Petty Yoshida
Tương tác
49.398

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • - Cuộc sống đổi thay, lòng người thay đổi. Cuộc sống đủ đầy sung sướng dễ khiến con người ta quên đi quá khứ, nhất là quá khứ ấy lại nhiều thương đau. Con người trở nên đáng ghét hơn. Thì ra cái bả vinh hoa dễ khiến con người ta bội bạc , phản bội lại quá khứ, quay lưng lại với tất cả những ân nghĩa, ân tình, vì "có thể cùng nhau vượt qua gian khó nhưng khó bên nhau trong lúc thái bình, có thể cùng nhau đồng cam cộng khổ nhưng khó bên nhau chia ngọt sẻ bùi".
    -Cre: Diệp tỷ<3
    Dân chuyên Văn có khác. :v
    Người ta vẫn bảo - Có không giữ, mất đừng tìm...
    Người ta vẫn nói - Hãy trân trọng trước khi quá muộn...
    Người ta vẫn hay rỉ tai nhau- Hãy đối xử tốt với những người bạn gặp lúc đi lên vì bạn sẽ gặp họ lúc đi xuống.
    =================================
    Bởi vì có trong tầm tay nhưng không giữ chặt nên tôi đã mất.
    Bởi vì không biết trân trọng nên đã quá muộn
    Bởi vì tôi không biết rộng lòng với những người xung quanh mà đến khi sa ngã, tôi lẻ loi một mình.
    Bởi vì...
    Trong cuộc sống con người luôn không trân trọng được hạnh phúc trước mắt mà lại đợi đến khi mất đi rồi mới hối hận.

    Đợi chờ biến thành bóng hình, đong đầy bao hiu quạnh, nhẫn nhịn thành ánh trăng sáng trước mắt, chịu đựng thành nốt chu sa trong tim.

    Điều đau khổ nhất không phải là em yêu anh mà anh không yêu em
    mà là anh yêu em mà em đã không còn.

    Điều đau khổ nhất không phải là anh yêu em mà em đã không còn

    mà là em ở ngay trước mặt anh mà anh không nhận ra em.

    Điều đau khổ nhất không phải là em ở trước mặt anh mà anh không nhận ra em

    mà là em là ai chính em còn chẳng biết.

    Điều đau khổ nhất không phải là em là ai chính em còn chẳng biết

    mà là yêu một người chung tình, nhưng không phải chung tình với chính ta.

    Điều đau khổ nhất không phải là yêu một người chung tình, nhưng không phải chung tình với chính ta

    mà là chúng ta nhận ra nhau quá muộn màng.“Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông. Không lấy được nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già.”
    I Không người gặp lại I
    - Nếu một người gọi là phu quét đường, hãy quét những con đường như Miken-lăng-giơ vẽ tranh, quét những con đường như Bet-to-ven soạn nhạc, và hãy quét những con đường như Sếch-pia làm thơ. Người phu quét đường cần phải quét những con đường sạch tới độ ác thiên thần trên thiên đàng lẫn con người nơi trần gian đều phải dừng lại và nói rằng: " Anh là người quét đường vĩ đại, người đã làm tốt công việc của mình" .
    #buổi_học_đt_cuối_cùng<3
    #23_01_2019
    #Cre: Diệp tỷ<3
    Chàng là gió thoảng mặt hồ,
    Thiếp là sen nở bên bờ, gió lay
    Gặp nhau tuy chỉ thoáng mây
    Nhưng lòng thương mến kiếp này đã trao
    Chàng là mây trắng trên cao
    Thiếp là trăng tỏ nép vào mây kia
    Yêu nhau thề chẳng xa lìa
    Sắt son gắn bó, sẻ chia ngọt bùi
    Chàng là cây lớn ngất trời
    Dây leo là thiếp, trọn đời quấn quanh
    Sánh đôi như lá với cành
    Tựa nương như thể môi răng cận kề
    Nhân gian vui lắm, buồn ghê
    Đời người tan hợp, chốn về nơi đâu?
    Nguyện cùng chàng mãi bên nhau
    Không rời xa, mãi bên nhau, không rời…

    Cuộc sống là những lần gặp gỡ và biệt ly, là những lần lãng quên và bắt đầu, nhưng luôn có những chuyện, một khi đã xảy ra, sẽ để lại dấu vết; và luôn có người, một khi đã tới, sẽ không thể nào quên. Cuộc gặp gỡ ở trấn Thanh Thủy đã thay đổi vận mệnh của mọi người, thậm chí thay đổi cả vận mệnh của Đại Hoang.

    Chỉ vì h.am m.uốn một chút ấm áp, một chút bồi bạn, một lúc nào đó quyết một lòng tiêu tan. Tương tư là một ly rượu ngon có độc, vào cổ họng thì thơm ngọt, hồn nát xương tan, cho đến khi vào tim vào phổi, sẽ không thuốc nào giải được,độc phát tác là lúc tê liệt tim phổi, chỉ có nụ cười của người yêu mới giải trừ được, cùng nhau giải trừ, nếu không được, thì chỉ còn lại tương tư khắc cốt, đến chết không ngừng.
    | Trường tương tư |
    Giả thuyết thứ 7 hay Cuộc đấu tay đôi trên những xác người?

    Nếu có kẻ làm anh chướng mắt…

    Nếu nghệ thuật giết người với anh là một thú vui…

    Thì chẳng gì cản trở anh một công đôi việc: vừa xử lý chướng ngại vừa giải trí đôi chút, dĩ nhiên theo cách kín kẽ nhất để không ai lùng ra.

    Một chiều mùa thu, hai người đàn ông tự phụ tài hoa của Luân Đôn thượng lưu đã bảo nhau như thế. Và để cho thăng hoa, họ đem lồng một công đôi việc ấy vào hình thức đối kháng, một kẻ sẽ giết người rồi giăng bẫy, ngụy tạo chứng cứ, bày biện hiện trường giả sao cho kẻ còn lại bị buộc tội sát nhân, bị dồn vào chỗ chết, cuối cùng cấu thành một án mạng đôi. Nhưng chính kẻ đó cũng có quyền phản kích bằng mọi cách, kể cả cách giăng bẫy tương đương.

    Màn quyết đấu đỉnh cao này, cuối cùng không đơn giản kết thúc bằng cái chết của nạn nhân được chọn, bởi sự vô nhân đạo sẽ phải trả giá. Cũng không chỉ là cuộc so găng giữa hai nghệ sĩ, mà đã xoay sang đấu tay đôi giữa tội phạm và công lý, bởi mạng người chưa bao giờ là thứ để mua vui.
    | Giả thuyết thứ 7 |
    ''Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…”

    Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta làm việc gì cũng vội vả chưa bao giờ chậm rãi thưởng thức điều gì, cũng giống như một cuộc chạy đua của mỗi người trên hành trình sống của mình để rồi bỗng có lúc dừng chân lại suy nghĩ để ta đều thốt lên hai chữ “giá như…”

    Truyện ngắn Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn, tạo nên cho người đọc nhiều tầng của cung bậc cảm xúc, đến nhiều không gian tưởng chừng ta không thể quay về. Vừa hoài niệm, sâu sắc, vừa giản dị, chân thành, vừa quá khứ, hiện tại.

    Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn cứ thế cuốn ta đi một cách nhẹ nhàng và đầy sâu lắng… Với tập hợp 40 truyện ngắn, chắc hẳn đâu đó xung quanh những câu ch.uyện ấy, ta sẽ vô tình bắt gặp chính ta. Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn là một quyển sách dành cho nhiều người.

    “Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui...” (Trích “Những khoảng trống không phải để lấp đầy”)
    | Nếu biết trăm năm là hữu hạn |
    - Văn chương bắt rễ từ lòng người và nở hoa nơi từ ngữ, và tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải không ngừng đổi mới mình, phải là người ''không nhai lại", phải có ''cái tạng riêng'' , có ''cách sút bóng riêng'' trong ''Sân cỏ Trang thơ nghìn thuở giống nhau". Nhiều khi nhà văn phải biết vượt lên trên cái văn phạm cứng nhắc, vượt qua cái ''xác chữ'' để đạt tới vái vẻ đẹp ''phi lí'' của văn chương :
    ''Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức
    Dù là ngọc cũng có nhiều viên ngọc
    Chứ đâu cứ xanh xanh vĩnh viễn một màu"
    #Cre: Diệp tỷ<3
    - Mỗi một con người có một nét tính cách khác biệt, không dễ bị trộn lẫn trong đám đông. Tất cả làm nên màu sắc sinh động cho thế giới hơn bảy tỉ người này. Trong thế giới văn học cũng như thế, mỗi nhà văn, nhà thơ một phong cách, cá tính nghệ thuật khác nhau tạo nên sự mới lạ, độc đáo cho sản phẩm nghệ thuật của chính mình.

    - Nói về phong cách nghệ thuật hay cá tính sáng tạo của một người nghệ sĩ đều bắt nguồn từ thế giới quan khác nhau. Thế giới quan của mỗi nhà văn là cách nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong cuộc sống bằng cảm quan, nhận thức của bản thân. Và điều này không ai giống ai. Hơn nữa thế giới quan tác động và chi phối trực tiếp phong cách sáng tác văn học của nhà văn. Phong cách văn học của nhà văn mang tính ổn định xuyên suốt trong quá trình cầm bút sáng tác. Đó là nét riêng biệt của tác giả việc nhận thức và phản ánh đời sống – những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm. Phong cách nghệ thuật chính là tài nghệ của các nhà văn trong việc đưa tới cho độc giả những cái nhìn mới mẻ về cuộc sống đời thường.

    “Qua giọng hát anh nhận ra người hát

    Qua nét khắc anh nhận ra người thợ bạc”

    - Nhà phê bình Hoài Thanh cũng đã từng nói: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”.

    -Phong cách nghệ thuật của nhà văn thể hiện qua giọng điệu và cách xây dựng hình tượng nhân vật.
    - Viết thơ về thơ cũng có mọi yêu cầu của một bài thơ bình thường: Hình tượng đẹp, từ ngữ hàm súc và có sức gợi, vần điệu thể hiện ý tưởng tình cảm, và phải có tứ như một bài thơ, dẫu bài thơ ấy có nhiều câu, hay chỉ hai câu. Có thế thơ về thơ mới có giá trị. Thơ về thơ của Chế Lan Viên đã đạt đến hầu như tất cả những điều ấy ở mức độ được người làm thơ và người yêu thơ chấp nhận.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom