáo và lộng lẫy của lâu đài đã trở thành hình mẫu của lâu đài cổ tích trong các công viên giải trí Disney trên thế giới. Với du khách, Neuschwanstein là một biểu tượng đầy mê hoặc bởi sự đan xen giữa kiến trúc lãng mạng được lý tưởng hóa và số phận bi thảm của chủ sở hữu.

    Tuy phần lớn bên trong lâu đài vẫn chưa hoàn thành nhưng mỗi năm vẫn có hơn 1,3 triệu du khách đến với "lâu đài của những câu chuyện cổ tích" Neuschwanstein.

    11-1.jpg

    Lâu đài Neuschwanstein - Ảnh: wordpress

    26.jpg

    Một khoảng sân bên trong sân lâu đài Neuschwanstein - Ảnh: minecraftforum

    12-1.jpg

    Lâu đài Neuschwanstein nhìn từ trên cao - Ảnh: wordpress
    * Ở Na Uy, Trollstigen với những khu rừng ảm đạm, những hồ nước lung linh dưới ánh trăng, các đỉnh núi trắng xóa và các vịnh hẹp giữa hai bờ dốc đứng... là vương quốc của yêu tinh Bắc Âu, nhân vật thần thoại siêu nhiên có mũi dài lông lá biến thành đá nếu phơi dưới nắng mặt trời.

    Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm con đường yêu tinh Trollstigen có độ nghiêng 9% ngoằn ngoèo qua 10km trên vách đá cao nhất châu Âu với 11 khúc cua dựng tóc gáy. Tại một số đoạn, những bức tượng yêu tinh bất chợt hiện ra như chào đón khách!

    Theo truyền thuyết, đó là những yêu tinh bị hóa đá do không kịp trở về rừng trước rạng đông...
    13-1.jpg

    Con đường Trollstigen ở Na Uy - Ảnh: wordpress
    NHÌN THEO HƯỚNG KHÁC :p

    Đôi lúc trong cuộc sống bạn cần phải nhìn mọi thứ theo nhiều hướng khác nhau để dễ dàng thích nghi với mọi sự thay đổi xung quanh bạn, những câu chuyện sau đây sẽ giúp bạn nhìn mọi thứ theo hướng tốt hơn.

    Câu chuyện thứ nhất:

    Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”.

    Người lớn nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

    089.jpg


    Câu chuyện thứ hai:

    Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: “Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát”, bố hỏi: “Tại sao con chắc như thế?”, con trai trả lời: “Vì không nghe tiếng mẹ la”.

    Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

    Câu chuyện thứ ba:

    Người ăn mày nói: “Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?”, người qua đường trả lời: “Nhưng tôi chỉ có năm trăm”, người ăn mày bảo: “Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé”.

    Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.

    Câu chuyện thứ tư:

    Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: “Cẩn thận, coi chừng khét!”, “Sao em bỏ ít muối thế?, “Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi”. Người vợ bưc bội: “Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!”.

    Người chồng mỉm cười: “Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải”.

    Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

    Câu chuyện thứ năm:

    A nói với B: “Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm”. B hỏi: “Thế anh có báo cảnh sát không?”. A trả lời: “Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone”.

    Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

    Câu chuyện thứ sáu:

    Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:

    - Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!

    Người cha ôn tồn đáp lại:

    - Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

    Con người thường có thái độ “ghen ăn tức ở”, khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và “đẳng cấp” của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!

    two_types_of_dream_by_desexign-full.jpg


    Câu chuyện thứ bảy:

    Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu “Kỳ hoa dị thảo” lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: “Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp”. Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: “Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế”.

    Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.

    Câu chuyện thứ tám:

    Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: “Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!”.

    Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

    Câu chuyện thứ chín:

    Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn.

    Bức trang ấy lúc nãy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: “Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?”. Người chồng quay sang nhìn vợ: “Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh”.

    Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức những điều tốt đẹp mình đang mong đợi và mơ ước.

    dreaming.jpg


    Câu chuyện thứ mười:

    Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:

    - Em không nghe thầy gọi tên à?

    Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:

    - Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

    Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta thường nghĩ rằng phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi quan tâm đến việc phải học cách khiêm tốn.
    "Chẳng có gì ở đây cả ! Điều mà bọn chúng luôn bảo vệ không hề tồn tại! Bọn chúng chẳng hay biết chuyện này, thậm chí còn liều mạng nữa... Bọn chúng đã chết!! Ah ha ha ha ha. Niềm hi vọng bất chấp tính mạng của bọn chúng đã bị đè bẹp dí như loài sâu bọ. Thiển cận. Độc ác. Phẫn nộ. Chẵng phải điều đó còn hơn cả 1 ác ma sao. Phải rồi. Ah ha ha ha.. ha ha...ha. Và ta cũng giống thế. Ta cũng... Đã lấp đầy với những xấu xa giống như vậy. Con người là thế đó! Ta là con người!! Sebastian!!" Ceil Phantomhive <3
    Hàng vừa mới trộm về đây =))

    "Thời gian không bao giờ làm thay đổi được tình bạn thực sự"

