"Cách tính toán “cái được, cái mất” trong cuộc đời
Nhìn chung, cuộc đời con người cũng vậy. Cuộc sống của con người thường bắt đầu từ khi chín, mười tuổi – tuổi đã cảm nhận được sự yêu, ghét.
Dưới đây là cách chỉnh lý những điểm mà từ trước tới nay tự mình cho là chưa được.
Hiện tại, mình đang làm gì, đang học gì và đã làm được đến đâu, hay học được tới đâu? Bây giờ đang mua vào mặt hang nào? Định bán ra sao? Đã kiểm soát “lòng thương hại” một cách chắc chắn chưa? Chỉ vì mấy nhân viên lười biếng, ham chơi mà lại để thâm hụt nào trong sổ sách kế toán không?
Cách kinh doanh năm nay có thể áp dụng cho năm sau không? Ngoài ra còn phải suy tính, trăn trở điểm gì nữa v.v. Cần kiểm tra cả “sổ sách” về tinh thần nữa. Cần thiết phải “tính sổ” tất cả các mặt.
Nghèo là chuyện thường tình của các Võ sĩ, vì bổn phận của họ là trung nghĩa, một lòng một dạ vì nước. Nói vậy thôi, chứ họ là tầng lớp ăn hại nhiều thóc gạo của nông dân nhất. Hiện nay, Võ sĩ là tầng lớp sống hão huyền nhất. Phương Tây đã dùng tới súng đạn làm vũ khí trang bị mà họ không hề biết, vẫn tiếp tục đặt rèn kiếm, nào có ích gì. Hỗi hận thì đã muộn.
Nhưng học giả chỉ toàn nghiên cứu khinh điển Tàu, Nhật, một mực sùng bái học vấn cổ đại, coi khing tri thức mới của phương Tây, chậm chân không sao theo kịp thời thế. Như thế có khác nào thấy mùng màn bán chạy vào mùa hè mà đã vội tích trữ từ đầu đông.
Lại còn có những sinh viên, học chưa ra đâu vào đâu, cũng vội ra làm viên chức. Kết cục suốt đời chỉ là anh viên chức quèn. Như thế có khác gì áo chưa may xong, đã vội mặc đem ra trưng diện.
Chưa vắt sạch mũi kiến thức địa lý, lịch sử, viết lá thư cũng không ra hồn, đã vội dọc sách cao xa, chỉ được vài trang là chán. Rồi lại chạy sang cuốn sách khác. Như thế có khác nào không có vốn mà cũng học đòi kinh doanh, và chỉ trong một ngày là lại chuyển sang kinh doanh thứ khác.
Có đọc bao nhiêu sách Tây, Tàu, Nhật đi nữa mà không nắm bắt được tình hình thế giới có khác nào kẻ chưa nuôi nỗi miệng mình mà lại đòi kinh doanh bách khoa mà cũng chẳng thèm biết gẩy bàn tính.
Cho dù có hiểu tình hình thế giới đi nữa, nếu không tự tu dưỡng chỉnh sửa bản thân thì cũng chẳng khác gì có thể góp ý cho hàng xóm buôn bán, nhưng trộm lẻn vào nhà mình khuân hết đồ đạc lúc nào cũng không hay.
Mở miệng là tuôn ra tràng giang đại hải những kiến thức mới đang là mốt, nhưng chẳng bao giờ tìm hiểu bản chất thực sự của nó, bản thân mình đứng ở chỗ nào cũng không biết, những kẻ như vậy có khác nào chỉ biết tên hàng mà chẳng biết giá cả, công dụng của nó ra sao?
Những hạng người tội nghiệp như vậy không phải hiếm trong xã hội này.
Nguyên nhân là con người đã phó mặc cuộc đời theo dòng chảy thời thế, sống trôi sống nổi. Lại chưa khi nào tự xem lại mình: “Từ khi sinh ra đến nay đã làm được những gì? Từ nay về sau sẽ tiếp tục ra sao?” nên mới xảy ra những chuyện như vậy.
Phân tích rõ tình hình buôn bán, và để lập kế hoạch cho sau này thì việc kiểm tra sổ sách, rút kinh nghiệm trên cơ sở quyết toán là việc cần thiết.
Để nhận thức rõ chỗ đứng hiện tại của mình, để đề ra phương châm, kế hoạch cho tương lai thì cần phải kiểm tra lại tri thức và tinh thần của chính mình."
- Khuyến học - Fukuzawa Yukichi