Phù phiếm iPhone 6
Chúng ta đơn giản chỉ muốn mình là người dẫn đầu xu thế, trước khi cơn sốt lắng xuống và iPhone mới trở nên đại trà.
Xin được nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta sang nước ngoài xếp hàng từ khi store Apple chưa mở cửa để mua bằng được iPhone 6 và 6plus. Trước đây, những đời iPhone 3, 4 hay 5 cũng cũng đã diễn ra chuyện này, thậm chí bây giờ việc xếp hàng chờ mua iPhone đã trở thành một cuộc đua giữa chúng ta và các cửa hàng nhập khẩu với nhau.
Nơi nào cũng cố gắng chào mời mua sản phẩm trước cả khi công bố cùng gói khuyến mại đi kèm hấp dẫn. Còn chúng ta, đơn giản chỉ muốn mình là người dẫn đầu xu thế, trước khi cơn sốt lắng xuống và iPhone mới trở nên đại trà.
Nói không quá khi ở những thị trường mới nổi như Việt Nam và Trung Quốc thì điện thoại iPhone là một mặt hàng giá trị cao dễ dàng bán kiếm lời ngay cho những ai chấp nhận bỏ ra nhiều tiền hơn để đổi lấy mấy chữ sành điệu, đẳng cấp, đi trước thiên hạ.
Có những cửa hàng còn hét giá tới 50 triệu cho một chiếc iPhone 6 plus, tức đắt gần gấp 3 lần. Vẫn có thứ phù phiếm và chi phối con người một cách mạnh mẽ đến như vậy.
Hình ảnh người người xếp hàng trước cả mấy ngày để mua iPhone khắp thế giới không phải là điều gì quá ghê gớm, và càng chẳng thể ghép người Việt vào cái tội "làm xấu hình ảnh đất nước khi kéo nhau ra nước ngoài mua iPhone".
Người bán chẳng quản công đi nước ngoài xếp hàng hay bỏ tiền mua lại trong tâm trạng khấp khởi, muốn lãi lớn. Người mua cũng chẳng tiếc tiền chi đậm, nóng lòng sở hữu ngay với suy nghĩ mình phải là người tiên phong, sành điệu, đẳng cấp thúc giục trong đầu, như lời nói của Abraham Lincoln: "Ai cũng muốn được người khác khen mình trước mặt đám đông".
Nhưng "tiền làm ra được thì phải hưởng thụ mà hưởng thụ theo cách nào thì là quyền của tôi". Chắc hẳn sẽ là phản ứng đầu tiên của những ai sở hữu iPhone 6 ở Việt Nam.
Trong Kinh Thánh cũng có lời chép rằng "Anh em không muốn xét đoán thì đừng xét đoán". Vì thế chúng ta hãy vui lòng đồng ý luận điểm: "Tiền của bạn nên bạn chí lý lắm khi mua những gì mình thích. Thật lòng chia vui với bạn và bản thân tôi cũng mong muốn sẽ được như bạn".
Tuy vậy, tất cả chúng ta ngay sau khi được mãn nguyện rồi thì đều biết rõ ràng cái cảm giác thăng hoa đó nó đến và đi rất nhanh chóng, để lại chúng ta một khoảng trống chứa đựng vỏn vẹn một câu hỏi rằng "tiếp theo sẽ là gì đây?".
Sau đó, ngay lập tức vài người sẽ tự lên dây cót cho mình rằng bắt đầu bỏ tiền tiết kiệm ngay từ bây giờ thôi, một khoảng thời gian sau sẽ lại có iPhone mới rồi. Cứ thế, cứ thế chúng ta chạy theo sự thay đổi đó và coi việc đổi hay lên đời iPhone thế hệ mới như một dấu mốc quan trọng đánh giá bản thân chúng ta vậy.
Còn cái sẽ diễn ra tiếp theo sau cái cảm giác thăng hoa kia là giá thành sẽ rơi xuống để phù hợp với túi tiền của tất cả. Khi ấy những chiếc iPhone mới sẽ là thứ trang sức mà ai cũng có, nhưng dưới một cái giá phải chăng hơn.
Mọi người sẽ không nhớ về việc bạn đã mua một chiếc iPhone ngay trong những ngày đầu tiên với giá 40, 50 triệu đồng hay đã khó nhọc xếp hàng hàng giờ, hàng ngay để sở hữu như thế nào.
Tất cả sẽ chỉ còn là chuyện nhiều đã kiên nhẫn chờ đợi đúng thời điểm để mua, và giá trị giữa 15 triệu và 50 triệu chẳng khác gì nhau, vì đều quy đổi sang một thứ y chang nhau. Có khác thì chỉ là cái cảm giác dẫn đầu thị hiếu, cảm thấy thăng hoa của cá nhân mà thôi.
Và khi ai cũng đã có iPhone mới nhất trong tay rồi thì sẽ lại có chuyện gì diễn ra? Chúng ta trải nghiệm mang tính chất giải trí hơn là công việc. Dù những chiếc điện thoại thông minh như iPhone giúp ích cho việc quản lý thời gian, việc làm nhưng đa số chúng ta lại ngồi cà phê chơi game, xem phim hay lướt web như những cô cậu mới lớn hay chính con em mình ở nhà.
Có không ít những ứng dụng đọc sách, theo dõi sức khoẻ giúp ích cho cuộc sống và tận dụng hết lợi thế của iPhone, nhưng một sự thực không thể chối cãi là mua iPhone đồng nghĩa với việc sẽ tải một loạt game, game và game.
Ở đây không có số liệu chứng minh cho điều này nhưng dựa trên thực tế có thể thấy nhiều người mua iPhone với giá không hề rẻ chỉ vì sĩ diện và chơi game cho tiện. Điều này góp phần làm bùng nổ thị trường phát triển game lẫn ứng dụng giải trí như giải đố, ghép chữ. Chính những cá nhân này đã tận dụng cơn sốt điện thoại thông minh chứ không chỉ riêng iPhone để tạo nên thành quả cho mình. Họ là số ít trong chúng ta.
Số tiền để sở hữu một chiếc iPhone ở Việt Nam cao hơn so với thu nhập bình quân. Chúng ta phải tiết kiệm trong một thời gian dài mới có thể sắm được, còn những ai sẵn sàng chi đậm để sở hữu ngay trong những ngày đầu tiên thì chỉ là số ít. Vậy nếu quy đổi số tiền để mua iPhone ra chúng ta sẽ có thể làm gì?
Dĩ nhiên bạn có thể mua được một chiếc điện thoại khác với tính năng, kiểu dáng không thua kém iPhone, chỉ có một điều lăn tăn là sức hút thương hiệu, nhưng đối với người thật sự cần một chiếc điện thoại để phục vụ công việc thì yếu tố nặng cân đó sẽ không còn quan trọng.
Còn khởi nghiệp thì sao? Tại sao lại không chứ, khởi nghiệp với không đầy 20 triệu (giá trị thực của iphone 6 khi bình ổn) thì chẳng lẽ không hợp lý bằng việc mua iPhone sao?
Những thanh niên ở các tỉnh, nông thôn đã phải vay vốn hay tích cóp để khởi nghiệp và nhiều người trong số họ đã thành công với mô hình của mình đấy sao? Điểm khác giữa các bạn đó, các anh chị đó với chúng ta chỉ là họ đã không chọn iPhone mà thôi.
Tại sao lại không chứ, khởi nghiệp với không đầy 20 triệu (giá trị thực của iphone 6 khi bình ổn) thì chẳng lẽ không hợp lý bằng việc mua iPhone sao?
Chúng ta nghĩ khởi nghiệp với gần 1.000 USD là quá ít, nhưng có tác giả còn viết sách về việc nhiều người chỉ với 100 USD mà tạo nên thành quả. Điều này đúng, không chỉ ở các nước phát triển mà ở Campuchia hay các nước Mỹ Latinh cũng đã được chứng minh, bởi cuốn sách Khởi nghiệp với 100 USD là sự tổng hợp của các câu chuyện làm giàu với số vốn ít ỏi.