    - Bon Clay -

    "Dù có chuyện gì xảy ra, đừng cảm thấy hối hận vì mình đã được sinh ra. Dù cho không ai ưa gì chúng ta thì cũng cứ mỉm cười. Chỉ cần còn sống, sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn đến với chúng ta"
    -Bellmere-


    "Không có ai sinh ra trên đời mà đơn độc cả"
    -Jaguar D. Saul-

    "Con người ta chỉ chết đi khi bị quên lãng"

    -Dr. Hiluluk-

    “Kì tích chỉ đến với những ai không bao giờ bỏ cuộc!”
    -Ivankov-
    Ikebana với đời sống và thiên nhiên

    Người ngoại quốc thường dùng các loại hoa với nhiều màu sắc, nhiều hình dạng vào việc trang trí, nhưng trong cách trang hoàng, người Nhật Bản còn dùng các lá cây, cành cây… Như vậy vật liệu dùng trong Nghệ Thuật Cắm Hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.

    Hoa được ưa thích nhất là thứ đang mọc tự nhiên trong vườn hay nơi miền quê, vào lúc cắm hoa. Hoa lại được phối hợp với đám lá tự nhiên của thứ hoa đó, điểm thêm vào là một vài bụi cây con hay bụi hoa nhỏ mọc tự nhiên ở dưới nền.

    6a00d8341e968153ef00e54f74d50f8834-800wi.jpg

    Người Nhật Bản ít khi dùng loại lá hay loại hoa đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, diễn tả sự suy tàn hay chấm dứt. Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn. Lý do của điều này là vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp… Như vậy Nghệ Thuật Cắm Hoa phải mang theo ý nghĩa phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.
    Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản đặt căn bản trên màu sắc, đường nét, sự nhịp nhàng hài hòa để cố gắng diễn tả cách tăng trưởng của hoa. Trong khi người Tây Phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa.

    ikebana_1.jpg
    Tìm hiểu về Ikebana- Hoa đạo nhé :p

    foto_ikebana_01_g.jpg


    Nguồn gốc

    Cắm hoa nghệ thuật (生花) ở Nhật Bản còn được gọi là Hoa đạo (花道), có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền từ thế kỷ thứ VI, rồi dần dần phát triển thành một nghệ thuật vào khoảng thế kỷ thứ XV với nhiều nghi thức và trường phái khác nhau. Người Nhật Bản nổi tiếng về Nghệ Thuật Cắm Hoa trên thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét. Một cành hoa tuy tầm thường nhưng phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đường chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên, như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành.

    Ý nghĩa và nội dung của Nghệ Thuật Ikebana

    Ikebana ra đời vào 14 thế kỷ trước được nghĩ ra để tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh. Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Sự cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ: Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô. Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo. Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.

    Double-mouth-ikebana-vase.jpg


    Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày: Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực. Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy. Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt. Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ. Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa Cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5).
    Hoa anh đào :p


    Nước Nhật trải dài trên nhiều vĩ tuyến, nên hoa đào cũng nở từ nam lên bắc. Từ tháng giêng, hoa đã nở ở cực nam nước Nhật như Okinawa. Ở vùng Tokyo, Osaka và Kyushyu, hoa đào Nhật Bản (tiếng Anh là Chery Blossom, tiếng Nhật là sakura) nở vào cuối tháng 3 , đầu tháng 4 dương lịch. Còn ở phía bắc như Hokkaido thì tới tháng 5 hoa mới nở. Thời gian hoa nở rộ rất ngắn chỉ khoảng 10 ngày mà thôi. Nhưng ngày nở rộ (mãn khai) là ngày nào thì còn tuỳ thuộc thời tiết nóng lạnh, nắng mưa.
    Trong suốt chiều dài lịch sử của Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước, là tâm hồn, cốt cách, là cái đẹp truyền thống mà nó còn trở thành chủ đề, nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật như thơ ca, nhạc, họa… Những bông hoa anh đào đã gắn với quan niệm về luân lý, thẩm mỹ của người Nhật và xuất hiện trên những bộ Kimono truyền thống, trên những đồ gốm, sứ, sơn mài và những sản phẩm trang trí khác.
    Ngoài việc được xem như là quốc hoa của Nhật Bản, hoa đào sakura còn là loài hoa biểu tượng cho biểu tượng cho tính cách người Nhật, đặc biệt là những Samurai thời phong kiến. Sakura tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, những người dũng sĩ thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục, đồng thời đó cũng là tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản từ hàng trăm năm nay. Võ sĩ Samurai coi cái chết nhẹ nhàng như những cánh hoa anh đào rơi xuống trong sự tinh khôi. Hoa khi nở rộ tươi tắn và rụng ngay chứ không tàn phai, héo hon như những loài hoa khác. Người Nhật cũng như những ai từng đặt chân đến đất Nhật đều biết đến câu châm ngôn: “Anh đào giữa các loài hoa cũng như Samurai giữa những người đàn ông khác”.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom