Petty Yoshida
Tương tác
49.399

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • -Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có viết:
    “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp vĩ đại của văn sĩ ấy là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy những nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy hồn với những lo âu bức bối tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.”
    Hãy bình luận ý kiến trên.

    - “Từ cuộc đời đến tác phẩm cần một nhịp cầu nối là nhà văn. Nên chăng xem nhận định của Đặng Thai Mai như sự tâm niệm về thiên chức và phẩm chất của nhà văn. Đây là nhiệt tình nồng cháy, thuỷ chung, máu thịt với cuộc đời, một cách nhìn phát hiện, một nhân cách sống và viết. Đó là những bài học cho người cầm bút. Từ cá nhân nối với cuộc đời nhân loại, đó là nhịp nối của trái tim yêu thương con người: “Từ chân trời của một người đến chân trời tất cả” (Paul Eluard). Bên cạnh đó, một tài năng nghệ thuật, những vấn đề khó nhọc của bếp núc văn chương cũng cần được lưu tâm. Bởi lẽ gắn với cuộc sống mới chỉ là điều quan trọng mà chưa là tất cả. Một năng khiếu nghệ thuật cũng là một nhân tố cho hơi thở, sức sống của một tác phẩm vĩ đại”
    -phân tích bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử .

    - “Thời gian vẫn chảy trôi và bốn mùa luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ là văn, là nghệ thuật đích thực,... thì vẫn còn mãi với thời gian. Trước khi chết, có lần vua Phổ cầm tay Mô-da và nói: “Ta tiêu biểu cho trật tự, người tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu là hậu thế sẽ quên ta và nhắc nhở đến ngươi”.
    Có lẽ mai mãi về sau, chúng ta cũng sẽ gặp lại một mùa thu vàng trong tranh Le-vi-tan, một mùa thu thôn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến và một Mùa xuân chín trong thơ Hàn Mặc Tử; một mùa xuân tràn đầy sức sống vui tươi mà không ồn ào; thắm đượm sắc màu mà không sắc sỡ, một mùa xuan duyên dáng rất Việt Nam”
    -Phân tích giá trị nhân đạo của ngòi bút Ngô Tất Tố trong đoạn tả cảnh chị Dậu chuẩn bị bán chó bán con trích tiểu thuyết Tắt đèn.

    -“Thực trạng xã hội Việt Nam 1930-1945, giai đoạn cuối của xã hội thực dân nửa phong kiến ngày càng trở nên xấu xa, u ám; hiện tượng đời sống bán vợ đợ con ngày càng trở nên phổ biến. Không ít nghệ sĩ trong văn học giai đoạn này đã đem gấm vóc phủ lên xã hội điêu tàn. Nhưng lại có rất nhiều nghệ sĩ chân chính đã xúc động trước bi kịch đầy nước mắt ấy. Nếu trong thơ, tiếng lòng Tản Đà nhức nhối:
    Bồng bế con thơ bán khắp nơi,
    Năm hào một đứa trẻ lên sáu,
    Cha còn sống đó con mồ côi.
    Thì trong văn xuôi là những đoạn đẫm nước mắt của Ngô Tất Tố qua đoạn tả cảnh chị Dậu bán chó bán con trích tác phẩm Tắt đèn.
    Hey hey... Năm mới vui vẻ! <3
    CHỨC NĂNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VĂN HỌC
    - Văn học là một loại hình nghệ thuật trong phạm trù nghệ thuật. Nhưng bên cạnh những nét chung, mỗi chuyên ngành nghệ thuật đều có những đặc trưng của nó. Một trong những đặc trưng của văn học đó là ngôn từ văn hoc.