Nếu không khởi nghiệp vì chúng ta chỉ sẵn sàng sắm ngay một chiếc iPhone mới để thay đổi cuộc đời mình, thì sử dụng số tiền đó mua sách có vẻ đơn giản hơn nhiều.
Vâng, sách kĩ năng, danh nhân hay tiểu thuyết đều sẽ trang bị cho chúng ta rất, rất nhiều kiến thức sẽ đi cùng chúng ta trong suốt cuộc đời. Đọc sách giúp chúng ta lắng nghe, chia sẻ, giao tiếp với nhau tốt hơn.
Sách cũng khiến bạn thành công hơn vì thực tế chỉ ra rằng Napoleon hay giáo sư Ngô Bảo Châu rạng danh như bây giờ chưa bỏ qua một cuốn sách hay nào cả. Việc đọc sách là cách giúp chúng ta sống hàng nghìn cuộc sống trước khi chết, hơn là chỉ sống duy nhất một lần.
Không phải tự nhiên mà cha đẻ iPhone, Steve Jobs lúc còn sống đã chọn cho con mình những câu chuyện lịch sử, những quyển sách và hàng tỷ thứ khác nhưng không có iPhone.
Steve Jobs không muốn con cái mình sống thụ động, dựa dẫm vào một thiết bị nào đó và coi việc sở hữu thiết bị công nghệ như một chuẩn mực sống, mà thay vào đó là lựa chọn cho mình những cái khác để tạo nên thành công, hay sống có ích như ông và những vĩ nhân khác đã làm.
Thiên tài chẳng khác gì chúng ta, chỉ là họ đã làm những việc mà người khác không làm hay không chọn, và họ cũng chẳng có iPhone nữa. Còn đa số chúng ta thì lại chọn nó thay vì những thứ khác và nhìn nhau tự hỏi: "Tôi và bạn có đang thay đổi điều gì không, hay chỉ là một chiếc iPhone cũ sang mới?".
Và bây giờ, nếu được chọn lại thì chúng ta có dám thay đổi không?
Chúng ta đơn giản chỉ muốn mình là người dẫn đầu xu thế, trước khi cơn sốt lắng xuống và iPhone mới trở nên đại trà.
Xin được nhắc lại rằng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta sang nước ngoài xếp hàng từ khi store Apple chưa mở cửa để mua bằng được iPhone 6 và 6plus. Trước đây, những đời iPhone 3, 4 hay 5 cũng cũng đã diễn ra chuyện này, thậm chí bây giờ việc xếp hàng chờ mua iPhone đã trở thành một cuộc đua giữa chúng ta và các cửa hàng nhập khẩu với nhau.
Nơi nào cũng cố gắng chào mời mua sản phẩm trước cả khi công bố cùng gói khuyến mại đi kèm hấp dẫn. Còn chúng ta, đơn giản chỉ muốn mình là người dẫn đầu xu thế, trước khi cơn sốt lắng xuống và iPhone mới trở nên đại trà.
Nói không quá khi ở những thị trường mới nổi như Việt Nam và Trung Quốc thì điện thoại iPhone là một mặt hàng giá trị cao dễ dàng bán kiếm lời ngay cho những ai chấp nhận bỏ ra nhiều tiền hơn để đổi lấy mấy chữ sành điệu, đẳng cấp, đi trước thiên hạ.
Có những cửa hàng còn hét giá tới 50 triệu cho một chiếc iPhone 6 plus, tức đắt gần gấp 3 lần. Vẫn có thứ phù phiếm và chi phối con người một cách mạnh mẽ đến như vậy.
Hình ảnh người người xếp hàng trước cả mấy ngày để mua iPhone khắp thế giới không phải là điều gì quá ghê gớm, và càng chẳng thể ghép người Việt vào cái tội "làm xấu hình ảnh đất nước khi kéo nhau ra nước ngoài mua iPhone".
Người bán chẳng quản công đi nước ngoài xếp hàng hay bỏ tiền mua lại trong tâm trạng khấp khởi, muốn lãi lớn. Người mua cũng chẳng tiếc tiền chi đậm, nóng lòng sở hữu ngay với suy nghĩ mình phải là người tiên phong, sành điệu, đẳng cấp thúc giục trong đầu, như lời nói của Abraham Lincoln: "Ai cũng muốn được người khác khen mình trước mặt đám đông".
Nhưng "tiền làm ra được thì phải hưởng thụ mà hưởng thụ theo cách nào thì là quyền của tôi". Chắc hẳn sẽ là phản ứng đầu tiên của những ai sở hữu iPhone 6 ở Việt Nam.
Trong Kinh Thánh cũng có lời chép rằng "Anh em không muốn xét đoán thì đừng xét đoán". Vì thế chúng ta hãy vui lòng đồng ý luận điểm: "Tiền của bạn nên bạn chí lý lắm khi mua những gì mình thích. Thật lòng chia vui với bạn và bản thân tôi cũng mong muốn sẽ được như bạn".
Tuy vậy, tất cả chúng ta ngay sau khi được mãn nguyện rồi thì đều biết rõ ràng cái cảm giác thăng hoa đó nó đến và đi rất nhanh chóng, để lại chúng ta một khoảng trống chứa đựng vỏn vẹn một câu hỏi rằng "tiếp theo sẽ là gì đây?".
Sau đó, ngay lập tức vài người sẽ tự lên dây cót cho mình rằng bắt đầu bỏ tiền tiết kiệm ngay từ bây giờ thôi, một khoảng thời gian sau sẽ lại có iPhone mới rồi. Cứ thế, cứ thế chúng ta chạy theo sự thay đổi đó và coi việc đổi hay lên đời iPhone thế hệ mới như một dấu mốc quan trọng đánh giá bản thân chúng ta vậy.
Còn cái sẽ diễn ra tiếp theo sau cái cảm giác thăng hoa kia là giá thành sẽ rơi xuống để phù hợp với túi tiền của tất cả. Khi ấy những chiếc iPhone mới sẽ là thứ trang sức mà ai cũng có, nhưng dưới một cái giá phải chăng hơn.
Mọi người sẽ không nhớ về việc bạn đã mua một chiếc iPhone ngay trong những ngày đầu tiên với giá 40, 50 triệu đồng hay đã khó nhọc xếp hàng hàng giờ, hàng ngay để sở hữu như thế nào.
Tất cả sẽ chỉ còn là chuyện nhiều đã kiên nhẫn chờ đợi đúng thời điểm để mua, và giá trị giữa 15 triệu và 50 triệu chẳng khác gì nhau, vì đều quy đổi sang một thứ y chang nhau. Có khác thì chỉ là cái cảm giác dẫn đầu thị hiếu, cảm thấy thăng hoa của cá nhân mà thôi.
Và khi ai cũng đã có iPhone mới nhất trong tay rồi thì sẽ lại có chuyện gì diễn ra? Chúng ta trải nghiệm mang tính chất giải trí hơn là công việc. Dù những chiếc điện thoại thông minh như iPhone giúp ích cho việc quản lý thời gian, việc làm nhưng đa số chúng ta lại ngồi cà phê chơi game, xem phim hay lướt web như những cô cậu mới lớn hay chính con em mình ở nhà.
Có không ít những ứng dụng đọc sách, theo dõi sức khoẻ giúp ích cho cuộc sống và tận dụng hết lợi thế của iPhone, nhưng một sự thực không thể chối cãi là mua iPhone đồng nghĩa với việc sẽ tải một loạt game, game và game.
Ở đây không có số liệu chứng minh cho điều này nhưng dựa trên thực tế có thể thấy nhiều người mua iPhone với giá không hề rẻ chỉ vì sĩ diện và chơi game cho tiện. Điều này góp phần làm bùng nổ thị trường phát triển game lẫn ứng dụng giải trí như giải đố, ghép chữ. Chính những cá nhân này đã tận dụng cơn sốt điện thoại thông minh chứ không chỉ riêng iPhone để tạo nên thành quả cho mình. Họ là số ít trong chúng ta.
Số tiền để sở hữu một chiếc iPhone ở Việt Nam cao hơn so với thu nhập bình quân. Chúng ta phải tiết kiệm trong một thời gian dài mới có thể sắm được, còn những ai sẵn sàng chi đậm để sở hữu ngay trong những ngày đầu tiên thì chỉ là số ít. Vậy nếu quy đổi số tiền để mua iPhone ra chúng ta sẽ có thể làm gì?
Dĩ nhiên bạn có thể mua được một chiếc điện thoại khác với tính năng, kiểu dáng không thua kém iPhone, chỉ có một điều lăn tăn là sức hút thương hiệu, nhưng đối với người thật sự cần một chiếc điện thoại để phục vụ công việc thì yếu tố nặng cân đó sẽ không còn quan trọng.
Còn khởi nghiệp thì sao? Tại sao lại không chứ, khởi nghiệp với không đầy 20 triệu (giá trị thực của iphone 6 khi bình ổn) thì chẳng lẽ không hợp lý bằng việc mua iPhone sao?
Những thanh niên ở các tỉnh, nông thôn đã phải vay vốn hay tích cóp để khởi nghiệp và nhiều người trong số họ đã thành công với mô hình của mình đấy sao? Điểm khác giữa các bạn đó, các anh chị đó với chúng ta chỉ là họ đã không chọn iPhone mà thôi.
Tại sao lại không chứ, khởi nghiệp với không đầy 20 triệu (giá trị thực của iphone 6 khi bình ổn) thì chẳng lẽ không hợp lý bằng việc mua iPhone sao?
Chúng ta nghĩ khởi nghiệp với gần 1.000 USD là quá ít, nhưng có tác giả còn viết sách về việc nhiều người chỉ với 100 USD mà tạo nên thành quả. Điều này đúng, không chỉ ở các nước phát triển mà ở Campuchia hay các nước Mỹ Latinh cũng đã được chứng minh, bởi cuốn sách Khởi nghiệp với 100 USD là sự tổng hợp của các câu chuyện làm giàu với số vốn ít ỏi.
Nếu không khởi nghiệp vì chúng ta chỉ sẵn sàng sắm ngay một chiếc iPhone mới để thay đổi cuộc đời mình, thì sử dụng số tiền đó mua sách có vẻ đơn giản hơn nhiều.
Vâng, sách kĩ năng, danh nhân hay tiểu thuyết đều sẽ trang bị cho chúng ta rất, rất nhiều kiến thức sẽ đi cùng chúng ta trong suốt cuộc đời. Đọc sách giúp chúng ta lắng nghe, chia sẻ, giao tiếp với nhau tốt hơn.
Sách cũng khiến bạn thành công hơn vì thực tế chỉ ra rằng Napoleon hay giáo sư Ngô Bảo Châu rạng danh như bây giờ chưa bỏ qua một cuốn sách hay nào cả. Việc đọc sách là cách giúp chúng ta sống hàng nghìn cuộc sống trước khi chết, hơn là chỉ sống duy nhất một lần.
Không phải tự nhiên mà cha đẻ iPhone, Steve Jobs lúc còn sống đã chọn cho con mình những câu chuyện lịch sử, những quyển sách và hàng tỷ thứ khác nhưng không có iPhone.
Steve Jobs không muốn con cái mình sống thụ động, dựa dẫm vào một thiết bị nào đó và coi việc sở hữu thiết bị công nghệ như một chuẩn mực sống, mà thay vào đó là lựa chọn cho mình những cái khác để tạo nên thành công, hay sống có ích như ông và những vĩ nhân khác đã làm.
Thiên tài chẳng khác gì chúng ta, chỉ là họ đã làm những việc mà người khác không làm hay không chọn, và họ cũng chẳng có iPhone nữa. Còn đa số chúng ta thì lại chọn nó thay vì những thứ khác và nhìn nhau tự hỏi: "Tôi và bạn có đang thay đổi điều gì không, hay chỉ là một chiếc iPhone cũ sang mới?".
Và bây giờ, nếu được chọn lại thì chúng ta có dám thay đổi không?