    - Văn học là nghệ thuật ngôn từ, ngôn từ là chất liệu của văn học: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Ngôn ngữ góp phần trực tiếp vào việc giao lưu và phát triển xã hội. Ngôn ngữ có vị trí quan trọng trong sáng tác văn học. Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”. Cao Bá Quát: “Sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được “Hoa tiên” và “Kim Vân Kiều” không? Không bỏ được. “Kim Vân Kiều” là tiếng nói hiểu đời. “Hoa Tiên” là tiếng nói răn đời vậy”.
    Các ý kiến trên đã khẳng định ngôn ngữ là công cụ thứ nhất của văn học. Đặc biệt, ý kiến của Cao Bá Quát đi sâu nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc vai trò hàng đầu của ngôn ngữ văn học trong nền văn hoá nước nhà.
    -Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Không có ngôn ngữ không có văn học. Không có âm thanh, đường nét, màu sắc thì không có âm nhạc và hội hoạ. Nhạc sĩ là nghệ sĩ của âm thanh. Hoạ sĩ là nghệ sĩ của màu sắc, đường nét. Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Lao động nghệ thuật của nhà văn là lao động ngôn từ và lao động trong sự giày vò sáng tạo nghệ thuật là sự giày vò của từ ngữ. Giả Đảo: “Nhị cú tam niên đắc / Nhất ngâm song lệ lưu” (Ba năm làm được hai câu thơ – Một lần đọc lên hai hàng nước mắt chảy), Đỗ Phủ: “Làm người thích câu văn đẹp / Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi”, Mạnh Giao: “Yên ngâm nhất cá tự / Niếu đoạn số căn tu” (Tìm được một chữ hay – đứt mấy sợi râu). Tất cả họ đều đã từng hạnh phúc trong đau khổ mà thốt lên điều đó.
    Petty Yoshida
    Petty Yoshida
    3.Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học.
    - Ngôn ngữ chia làm hai loại: Ngôn ngữ nhận thức và ngôn ngữ gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ gợi hình gợi cảm là ngôn ngữ hình tượng. Nhà văn phản ánh hiện thực và thế giới nội tâm bằng tư duy hình tượng và luận lí nên mượn ngôn ngữ hình tượng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Hình tượng không trừu tượng mà mang tính cảm tính cụ thể.
    - Một số ví dụ:
    Ca dao: “Lắng tai nghe tiếng em đàn
    Tiếng êm như nhiễu nhẹ nhàng như tơ”
    Kiều: “Cỏ non xanh rợn chân trời
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
    “Dưới trăng quyên đã gọi hè
    Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
    “Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
    Nguyễn Khuyến:
    “Trời thu xanh ngắt mất tầng cao
    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”

    (Thu vịnh)
    - Tính hình tượng gắn với tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính chính xác và tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học. Hình ảnh tác động sâu sắc đến tình cảm người đọc, tạo ấn tượng sinh động về sự vật được phản ánh, qua đó thấy được tình cảm và thái độ của tác giả.
    “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
    Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
    Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
    Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”

    (Tố Hữu - Mẹ Tơm)
    - Một số ý kiến:
    M. Gorki: “Nhà văn không chỉ viết bằng ngoi bút mà còn vẽ bằng từ ngữ thể hiện một cách hoàn hảo những tư tưỏng của tác giả, xây dựng một bức tranh đậm đà, đắp nên những hình tượng sinh động, có sức thuyết phục đến nỗi người đọc trông thấy được những điều mà tác giả mô tả”.
    Abbé Duros: “Nhà thơ tìm hình ảnh để tả cái đẹp bằng từ ngữ thích hợp, khiến người ta khả giác được tư tưởng”.
    Goeth: “Hình ảnh là thực trạng của nội tâm được cụ thể hoá bằng những vật ngoại giới hoặc tính cách tư tưỏng được thấy qua những vật cụ thể”.
    L. Tolstoi: “Ngôn từ của tác phẩm văn chương khác lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”.
    Nguyễn Khoa Điềm:
    "Trên khối đá từ ngữ
    Anh bắt đầu đục đẽo những chữ tượng thanh,
    những chữ tượng hình
    Tiếng lắng trầm nghĩ suy, tiếng bồng bềnh giấc ngủ”
    (Trên khối đá từ ngữ)
    Petty Yoshida
    Petty Yoshida
    4.Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học:
    - Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học gắn liền với chức năng biểu hiện cảm xúc của văn học.Văn xuỗi đặc biệt là thơ ca góp phần bộc lộ tình cảm của người viết và rộng ra là tình cảm của cuộc đời chung. Nghệ thuật nói bằng một thứ tiếng nói duy nhất đó là ngôn ngữ của chính thế giới bên trong, ngôn ngữ của cảm xúc và biểu cảm.
    - Bản chất của nghệ sĩ rất giàu cảm xúc và hoạt động sáng tạo văn nghệ cũng là một phương thức vận dụng qui luật và đặc trưng của tình cảm. Raspuchin: “Nếu tôi viết là tôi đau ở đâu đấy trong người. Tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó”. Nguyễn Trãi: “Hảo bả tân thi ngã sầu”.
    - Tính biểu cảm biểu hiện qua tác phẩm bằng hình tượng bao quát và ngay trong những từ ngữ cụ thể. Tính biểu cảm biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như gián tiếp, trực tiếp, có hình ảnh hoặc chỉ là ngôn ngữ thuần tuý. Tuy vậy, tính biểu cảm bộc lộ rõ nhất ấy là khi tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc nội tâm.
    - Một vài ví dụ:
    + “Con sông bên lở bên bồi
    Một con cá lội biết mấy người buông câu”

    (Ca dao)
    + “Bốn bề ánh bạc biển pha lê
    Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
    Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
    Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê”
    (Xuân Diệu - Nguyệt cầm)
    + “Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
    Như những tâm hồn không bao giờ tắt
    Như miền Nam
    Không đêm nào ngủ được
    Như cả nước
    Với miền Nam
    Đêm nào cũng thức”
    (Chính Hữu - Ngọn đèn đứng gác)
    + “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
    Như mẹ cha ta như vợ như chồng
    Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
    Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông”

    (Chế Lan Viên)
    + “Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn nhìn khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng.” ( Nguyễn Trung Thành - Đường chúng ta đi).
    + “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dai và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ”.
    “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” (Thanh Tịnh - Tôi đi học).
    Petty Yoshida
    Petty Yoshida
    -Văn học là một hình thái ý thức xã hội và cũng là một hình thái nghệ thuật, nhưng văn học khác với các ngành nghệ thuật khác nhờ đặc trưng chất liệu sáng tạo tác phẩm. Ngôn ngữ văn học có tính chính xác, hàm súc, đa nghĩa, hình tượng và biểu cảm. Ngôn ngữ văn học tạo được tác dụng và hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản văn chương. Tuy vậy, ngôn ngữ văn học chỉ có thể đẹp và phát huy những phẩm chất của chúng khi nhà văn thực sự tài năng, có năng lực làm chủ vốn ngôn ngữ và có cá tính sáng tạo độc đáo. Tsêkhôp: “Mỗi nhà văn phải có lối nói riêng của mình. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả.” Hay H.D. Balzac: “Nghệ sĩ càng lớn thế giới riêng của tác phẩm càng nổi bật.”
    Chuệ. :3
    Đừng quên em.
    Baby, chị ghé em nè. :3
    Đời trước, thanh danh của Ngụy Vô Tiện vô cùng thối nát, bị người đời phỉ báng.

    Bị người thân nhất - sư đệ của chính mình dẫn người đến giết chết.

    Tung hoành một đời không ngờ Ngụy Vô Tiện lại chết không toàn thây.

    Không ngờ kẻ từng là ma đạo tổ sư, khiến cho giang hồ dậy sóng, lúc chết đi sống lại, lại biến thành một kẻ...não tàn....
    l Ma đạo tổ sư l
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom