ĐạiBàngTrắng

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • Hối tiếc một đời

    Ai cũng chỉ sống một lần trong đời nên hãy sống sao để sau này không phải hối tiếc. Nhưng mấy ai có được điều hoàn hảo đó?

    Sống thế nào để không phải hối tiếc? Đó là điều ta băn khoăn từ khi tấm bé đến khi về già? Ta chỉ được dạy sống làm sao cho đúng, cho phải chứ không hề được dạy sống sao để không phải hối tiếc?
    46e5f1e5ecbd6aeca789054cd7fe7f91.jpg

    Ảnh minh họa.

    Ngày bé, sống đúng là nghe lời cha mẹ, chăm chỉ học hành để vào đại học làm rạng danh gia đình, dòng họ. Chỉ có con đường đó mới đi thẳng đến đích có hiếu!

    Ví như anh trai tôi thích học văn, yêu nghệ thuật. Nhưng theo bố tôi, anh nhất định phải vào lớp toán và theo ngành quân đội. Chiều lòng cha mẹ, anh gắng gượng theo đuổi ước mơ của người lớn. Năm đầu thi đại học, anh trượt thẳng cẳng. Khỏi nói bố mẹ tôi buồn và thất vọng như thế nào. Nguôi ngoai một thời gian, anh đề xuất được đi học thiết kế thời trang hoặc cắt tóc. Bố tôi gạt đi không ngại ngần. Với bố, đó là điều không thể chấp nhận và không có thứ thành công theo con đường đó!

    Ôn thi tiếp năm thứ hai, anh tôi vẫn trượt. Cuối cùng, bố tôi chọn cách cho anh đi nhập ngũ. Năm ấy cũng là năm tôi vào đại học. Cả nhà làm liên hoan cho anh lên đường và tôi nhập trường. Sau khi tàn tiệc, anh khóc. Anh mếu máo trách móc vì không được sống cuộc đời của chính mình. Sống mà không có đam mê, ước vọng… Tôi tin chắc hôm đó và cho cả sau này, bố mẹ tôi cũng sẽ day dứt và xót xa lắm. Nhưng tất cả đã muộn, “Quân lệnh như sơn”, không thể thay đổi được.

    Còn tôi, tôi luôn thấy may mắn vì được bố mẹ chiều hơn. Tôi muốn học gì, thi gì để sau làm gì cũng được nhưng có điều vẫn phải trừ những ngành hát ca, nhảy múa. Tôi thích múa hát từ nhỏ nhưng không đam mê đến độ biến nó thành đích đến của ước mơ. Tôi tự hài lòng vì sự nuông chiều của bố mẹ.

    Đương nhiên, tôi chọn một nghề tôi thích. Cho đến giờ, khi đã có một công việc đúng ngành tôi lại cứ ngơ ngẩn vì đam mê trở thành diễn viên múa ngày càng nhức nhối. Tôi hối tiếc thực sự. Tôi nhận ra tôi chỉ thực sự sống khi hòa mình vào giai điệu với những động tác trên sân khấu. Nhưng không thể thay đổi được nữa. Và tôi vẫn tiếc có thể là đến lúc chết!

    Lại nói về anh trai tôi. Cho đến giờ, anh vô cùng thỏa mãn với cuộc sống hiện tại trong quân ngũ. Anh liên tục khoe về những thành tích và cố gắng mà mình đã đạt được. Khi tôi hỏi anh có hối tiếc không, anh khiến tôi ngã ngửa: “Cảm ơn sự lựa chọn của ba mẹ”.

    Như thế đấy, thật khó để đo và cảm nhận về việc sống đúng, sống có giá trị, sống ý nghĩa và sống không hối tiếc.
    6914402944-3122d85b2c.jpg

    Ảnh minh họa
    Chẳng ai biết được tuổi trẻ nên sống thế nào, học và chơi ra sao để không hoài phí một nửa đời người? Cũng không ai biết nên chọn cho mình người vợ, ông chồng thế nào để được sung sướng, hạnh phúc? Cũng không ai ra được từ điển dạy con làm người tử tế? Không ai chắc chắn được niềm vui tuổi già? Có ai biết trước được cái chết mặc dù vẫn có sự lựa chọn giữa sống và chết… để rồi hối tiếc là bài ca muôn thuở.

    Người nghèo thường tiếc không chăm chỉ. Người qua tuổi đi học thường tiếc không say mê đèn sách. Người thất bại thường tiếc cơ hội. Người giàu thường tiếc của.

    Người thành công thường tiếc thân bằng, bạn hữu. Hiện tại thường tiếc quá khứ. Cái đang còn thường tiếc cái đã mất. Người đủ đầy niềm vui thường tiếc không có tình yêu và khát khao hạnh phúc. Người có vợ thường tiếc thời trai trẻ và tiếc người yêu cũ. Người thủ đoạn, man trá sẽ tiếc hai chữ tử tế, nhân nghĩa. Người mải mê vì tiền sẽ tiếc giá trị của tình người…

    Có lẽ nào hối tiếc làm nên giá trị của thời gian. Nó là cội nguồn của mọi điều ước, mọi khát khao ở đời này. Có lẽ nào vì có nó mà người ta vẫn cứ sống để rồi hối tiếc!
    Theo Tấm gương
    12 điều bạn sẽ hối hận nếu không làm ngay bây giờ

    Khi bạn đang từng bước tiến lên trong cuộc sống hỗn loạn này, bạn sẽ lên tới đỉnh với sự nhiệt tình hay khập khễnh với cặp gối đau nhức.

    Bạn vượt qua bão táp, băng qua rừng rậm với sự giúp đỡ của bạn bè, nhưng giờ không còn như thế nữa. Sau mọi chuyện, đến thời điểm này bạn đã nhận ra một điều: tất cả mọi thứ cần bạn tự thân thực hiện. Bạn sẽ đối mặt với những câu hỏi như: Tôi đã làm đủ chưa? Yêu đủ chưa? Có hạnh phúc không? Bạn có thể dằn vặt vì những câu hỏi hiện ra trong đầu và nghĩ ngày mai mình sẽ tìm câu trả lời. Nhưng bạn nên nhớ, chắc gì đã có ngày mai! Vì vậy, tất cả những gì bạn nên làm thì hãy làm trong NGÀY HÔM NAY. Tất cả vì hạnh phúc và tương lai của chính bạn mà thôi.

    1/ Quan tâm và chăm sóc sức khoẻ tuyệt đối:

    Có một câu nói “Nếu bạn không có sức khoẻ thì bạn chẳng có gì cả” và điều này là chính xác. Cơ thể của bạn là nơi chứa đựng linh hồn. Hãy tập thể dục, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý. Chăm sóc cơ thể mình sẽ giúp bạn sống lâu dài và khoẻ mạnh.

    KenhSinhVien-kenhsinhvien-nhung-dieu-ma-dai-hoc-havard-khong-day.jpg


    2/ Dành thời gian để làm những điều mình yêu thích:

    Điều này nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng hãy làm việc ít lại và giải trí nhiều hơn. Bạn sẽ không hối tiếc khi có một kỳ nghỉ, làm một việc bạn thích thú hoặc đi chơi với bạn bè một cách vui vẻ. Bạn cũng nên tham gia một lớp học về nghệ thuật, đọc một cuốn sách hoặc mua một món quà cho bản thân. Hãy hoà mình vào cuộc sống này.

    3/ Đừng để cuộc sống trở nên quá nghiêm túc:

    Bạn có thấy mình quá nghiêm túc trong cuộc sống không? Hãy tìm cách để vui vẻ mỗi ngày, hãy cười thật nhiều lên nhé.

    4/ Luôn nói những điều bạn cần:

    Nếu bạn yêu ai đó, hãy nói cho họ biết. Nếu một ai đó làm tổn thương bạn, hãy nói cho họ biết. Nếu bạn gặp khó khăn để bày tỏ cảm xúc, hãy viết một lá thư. Hãy chắc chắn rằng những người xung quanh bạn biết bạn cảm thấy thế nào mỗi ngày.

    5/ Nhìn nhận mọi việc một cách trực quan:

    Khi bạn nhìn vào nhà để xe, bạn thấy hình thù một con rắn, có thể phản ứng của bạn là nhảy dựng lên sợ hãi. Nhưng sau khi xem lại thì “con rắn” đó chỉ là một đoạn ống nước mà thôi. Bạn có thể cảm thấy ngớ ngẩn vì đã “thần hồn nát thần tính”. Hãy kiểm soát trí não mình một cách tốt nhất nhé.

    Thay đổi quan điểm, mở ra cho mình một thế giới thú vị và thực hiện nó. Hãy nhìn vào cuộc sống một cách lạc quan hơn và bạn sẽ cải thiện được những mối quan hệ, vui vẻ hơn, giảm thiểu bực bội, giận dữ và cay đắng đấy.

    6/ Bước đi trên con đường riêng của bạn và sống thật:

    Đừng nên so sánh bạn với người khác để rồi bạn ngừng phấn đấu vươn lên. Bạn không cần mang mặt nạ trong cuộc sống này, hãy là chính mình! Nếu mọi người xung quanh không thích bạn, đừng lo lắng, bạn sẽ sớm tìm được người hiểu mình thôi. Đừng dồn bản thân vào nỗi cô đơn tuyệt vọng. Đừng sống một cuộc sống chỉ vì sự mong đợi của người khác.

    7/ Đừng sống trong quá khứ:

    KenhSinhVien-20131123-0339-12-dieu-khong-lam-se-hoi-han-02.jpg


    Ngay bây giờ, bạn cần phải vứt bỏ những hối tiếc trong quá khứ. Nó đã qua, không có nghĩa là nó sẽ trở lại với bạn, nó chỉ cướp đi những giây phút vui vẻ của bạn trong hiện tại thôi.

    Quá khứ chỉ tồn tại trong ký ức, đó là một phần của trí nhớ và nó không thể thay đổi. Tại sao không bỏ mặc quá khứ và cố gắng cho hiện tại lẫn tương lai đi?

    8/ Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi:

    “Nếu một vấn đề có thể thay đổi, nếu một tình cảnh có thể làm khác, thì chẳng cần phải lo lắng. Nhưng nếu một vấn đề không thể thay đổi, một tình cảnh chẳng thể làm khác, thì lo lắng chẳng để làm gì.” – Đạt Lai Lạt Ma.

    Đừng cố gắng chống lại thực tế, bạn sẽ chỉ tự dằn vặt bản thân mà thôi. Cho dù bạn không thể lấy ai, hay đang phải chống chọi với bệnh tật thì bạn cũng chẳng thể làm gì để thay đổi nó ngay. Những dằn vặt chỉ khiến bạn mất hết niềm vui trong cuộc sống mà thôi.

    Những gì bạn cần làm là xem xét cuộc sống hiện tại và đưa ra những giải pháp thích hợp để từ từ thay đổi những gì đang diễn ra. Bản năng trong con người sẽ dẫn bạn đi đúng hướng dù là các mối quan hệ hay sự nghiệp, hãy để la bàn sinh học trong người dẫn dắt bạn đi.

    9/ Sống có trách nhiệm:

    Sống chậm rãi, có trách nhiệm sẽ nâng cao nhận thức trong thời điểm hiện tại và sẽ không gây ra nỗi sợ hãi, tạo nhiều niềm vui.

    Hãy nghĩ xem 10 năm sau cuộc sống của bạn sẽ thế nào. Khi chúng ta sống có trách nhiệm chúng ta sẽ có một cuộc sống hoàn hảo. Nếu không, bạn sẽ thấy những phút giây quý giá của cuộc sống trôi qua vô ích.

    10/ Ngừng theo đuổi tiền bạc, danh vọng:

    KenhSinhVien-20131123-0340-12-dieu-khong-lam-se-hoi-han-03.png


    Con người khao khát sự giàu có, danh tiếng, vật chất, vẻ bề ngoài,… Con người nghĩ rằng hạnh phúc sẽ đến khi chúng ta đạt được mục tiêu đề ra. Thay vì tận hưởng cuộc sống, chúng ta lại liên tục theo đuổi một cái gì đó quá xa vời, quá viển vông.

    Vào cuối đời, một chiếc xe hơi BMW sang trọng sẽ không giúp ích gì cho trí nhớ của bạn. Bạn sẽ mỉm cười nhiều hơn bên cạnh một chú chó trung thành. Hãy ngừng theo đuổi của cải vật chất vì điều đó không làm bạn thật sự hạnh phúc đâu.

    11/ Luôn luôn biết ơn:

    “Lòng biết ơn mở ra sự viên mãn trong cuộc sống. Nó cho chúng ta đầy đủ và hơn thế. Nó biến từ chối thành chấp nhận, hỗn loạn thành yên bình, nhầm lẫn thành rõ ràng. Nó có thể biến một bữa ăn thành bữa tiệc, một căn chòi thành ngôi nhà, một người lạ thành người bạn” – Melody Beattie

    Lòng biết ơn giúp bạn cải thiện sức khoẻ, hạnh phúc, tâm linh, sự kết nối, tạo mối quan hệ, nâng cao giá trị bản thân và làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

    Ngay cả khi cuộc sống của bạn không hoàn hảo thì nó cũng sẽ tốt đẹp hơn khi bạn thể hiện lòng biết ơn. Vì vậy, mỗi ngày hãy dành thời gian để cười, nói lời cảm ơn chân thành cho tất cả những niềm vui lớn nhỏ trong cuộc sống của bạn.

    12/ Yêu thương:

    KenhSinhVien-20131123-0341-12-dieu-khong-lam-se-hoi-han-04.jpg


    Hãy yêu thương thật nhiều, hiểu rõ những người mà bạn đang yêu và tìm tòi những vẻ đẹp tiềm ẩn của những người bên cạnh bạn.

    TGT (Tổng hợp)
    Sống là phải học cách chấp nhận và từ bỏ

    Nếu bạn thật sự muốn 'trả thù', có lẽ sẽ không có cách nào tốt hơn việc bạn lờ nó đi và cuối cùng để nó bị chìm trong quên lãng.


    Trong cuộc sống này, đến một lúc nào đó ta sẽ bị người khác làm tổn thương: gia đình, bạn bè, người yêu...

    Khi bị tổn thương, ta sẽ đánh mất niềm tin. Mọi thứ dường như sụp đổ. Ta quỵ ngã. Những đau đớn về mặt tinh thần sẽ tát mạnh vào ta như cơn sóng dữ ngày bão. Lựa chọn vững vàng như những tảng đá hay yếu ớt chìm nổi như cành củi khô là ở chúng ta.

    Khi bị tổn thương, ta sẽ đề phòng mọi thứ để không bị tổn thương lần thứ hai. Những nghi ngờ, những lo âu, sự sợ hãi... Lựa chọn mạo hiểm mở lòng đón nhận yêu thương một lần nữa, hay sống suốt đời với sự cô đơn, là ở chúng ta.

    Khi bị tổn thương, ta có thể làm những việc rất xấu, rất ích kỷ. Sự căm hận lên tới đỉnh điểm, và khao khát trả thù trỗi dậy, ta muốn mọi thứ cũng sẽ phải chịu đau đớn giống ta. Lựa chọn vị tha để trở thành một thiên thần, hay bị nhấm chìm trong lửa hận và trở thành ác quỷ, là ở chúng ta.
    61621b7efc9fa8159ece0ff9f3a737-9190-3521-1417789485.jpg

    Ảnh minh họa.

    Khi bị tổn thương, ta sẽ cố gắng vượt qua, nhưng cũng phải chấp nhận một điều, rằng những vết sẹo sẽ còn mãi. Lựa chọn tiếp tục ngồi dưới đất lạc lõng và cô đơn, nhìn dòng đời chảy qua trước mắt, hay đứng lên và hòa mình trở thành một phần của nó, sống cùng với nỗi đau, để biết trân trọng hơn những giá trị của cuộc sống, là ở chúng ta.

    Ai trong đời chả ít nhất một lần chịu tổn thương, một lần chịu đau đớn vì một điều gì đó, một ai đó. Có người không vượt qua được, có người vượt qua được. Lựa chọn gục ngã vì nó, hay mạnh mẽ chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống, là ở chúng ta.

    Đừng trách những người làm tổn thương bạn. Hãy vượt qua nó và coi đó như một bài học của cuộc sống. Người ta sẽ không bao giờ nhìn vào và đánh giá một người khi họ vấp ngã, mà sẽ nhìn nhận và khâm phục cách người ấy đứng lên sau khi đã ăn vạ đủ lâu và thấm thía đủ nhiều.

    Đừng tìm cách làm đau người khác để thỏa mãn sự tức giận nhất thời khi bị tổn thương. Vì khi bạn chịu tổn thương không có nghĩa là bạn được quyền làm ai khác tổn thương nữa. Vết thương mà mình để lại cho người khác cũng chính là vết rách trong tâm hồn mình. Những vết thương đó sẽ dần trở thành những vết sẹo sần sùi xấu xí trong ký ức trưởng thành của mỗi con người.

    Từ bỏ, chứng tỏ rằng bạn đã vượt qua được những gì đang khiến bạn phát điên. Và nếu bạn thật sự muốn "trả thù", có lẽ sẽ không có cách nào tốt hơn việc bạn lờ nó đi và cuối cùng để nó bị chìm trong quên lãng.

    Từ bỏ có nghĩa là bạn đang thực hiện khả năng tự kiểm soát và đưa ra những quyết định đúng đắn - hãy tự đưa ra sự lựa chọn của mình chứ đừng để hoàn cảnh chi phối bạn.

    Sống, là đôi khi phải học cách CHẤP NHẬN và TỪ BỎ... Từ bỏ, không phải là yếu đuối. Từ bỏ, là để tự cho mình những cơ hội tốt hơn.
    Theo Ngôi Sao
    Khi mất mát những điều thân thuộc

    Những gì thân thuộc thường hay làm người ta chủ quan. Họ khát khao đi chinh phục nhiều thứ mới mẻ vì nghĩ rằng những gì còn thì vẫn sẽ ở đấy. Nhưng họ đã nhầm.
    duoc-va-mat-20140812110929.jpeg

    Ảnh Minh họa

    Hôm qua ngồi với bạn, quanh đi quẩn lại chuyện trời mưa trời nắng lại quay về chuyện những người thân. Mình nói, mình cố gắng sống với người thân trọn vẹn để khi họ chẳng may có bị định mệnh lấy đi, mình vẫn thấy nhẹ nhàng vì những gì cần làm đã làm được. Bạn nói rằng đó là suy nghĩ của người cô độc, và kết quả thì không phải như cái ta vẫn nghĩ là thế. Người ta thường nhóm họ vào việc hoàn thiện những bổn phận thông thường nhất để rồi chính khi sự thông thường đó mất đi, họ sẽ quay trở lại với sự cô độc của mình. “Lúc đó ông sẽ thấy khó nhẹ nhàng được. Ông sẽ khóc”, bạn nói.

    Ừ nhỉ, hình như bạn đã đúng. Một trong những thứ lớn hơn tình yêu, đó chính là sự thân thuộc. Người ta có thể yêu nhau rất đậm sâu nhưng để có được những sự thân thuộc thì không hề dễ. Nó phải thực sự vượt lên trên những yêu thương thông thường, phải được trầm tích qua một bề dày thời gian của sự quan tâm và hy sinh. Sự mất mát của tình yêu thường dữ dội nhưng qua đi cũng rất nhanh. Nhưng việc mất mát những thân thuộc lại trầm lặng, đôi khi nhẹ là thế nhưng cảm giác thật kinh khủng.

    Nếu bạn từng nghe ca khúc Papa, một tuyệt phẩm đã đưa Paul Anka lên hàng danh ca thế giới, thì sẽ thấm đượm được nỗi đau mất mát yêu thương. Ca khúc kể về câu chuyện một người cha đã mang lại cho con những điều thân thuộc trong trẻo nhất trong những thăng trầm cuộc đời. Tuy nhiên, chi tiết hay nhất ca khúc lại nói về người mẹ. Khi người mẹ mất đi, người cha hàng ngày ngồi thẫn thờ và đêm đêm ngủ trên chiếc ghế ở tầng dưới. Ông không bao giờ bước chân lên căn gác thân quen chỉ vì vợ ông đã không còn ở đó. Chỉ một chi tiết nhỏ, sâu lắng và tinh tế, đã làm quặn thắt trái tim của những người nghe bao nhiêu thập kỷ. Nó nhắc người ta hãy biết yêu thương và vị tha hơn vì tất cả những người mà ta yêu quý rồi cũng sẽ mất đi. Đời người rất hạn hữu.
    1-1350-1417057184.jpg

    Những gì thân thuộc thường hay làm người ta chủ quan. Họ khát khao đi chinh phục những thứ khác mà họ cho là cần thiết hơn vì họ nghĩ rằng những gì còn thì nó sẽ vẫn ở đấy. Người ta nhầm. Cái gì cũng có thể mất đi. Nhất là khi bạn không dành cho nó những chăm sóc, thấu hiểu và bồi đắp. Và khi để nó mất đi rồi thì bất cứ một ai, dù trái tim sắt đá đến cỡ nào, dù bản lĩnh có mãnh liệt đến đâu, thì đều phải gục đầu tiếc nuối trong một con tim yếu mềm đến đáng thương.

    Bạn luôn trách những người thân quá đáng với mình nhưng có bao giờ bạn chiến thắng được những sân si cá nhân đó để bạn tặng họ những sự quan tâm, thấu hiểu và sẻ chia? Bạn thường chỉ nhìn vào nỗi buồn của mình và hỏi tại sao người khác làm mình buồn mà bạn không vượt qua những điều đó để xây thêm những tình cảm vốn đang bị những so đo của bạn làm rạn nứt thêm?

    Một nụ cười hiền, một cái nắm tay sau những cãi vã, sau những cố chấp nhiều khi nó có sức nặng thần kỳ để hóa giải tất cả. Đấy, là tất cả những thân thuộc. Hãy để nó lên tiếng mỗi khi bạn đang đạp vào ranh giới của sự ích kỷ. Bạn hãy tỉnh táo nhận ra nó vì bình thường, bạn đã quên lãng nó, huống hồ gì lúc bạn buồn, bạn rối, bạn đau hay bạn đang căm hận một ai đó. Sự thân thuộc như hình ảnh của người mẹ, dịu dàng, ấm áp và bao dung. Hãy trở về khi lòng bạn bất an nhất. Và sẽ có tội, nếu bạn quên lãng…

    Hãy xây dựng những điều thân thuộc nhất khi bạn yêu hay bạn thương một ai đó. Tâm hồn sẽ luôn giàu có nếu bạn xây đầy, xây cao hơn những điều thân thuộc trong cuộc sống. Nó lớn hơn tình yêu. Thật đấy!
    Theo Ngôi Sao
    Trì hoãn: thôi rồi, thời gian đã đi đâu mất

    Chúng ta đánh lừa bản thân từng phút một trong những sự lựa chọn.

    73436-63912.jpg


    Khi nói đến sự tự làm hại bản thân, tính trì hoãn là vua. Tại sao ư? Bởi vì trì hoãn là khoảng cách giữa ý định và hành động, và chính trong khoảng cách này tự chúng ta sẽ hành động. Hành vi hủy hoại nằm trong đó chứ không phải thu hẹp khoảng cách.

    Chúng ta dự định sẽ hành động, thời gian đến, nhưng thay vì hành động chúng ta lại bị lạc trong chính sự đắn đo này, việc cớ để biện minh cho việc chậm trễ không cần thiết và có tiềm năng gây hại. Ai đưa ra quyết định này? Chính chúng ta. Bản thân này, trên thực tế, hủy hoại chính ý định của chúng ta.

    Bạn sẽ nghĩ rằng cuộc sống sẽ dễ hơn, rằng những lý do và mong muốn thúc đẩy những ý định của chúng ta cũng sẽ là đủ để thúc đẩy hành động. Nhưng điều này là không thể. Bởi vì nếu điều này là có thể thì chúng ta chẳng khác gì những cỗ máy và cũng sẽ không có thứ như ý chí. Bản thân phải lựa chọn hành động. Là những sinh vật có ý thức, chúng ta không thể trốn thoát khỏi việc bản thân chọn làm những gì.

    Chúng ta nghĩ rằng trì hoãn là một sự chậm trễ không thể lý giải bởi vì những lý do cho hành vi đơn giản là không đủ để để thúc đẩy hoạt động. Chính xác hơn thì trì hoãn là hợp lý, không có lý do – bởi vì vấn đề chính là ở cảm xúc. Mặc dù chúng ta có thể biết rõ những gì chúng ta nên làm bây giờ, chúng ta vẫn cảm thấy không muốn làm. Vì vậy chúng ta tập trung vào việc khắc phục tâm trạng trong thời gian ngắn. Cảm thấy thoải mái bây giờ trước đã, lo lắng về cái dự định để sau. Lợi ích ngắn hạn, khổ sở lâu dài.

    Với trì hoãn, chúng ta trì hoãn hành động lâu hơn chúng ta biết chúng ta nên làm. Trong trường hợp trì hoãn mãn tính, chúng ta lãng phí thời gian mà chúng ta không đủ khả năng chi trả. Chúng ta có thể thật sự kết thúc bằng việc lãng phí toàn bộ cuộc đời của chúng ta.

    Có 3 lý do cơ bản khiến chúng ta trì hoãn. Chúng ta chủ yếu trì hoãn những việc mà chúng ta cảm thấy khó chịu. Chúng ta trì hoãn những việc mà chúng ta không thích làm hoặc những việc khiến chúng ta khó chịu bằng cách nào đó. Điều này cũng hợp lý-trừ khi nó là trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với những công việc mà chúng ta không muốn làm nhưng vẫn phải làm. Vì thế điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là nhận ra sự trì hoãn của bản thân chẳng qua chỉ là “nhân nhượng để cảm thấy tốt đẹp” như lời của những nhà tâm lý học Dianne Tice và Ellen Bratslavsky.

    Một công việc thử thách hay khó chịu ngay trước mắt khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Chúng ta không muốn chịu đựng những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta muốn có cảm giác tốt đẹp ngay bây giờ. Vì thế chúng ta nhân nhượng để có được cảm giác ấy bằng cách trì hoãn công việc. Tuy nhiên cuối cùng, sự chậm trễ đã phá hoại mục tiêu lâu dài của chúng ta.

    Thứ hai, chúng ta thường trì hoãn bởi vì mục đích của chúng ta còn thiếu-mơ hồ và yếu. Tất nhiên, đối với một số người, mục đích hoạch định không rõ ràng là một phần của vấn đề, một phần của sự tự làm hại bản thân. Chúng ta không thật sự cảm thấy muốn thực hiện công việc, do đó chúng ta tạo ra những lời khẳng định mơ hồ kiểu như “Tôi sẽ đụng tới nó vào tuần này” hay là “Lát nữa tôi sẽ làm” Điều này là bất khả thi khi điều chỉnh hành vi trái với một mô típ đã được định sẵn một cách mơ hồ như thế.

    Thứ ba, chúng ta dễ dàng bị sao nhãng, và một số người trong chúng ta lại cực kỳ bốc đồng. “Tôi chỉ tốn có một phút để kiểm tra email, cập nhật trang facebook, tìm công thức, đọc cái blog đó…” Ý, thời gian đã trôi đi đâu mất rồi?

    Trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi nền kinh tế của sự chú ý, chúng ta cần phải cẩn thận với những gì chúng ta đang đầu tư chính bản thân mình vào. Có rất nhiều phút trong một ngày, trong một cuộc đời, để chúng ta có thể dành sự chú ý. Cả thế giới đang tranh giành sự chú ý của chúng ta với những lời mời gọi được làm dành riêng cho mỗi người chúng ta. Nó mang tính cá nhân, cám dỗ và gây sao lãng.

    Tự lừa dối bản thân là người hầu gái của sự trì hoãn. Chúng ta cảm thấy không muốn làm việc ngay bây giờ, nhưng chúng ta cũng không thích sự căng thẳng hay là những bức xúc mà nó tạo ra bên trong chúng ta. Vì thế, chúng ta tự lừa dối bản thân- hoặc là cố gẳng để làm điều đó (cảm giác tội lỗi tạo ra bởi sự trì hoãn chỉ ra rằng tự lừa dối bản thân không phải lúc nào cũng hiệu quả).

    Chúng ta nói với bản thân, “Tôi muốn làm vào ngày mai hơn” hoặc có những ý định thiếu quả quyết, hoặc không loại bỏ những thứ gây sao nhãng mà chúng ta biết rằng sẽ làm suy yếu công việc của chúng ta. Chúng ta tạo ra những những lời nói dối vô hại khi chúng ta chờ đợi cho nàng thơ truyền cảm hứng hay tâm trạng phù hợp để thúc đẩy chúng ta hành động. Nhưng sâu thẳm trong tâm chúng ta biết rằng đó chỉ là cớ. Để chấm dứt sự trì hoãn làm hại bản thân, điều cần thiết phải dừng sự từ lừa dối mình.

    Vượt qua tính trì hoãn

    Một trong những hướng giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất là cứ bắt đầu- bất kỳ phần nào trong công việc. Ngay lúc mà bạn nghĩ rằng “Một lát nữa tôi mới cảm thấy muốn làm” hoặc là “tôi làm việc tốt hơn dưới áp lực” nhận ra rằng bạn đang chuẩn bị trì hoãn-nhân nhượng để cảm thấy tốt đẹp. Đừng nghĩ trước quá xa. Chỉ hướng đến những tiến triển nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiết lập một ngưỡng thấp cho công việc cam kết nhiên liệu cho động lực và thay đổi nhận thức về công việc. Bạn sẽ nhận ra rằng việc đó không tệ như bạn đã nghĩ, và “một việc bắt đầu là nửa việc xong”.

    Làm cách nào để biến những dự định yếu thành một kế hoạch hiệu quả cho hành động thực tế? Chúng ta cần vượt qua những dự định chung chung để tới những dự định cụ thể cho hành động: “Trong trường hợp X, tôi sẽ làm hành động Y để đạt được mục tiêu nhỏ Z”

    Quyết định làm trước như vậy làm tăng sự thành công bằng cách chuyển tín hiệu của hành động vào môi trường. Khi tình huống X phát sinh, chúng ta không cần phải dựa vào những kế hoạch và suy nghĩ mới. Nó giống như là phản ứng. Nói với bản thân một cách chính xác khi nào và ở đâu bạn sẽ hành động.

    Giải pháp cho sự sao nhãng nằm ở việc nhận ra cái gì làm chúng ta sao nhãng và sau đó hoặc là quyết định loại bỏ các mối đe dọa (“Tắt Facebook trong khi tôi đang trên máy tính”) hoặc là tuyên bố ý định sẽ tận hưởng nó tại một thời điểm cụ thể một khi một số việc đã làm xong. Lại một lần nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng một chiến lược nhỏ giúp “loại bỏ trước những gì gây cám dỗ”

    Làm việc với một thói quen kịp thời trong nhiều công việc đòi hỏi sự lựa chọn chủ động và sự luyện tập của ý chí. Nhận ra kẻ thù bên trong và bạn sẽ tiến tới tiếp tục làm những gì bạn đã dự định, trở thành người mà bạn muốn trở thành.
    10 nguyên tắc sống của Kẻ Thắng & Người Thua

    win-versus-lose.jpg


    10. Người thắng nhận trách nhiệm, kẻ thua đóng vai nạn nhân


    - Người chiến thắng là người có trách nhiệm, nghĩa là bạn làm mọi việc tốt nhất có thể và tin vào kết quả tốt sẽ đến.

    Người thua lúc nào cũng ở trạng thái “chuyện gì đến sẽ đến”, thiếu ý thức kiểm soát, có cảm giác lo lắng, sợ hãi.

    - Người chiến thắng tin tưởng vào ý tưởng của người khác, họ cần những người đồng hành và làm việc theo tinh thần đồng đội.

    Kẻ thua thì ngược lại, luôn để nỗi sợ hãi biến thành sự nghi ngờ, chia rẽ.

    - Người chiến thắng luôn lựa chọn quyết định của mình, hoàn cảnh không quyết định lựa chọn của họ.

    Người thua luôn nghĩ rằng, những lựa chọn của mình phụ thuộc vào hoàn cảnh, và hoàn cảnh là lỗi của ai đó và để mình vào vai nạn nhân.

    - Người chiến thắng khi đối đầu với thất vọng thì khích lệ bản thân và tiếp tục tiến tới.

    Người thua thì trái lại, khi đối đầu với thất vọng, họ đỗ lỗi, than phiền, chán nản, phiền muộn.

    Vậy, hãy chiến thắng từ trong suy nghĩ của bạn, lựa chọn những suy nghĩ tích cực, đưa ra những quyết định tỉnh táo, chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Đừng để người khác kiểm soát suy nghĩ của bạn thay bạn. Chỉ có thành công trong việc kiểm soát suy nghĩ của bản thân, bạn mới có thể thay đổi kết quả.

    9. Người thắng có những gì họ muốn, kẻ thua muốn những gì họ không có


    - Người thắng thường hiểu rằng mọi thứ đều có cái giá của nó.

    Kẻ thua thì muốn thứ gì đó miễn phí.

    - Người chiến thắng nhìn vào những người hơn mình và tin rằng “Nếu người khác có thể làm điều đó thì tôi cũng có thể”.

    Kẻ thua thì có cảm giác người khác luôn có nhiều hơn và họ được quyền hưởng một ít trong đó.

    - Người chiến thắng hiểu rằng, mình có thể học được những thứ gì cần thiết để đạt tới những gì mình khao khát. Họ không lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình; chấp nhận sự chỉ trích như một phần của cuộc sống.

    Kẻ thua luôn suy nghĩ tiêu cực về bản thân, họ cho rằng mình có quyền chỉ trích những người có thứ mình không có. Họ luôn bận tâm về cái tôi và suy nghĩ của người khác về mình.

    - Người chiến thắng biết khi nào cần hành động và khi nào cần buông tay để tăng cường kiến thức về điều họ muốn làm; sẵn sàng trả giá để đạt được nó.

    Kẻ thua không thể có những gì họ muốn vì sự dốt nát, thiếu tự trọng, không nhiệt tình, họ buông tay vì sợ hãi, họ không sẵn sàng trả giá cho thành công.

    8. Người thắng tìm đường đi, kẻ thua tìm lời bao biện


    - Người chiến thắng khi đối mặt với khó khăn vẫn có sự tự tin cần thiết để kiên trì học hỏi thêm những điều mới mẻ, họ tin rằng vẫn tồn tại một con đường nào đó.

    Kẻ thua khi đối mặt với khó khăn thì tìm cho mình những lời bao biện, cho rằng vì mọi chuyện trở nên khó khăn, nên họ không thể thành công.

    - Người chiến thắng không đánh giá hành động mà chỉ tập trung vào kết quả. Nếu kết quả không mong muốn, họ có tầm nhìn và niềm tin để xác định xem mình muốn trở thành người như thế nào, để tìm ra cách phát triển những gì mình muốn làm, muốn có.

    Kẻ thua chỉ nhìn vào hành động của mình, nếu chiến lược sai, họ tìm lời bao biện, vì họ không có tầm nhìn cho việc mình muốn trở thành người như thế nào, và tầm nhìn của họ bị lấp đầy bởi tầm nhìn của người khác.

    7. Khi người thắng bước vào, căn phòng rực sáng – Khi kẻ thua bước ra, căn phòng bớt u tối


    - Người chiến thắng mang đến sinh lực cho mọi người, vì họ trân trọng cuộc sống. Họ nói về những điều tốt đã diễn ra, đang và sẽ diễn ra. Ngôn từ của họ tô đẹp cuộc sống nên khi họ bước vào căn phòng rực sáng.

    Kẻ thua như những con ma cà rồng hút hết sinh lực của mọi người xung quanh, họ luôn than thở, ca cẩm, họ không ý thức được họ đã kêu ca như thế nào. Khi kẻ thua bước ra khỏi căn phòng, căn phòng được sáng lên vì họ đã mang đi những lời ca cẩm.

    - Người chiến thắng thu hút những người chiến thắng khác.

    Kẻ thua thì nhập bạn với kẻ thua.

    Để làm bạn với những người chiến thắng, bạn phải triệt tiêu những lời than thở ra khỏi cuộc đời mình.

    Khi trở thành người có khả năng thắp sáng căn phòng, thì lúc đó bạn đã trở thành người lãnh đạo thực thụ, tức không lãnh đạo bằng vũ lực và bằng quyền lực mà bằng sự thuyết phục.

    6. Người thắng nghe nhiều hơn nói – Kẻ thua nói nhiều hơn nghe


    listening.jpg


    Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời nhất là lắng nghe. Lắng nghe để phản hồi, để hiểu hơn, học được nhiều hơn, giao tiếp tốt hơn và câu chuyện sẽ đạt kết quả sâu sắc hơn.

    - Người chiến thắng học cách lắng nghe và rèn luyện thành thạo kỹ năng này.

    Kẻ thua thì nói không ngừng, họ không để ý xem đã cắt lời người khác bao nhiêu lần, thậm chí, họ thường độc thoại chứ không phải đối thoại.

    - Người thắng lắng nghe để cảm thông.

    Kẻ thua lắng nghe để phán xét.

    Nói ít, lắng nghe nhiều, những kinh nghiệm mới sẽ nảy sinh từ đó, bạn sẽ nghe được cảm xúc của con tim mình và sẽ tăng thêm sự bình yên, giảm bớt căng thẳng.

    5. Kẻ thắng ưa hành trình – Người thua thích đến đích


    - Cuộc sống là những cuộc hành trình nối tiếp nhau. Người thắng tận hưởng niềm hạnh phúc khi đến đích trong những chặng đường đó. Họ vui sống cho hiện tại và tiếp tục tiến bước, chính nhờ những niềm vui đó họ vượt qua sự thối chí, nản lòng.

    Người thua không có năng lượng góp nhặt từ những niềm vui tuôn chảy trên suốt hành trình dài của mình. Họ cứ chăm chắm vào đích đến của tương lai, nên niềm tin hiện tại của họ yếu ớt, đó là thủ phạm của sự dễ dàng nản lòng và bỏ cuộc.

    - Cuộc sống vừa tươi đẹp mà cũng vừa khó khăn, người chiến thắng chấp nhận và đương đầu với sự thật đó. Họ cố gắng học hỏi và phát triển chính mình, họ tiếp tục gieo lòng biết ơn và luôn tập trung vào điều tốt đẹp. Chính những khó khăn đã giúp họ mạnh mẽ hơn.

    Người thua thường than phiền về cuộc sống khó khăn thay vì biết ơn, họ đưa ra những bao biện và kháng cự lại thay vì phát triển. Họ tập trung vào những điều tồi tệ thay vì tìm kiếm những điều tươi đẹp nên cuộc sống lại càng khó khăn hơn nữa.

    4. Người thắng xây dựng tình bạn – Kẻ thua phá hoại tình bạn


    - Bạn bè quý hơn cả tiền bạc. Người chiến thắng có khả năng xây dựng những tình bạn sâu đậm. Họ tôn trọng những nhận thức và quan điểm riêng của bạn mình. Họ biết rõ sự chân thành, khiêm tốn, vị tha là bí mật của tình bạn.

    Kẻ thua thường cho rằng cái nhìn của họ là duy nhất, họ khăng khăng cho mình đúng. Họ không sẵn lòng cân nhắc một góc nhìn khác vì sự kiêu ngạo. Cái tôi bắt nguồn tự sự kiêu ngạo sẽ hủy hoại tình bạn của họ.

    - Người chiến thắng hiểu rằng tình bạn chính là sự phụ thuộc lẫn nhau, là nơi phép màu xuất hiện, cho phép điều tuyệt vời diễn ra. Họ quan tâm và hòa nhập với những người bạn của mình, họ muốn cái tốt nhất cho tất cả.

    Kẻ thua không biết đến sự phụ thuộc kỳ diệu này, họ chỉ muốn những thứ tốt nhất cho bản thân mình, họ luôn tranh cãi về những vấn đề nhỏ nhặt nên họ thường cô độc và chỉ sống riêng cho mình.

    3. Người thắng nghĩ lớn – Kẻ thua nông cạn


    - Người thắng hình thành thói quen nghĩ lớn. Nghĩ lớn chính là trái ngọt của niềm tin, giúp họ theo đuổi những ước mơ sâu thẳm của mình và tạo ra sự hứng khởi và niềm vui.

    Kẻ thua có những suy nghĩ nông cạn vì những nỗi sợ hãi và căng thẳng. Họ nghĩ rằng những điều không tốt sẽ xảy ra, họ sống trong nỗi lo sợ và phớt lờ những giấc mơ đã có.

    - Người chiến thắng sẽ tự hỏi “Tôi có thể làm như thế nào?”, và họ học cách làm. Họ tự tin và theo đuổi những mục tiêu của mình bằng đam mê.

    Kẻ thua thì tự hỏi “Tôi có thể làm không?”. Vì có nỗi sợ hãi thường trực nên họ không thể. Họ chọn cách rút lui về cuộc sống bé nhỏ của mình.

    - Người chiến thắng luôn kiểm soát được suy nghĩ của bản thân, họ học cách đặt ra những câu hỏi lớn hơn, không ngừng ngại mở rộng những niềm tin xưa cũ và lựa chọn những niềm tin mới cho mình.

    Kẻ thua tiếp tục suy nghĩ nông cạn vì họ giữ nguyên những niềm tin cũ một cách cứng nhắc.

    2. Người thắng suy nghĩ tập trung – Kẻ thua suy nghĩ tản mát


    focus.jpg

    Có hai lý do dẫn đến cảm giác căng thẳng, quá sức: sự phàn nàn và lối suy nghĩ tản mát.

    - Người chiến thắng học được cách tập trung vào những mục tiêu ưu tiên, tâm trí họ trở nên vững vàng, đem lại sức mạnh, khơi nguồn sự sáng tạo.

    Kẻ thua hay phàn nàn, suy nghĩ tản mát, tâm trí sẽ yếu ớt, hoạt động uể oải dần.

    - Người chiến thắng đơn giản hóa cuộc sống bằng cách chia nhỏ từng hạng mục. Không ai có thể làm tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta có thể làm những gì cần phải làm. Tập trung sự chú ý ở hiện tại. Sự tập trung quyết định cảm giác, cảm giác quyết định hành động và hành động tạo ra kết quả.

    Kẻ thua phức tạp hóa cuộc sống bằng cách suy nghĩ về tất cả mọi thứ. Họ phung phí tâm trí mình vào tiếc nuối quá khứ, sợ hãi tương lai, họ sẽ rơi vào trạng thái thụ động.

    1. Người thắng suy nghĩ tích cực – Kẻ thua sống tiêu cực


    - Người chiến thắng học được cách tìm và tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

    Kẻ thua tìm và chỉ tìm thấy những khía cạnh tiêu cực mà thôi.

    - Người chiến thắng tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn và họ nỗ lực tìm kiếm nó.

    Người thua thấy khó khăn trong mọi cơ hội vì đó là thứ họ đang tìm kiếm.

    - Người chiến thắng luôn có những góc nhìn khác nhau cho cùng một sự kiện hay hoàn cảnh và có thể kiểm soát, chủ động thay đổi những góc nhìn họ muốn, có nghĩa là, họ có thể học cách bay và nhìn từ trên xuống.

    Người thua cố chấp, chỉ giữ lấy một góc nhìn của bản thân. Họ cam chịu nằm dưới hoàn cảnh và bị hoàn cảnh chèn ép.

    - Người thắng kiên định với những giá trị cao đẹp nhưng bỏ qua những điều nhỏ nhặt.

    Kẻ thua cứng rắn với những điều kiện nhỏ nhặt nhưng bỏ qua những giá trị cao đẹp.

    Tóm tắt The top 10 distinctions between winners and whiners
    (10 điều khác biệt nhất giữa kẻ thắng và người thua)
    Keith Cameron Smith
    Bàn tay ta làm nên tất cả

    Lâu lâu ngồi suy ngẫm lại bản thân mình đã làm và chưa làm được gì bỗng nhiên nhớ đến những câu chuyện "ngày xửa ngày xưa" mà mình từng đọc, lúc đó đọc chỉ để giết thời gian chứ chưa hiểu được ý nghĩa của nó. Bạn còn nhớ câu chuyện "hũ bạc" không? Cùng quay lại đọc câu chuyện của ngày xưa ấy nào!

    Có một tiều phu ở tuổi gần đất xa trời nhưng khi nghĩ đến người con trai duy nhất của mình lại đau lòng vì lớn rồi mà chỉ lêu lổng không chịu làm gì cả, một hôm người cha quyết định gọi đứa con lại yêu cầu không quay lại nhà và tự kiếm cái ăn, chừng nào làm ra tiền hãy quay lại. Người mẹ thương con lắm, sợ đứa con vất vả nên giấu đưa cho đứa con một số tiền để người con có thể tự lo.

    "Có tiền thì việc quái gì phải làm"-người con nghĩ vậy nên tiếp tục chơi bời, cho đến nửa tháng sau, khi trong túi chỉ còn vài đồng thì quay về nhà đưa cho người cha. Người cha không nói một lời, quẳng những đồng tiền này xuống ao, đứa con chỉ dửng dưng trong khi nhìn người mẹ mặt buồn bã, cứ nhìn xuống ao mãi.
    Đây không phải là tiền mày làm ra, mày đi đi, chừng nào có đồng tiên tự tay mày làm ra hãy quay lại-Người cha tức giận nói.
    Đứa con lại tiếp tục đi, người mẹ lúc này lén đưa một ít tiền nhưng lần này chỉ đủ cho đứa con ăn vài bữa. Sau vài ngày, lúc đói bụng, người con tìm trong người nhưng chả còn một đồng nào cả, cùng đường, anh đành ngửa tay xin nhưng người ta thấy anh khỏe mạnh nên không ai cho anh ta một đồng nào. Có 2 người gần đó thấy anh tội nên kêu anh ta lại nói "Bộ anh to khỏe thế kia ai cho, làm với chúng tôi cái này xong tới bữa thì ăn chung với chúng tôi". Đói quá nên cũng buộc phải làm đến "rã rời", đến bữa cơm, anh ta vừa ăn vừa ứa nước mắt nhớ đến những giọt mồ hôi của cha khi đi làm về, nhớ những bát cơm nóng hổi nhờ công sức cha mẹ...

    Rồi anh cũng kiếm được việc ở nhà một người phú ông nọ, sau một thời gian, anh ta xin nghỉ và lấy tiền công trở về nhà, lúc về, anh ta đưa cho cha mình và nói đây là tiền mình làm ra. Người cha tiện tay ném những đồng tiền anh làm được vào bếp than, anh vội lấy tay cào lấy tiền ra. Đến lúc này, người cha mới cản lại và rưng rưng nước mắt nhìn đứa con trai của mình
    Bây giờ, cha mới tin đây là tiền con làm ra. Cha có một hũ bạc chôn ở dưới gi.ường, cha cho con nhưng con ơi, dù cha có núi vàng núi bạc mà con không tự làm ra tiền thì núi vàng núi bạc ấy cũng sẽ hết. Quan trọng là đôi bàn tay này, bàn tay ta làm nên tất cả con à!
    2435672_orig.jpg


    Câu nói của người cha trong câu chuyện mới thấm làm sao, nhìn những dòng status mấy năm trước đây mà cảm thấy "nhục nhã", than nghèo kể khổ như vậy có ai cho được đồng bạc nào không? Không ai cho cả, thời gian đó thay vì ngồi kể khổ thì sao không tự dùng cái đầu và bàn tay của mình làm ra? Đừng hỏi "tiền đâu" mà hãy tự hỏi chính mình, tự bàn tay ta sẽ làm ra. Bỗng nhớ đên câu thơ:

    Bàn tay ta làm nên tất cả
    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm!


    Theo Bút Mới
    Ba mẹ đừng già đi…

    Tôi biết tôi cũng là kẻ tham lam, tôi tham lam muốn giữ lấy cả tình yêu và hình dáng ba mẹ, không muốn ba mẹ già đi, vì tuổi già gắn với sự chia li.
    Chiều nay nắng không về, tôi ngồi thu lu một mình dưới mái chờ xe bus và làm một việc hết sức ngớ ngẩn: đếm những chuyến xe bus chạy qua, chầm chậm nghe tiếng bước chân của kẻ xuống người lên vội vã. Bao nhiêu chuyến xe đã đến và dừng lại rồi hối hả đi qua. Chợt thấy nhói lòng, một chiếc lá rơi nghiêng chầm chậm nằm im lìm dưới mặt đường báo hiệu sự chia cắt quặn lòng. Vòng quay thời gian cứ trôi đi vô tình, ai rồi cũng sẽ lớn lên, già đi…

    Từ những năm tháng ấu thơ quẩn quanh tíu tít bên ba mẹ, lớn lên một chút theo chân mẹ ra đồng bắt cua, lớn thêm nữa rời xa vòng tay ấm áp đó đến một nơi xa bắt đầu cuộc sống mới. Và rồi chúng ta càng lớn thêm, lớn mãi… còn ba mẹ ngày càng gì đi theo năm tháng. Tôi chỉ mong mình đừng lớn để ba mẹ đừng già đi…

    Thuở bé, thấy dáng mẹ tảo tần, khắc khổ quanh năm làm bạn với bùn đất lấm lem, thấy tấm lưng bạc thếch màu nắng của ba tôi chỉ mong đôi bàn chân mình lớn lên thật nhanh để gánh nắng, gánh mưa, gánh cực nhọc thay ba mẹ. Nhưng cuộc đời vốn có những nghịch lý chẳng thể thay đổi được, tôi càng lớn, mái đầu mẹ càng nhuộm màu khói sương, bàn tay cha gầy rộc, chai sạn.

    Khi lớn lên, tôi cứ nghĩ thời gian là kẻ thù nghiệt ngã nhất đối với tuổi đời con người, vì nó vô tình cướp mất đi những người mà ta yêu thương nhất. Còn bây giờ kẻ thù lớn nhất mà tôi nghĩ đến là chính mỗi chúng ta, không phải thời gian trôi đi mang theo tình yêu, mang theo bóng dáng mẹ cha, là chính lòng tham của con người cứ muốn níu giữ lại những gì sắp mất đi, là chính tại lòng người không trân trọng những gì của hiện tại, khi mất đi mới cuống quýt đi tìm… Tôi biết tôi cũng là kẻ tham lam, tôi tham lam muốn giữ lấy cả tình yêu và hình dáng ba mẹ, không muốn ba mẹ già đi, vì tuổi già gắn với sự chia li.

    ba-me-dung-gia-di.jpg


    Năm tháng trôi đi, những đứa con tung cánh muôn phương, thiếu vắng đi ba mẹ, thiếu vắng đi nơi chốn cất giữ ấu thơ cũng trở thành thói quen. Dần dần thưa vắng những cuộc điện thoại hỏi thăm và thưa những lần về thăm nhà, vắng rồi vắng… Nhưng đến một lúc nào đó, cuộc sống mệt nhoài cơm áo gạo tiền khiến chúng ta thèm một nơi bình yên nhất để tìm về, được cuộn tròn trong lòng mẹ và nghe tiếng nhai trầu chóp chép. Lúc ấy, tôi sợ có lẽ mọi chuyện cũng đã khác, sân nhà còn đó, góc vườn vương tiếng chổi tre đều đều từ năm nao vọng lại; nhưng người xưa nay đâu, ba mẹ giờ nơi đâu, con tìm sao chẳng thấy?

    Những đứa con xa nhà, mỗi lần về thăm nhà lại háo hức được ăn bữa cơm mẹ nấu, vùi mình vào lòng mẹ nghe kể những câu chuyện không đầu không cuối; nhưng chợt nhận ra đôi mắt mẹ đã mờ đi, hằn vết chân chim; nụ cười của ba mang đầy nỗi nhọc nhằn, từng bước đi nặng nề gánh hết cuộc đời con.

    “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Dù con có lớn khôn, thành công trong cuộc sống thì ba mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi ấy, để lặng lẽ nhìn và mỉm cười, để sẵn sàng là bến bờ neo đậu bình yên mỗi khi con mệt nhọc. Lỗi lầm con gây ra có lớn như thế nào thì ba mẹ vẫn luôn bao dung, chở che. Tình yêu thương vô điều kiện ấy đi hết đời có thể tôi vẫn không thể thấm thía được hết…

    Tôi biết mình tham lam, và có lẽ những ai còn ba mẹ cũng sẽ tham lam như tôi. Tham lam giữ lấy và ôm hết tình yêu thương trời biển ấy. Tham lam ngay cả khi luật đời không cho phép làm như vậy. Rồi ba mẹ cũng già đi, lúc ấy ba mẹ sẽ nói trong tiếng thở gấp gáp “Ba mẹ mệt lắm rồi, ba mẹ muốn ngủ; ba mẹ chẳng thể bên con được nữa nhưng ba mẹ luôn dõi theo con…”. Tôi không cho phép mình nghĩ đến ngày đó, tôi sợ, sợ không giữ nổi được bình tĩnh, sợ sẽ không thể khóc được nữa, sợ mai này không còn ba mẹ nữa, chốn bình yên nhất tôi muốn tìm về cũng chỉ là khoảng trống hư vô.

    Nếu có thể, chỉ là nếu thôi, tôi chỉ mong ba mẹ đừng già đi…

    Xin thời gian đừng đổ buồn lên mắt mẹ, đừng làm bạc mái tóc ba, đừng lấy đi tuổi đời mẹ cha… Để tôi biết rằng chưa bao giờ là đủ, là thừa khát khao muốn được ở bên ba mẹ mỗi ngày…

    Nguồn kênh 14
    Từ câu chuyện 45/45 học sinh không biết sửa xe đạp

    Tôi xin kể với bạn đọc một câu chuyện như thế này: Có một người mẹ đã hỏi đứa con nhỏ 8 tuổi của mình: điều quý giá nhất của con là gì? Cháu bé không trả lời và hỏi lại mẹ bằng một câu hỏi: Điều quý giá nhất của mẹ là gì?

    learn.jpg


    Người mẹ trả lời rất nhanh: Điều quý giá nhất của mẹ chính là con. Con là tài sản quý giá nhất của mẹ. Rồi người mẹ lại hỏi lại đứa trẻ câu hỏi đã hỏi: Con hãy nói điều quý giá nhất của mình đi? Người mẹ hy vọng một câu trả lời tương tự như câu trả lời của mình. Nhưng đứa trẻ 8 tuổi ấy đã nói rằng: Điều quý giá nhất của con là Picachu (một trò chơi phỏng theo một nhân vật trong phim hoạt hình) mà cậu bé vẫn chơi hàng ngày…

    Lại có một thống kê như thế này: Một nghiên cứu gần đây với 2.200 bà mẹ trên thế giới cho thấy: 44% trẻ 2-3 tuổi biết chơi game máy tính trong khi 43% có thể đi xe đạp. 22% trẻ 4-5 tuổi có thể sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh, trong khi chỉ 14% trẻ biết buộc dây giày. 25% trẻ nhỏ biết mở một trang web trong khi chỉ 20% biết bơi.

    Mới đây một thầy giáo dạy toán ở Hà Tĩnh - thầy Trần Đình Trợ - Giáo viên trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã làm một cuộc khảo sát nhỏ về kỹ năng sống trong số 45 em là học sinh phổ thông và đưa ra một kết quả khá bất ngờ: Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó, có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình. Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ Nhà nước. Khảo sát này đã nhận được hơn 9000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Và thông điệp người thầy này muốn gửi tới các học sinh, phụ huynh và toàn xã hội rằng chúng ta đang chỉ bắt con học mà quên việc dạy kỹ năng sống và nền giáo dục của chúng ta đã đi lệch hướng quá xa rồi.

    Nêu các câu chuyện trên để có thể thấy hiện nay, chúng ta đang đào tạo con cái mình bằng cách cấp tập nhồi nhét các kiến thức để lấy thành tích mà không cho chúng các kỹ năng sống cơ bản, không dạy trẻ cung cách ứng xử, giao tiếp, quan tâm đến những người xung quanh... Câu hỏi mà các bậc phụ huynh thường hỏi khi đón con là hôm nay con được điểm mấy, chứ không phải hôm nay con học được cái gì? Nhiều bậc cha mẹ còn gây áp lực cho trẻ bằng các thành tích học tập. Thậm chí công khai chuyện đưa phong bì cho các thầy cô giáo trong các dịp lễ, Tết để lấy điểm cao cho con. Khiến trẻ học theo thói xấu của cha mẹ, sinh ra thói dối trá, thực dụng. Còn ở nhà, chỉ chăm chăm bắt con học nên đã làm thay con tất cả các việc khác, kể cả việc tự chăm lo cho bản thân. Rồi sau đó lại bỏ tiền để đưa con đến các trung tâm dạy kỹ năng sống để cho trẻ học những thứ mà đáng ra trẻ phải được học từ bé và ngay từ trong chính gia đình của mình.

    TS Vũ Lan Hương, chuyên gia nghiên cứu trẻ em Bộ GD-ĐT trong một chương trình tư vấn cho trẻ vào lớp 1 tổ chức tại TPHCM cũng đã đưa ra khẳng định rất nhiều bố mẹ đang “bóp nghẹt” các kỹ năng sống cơ bản của con bởi cách yêu thương sai lầm: làm hộ con, can thiệp vượt quá nhu cầu lẫn mong muốn của con. Chúng ta đang có lớp thế hệ trẻ không biết làm gì, được bố mẹ lẽo đẽo chạy theo phục vụ mọi lúc mọi nơi. Nhiều học trò sau khi rời trường học lại vùi đầu vào sách vở hoặc ôm lấy iPad, cơm bưng nước uống đến… tận miệng. Chỉ cần chìa chân là bố mẹ, hoặc người giúp việc có mặt để đi giày dép hộ. Chìa cánh tay là có người đến cởi áo…

    Và thêm một câu chuyện nữa: Khi con tôi vào học lớp 1. Tôi có đến gặp một thầy giáo già muốn thầy tư vấn cho một số kỹ năng dạy trẻ khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của tri thức. Nhưng thầy đã nói với tôi rằng: Con em đã biết tự vệ sinh sau khi đi vệ sinh chưa. Hãy học cái đó trước đi đã. Lúc đó tôi mới giật mình, con tôi đã đánh vần bập bẹ và cũng viết được vài chữ cái nghuệch ngoạc nhưng quả thật không biết tự vệ sinh vì tôi vẫn làm thay cho nó. Thầy giáo còn nói thêm: Thay vì chỉ dạy trẻ biết đến thành công thì phải dạy chúng cả việc học thất bại.

    Kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình SGK cũng đã đi đến một kết luận: Nền giáo dục của chúng ta hiện nay thiên về dạy chữ mà không quan tâm đến dạy người. Mà dạy người thực chất là dạy đạo đức làm người và kỹ năng sống.

    Có lẽ chính vì nhìn nhận ra tồn tại của nền giáo dục nên chúng ta đang đổi mới giáo dục để làm sao không để cho ra đời: những đứa trẻ không biết làm gì mà chỉ biết dối trá và thực dụng.

    Theo Thanh Lê
    Gia đình & Xã hội
    10 cách giúp bạn sớm thoát khỏi nỗi buồn

    Bạn đang buồn chán đến mức không thiết tha với nhịp sống sôi động? Bạn đang vùi mình gặm nhấm nỗi buồn? Những cách sau sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tâm trạng đáng chán đó.

    1. Gọi cho một người bạn
    Cầm lấy điện thoại và gọi cho một ai đó. Một người mà bạn tin cậy để có thể chia sẻ mọi nỗi vui buồn. Hãy khóc – nếu bạn không cầm được nước mắt. Chỉ cần có thể chia sẻ nỗi lòng mình với một ai đó là bạn đã thấy mình vơi được một nửa nỗi buồn.

    2. Đi dạo
    Hít thở không khí trong lành ở công viên là một cách lấy lại tinh thần hiệu quả. Hãy đi dạo, không nỗ lực như khi bạn tập thể dục mà chỉ đơn giản là ra khỏi gi.ường và chuyển động, bạn sẽ thấy lòng mình thư thái.

    3. Hãy tha thứ cho bản thân
    Hãy viết những chuyện gì bạn cảm thấy mình đã làm thật xuẩn ngốc, điên rồ trong quá khứ, viết tất cả những sai lầm của mình và cho chúng trôi đi. Tha thứ cho bản thân để bạn có thể thanh thản tập trung cho cuộc sống tươi đẹp trước mắt và không quẩn quanh với những dằn vặt trong quá khứ.

    4. Tắm
    Một khoảnh khắc riêng tư, yên tĩnh trong phòng tắm sẽ giúp bạn thư thái và yêu đời hơn.

    9890322.jpg

    Giúp bạn thoát khỏi nỗi buồn
    5. Dọn dẹp
    Căn nhà bề bộn sẽ càng làm cho bạn cảm thấy cuộc sống mệt mỏi hơn. Hãy bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, hoặc đơn giản chỉ là sắp xếp lại phòng. Bạn sẽ thấy “nhẹ” mắt hơn và tâm hồn cũng trở nên dịu dàng hơn.

    6. Hãy đặt và cố gắng hoàn tất những mục tiêu nhỏ
    Cuộc sống tất bật sẽ khiến bạn cảm thấy stress vì công việc luôn bận rộn mỗi ngày. Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu đơn giản như sẽ dọn dẹp nhà tuần hai lần, hay cố gắng tham gia khóa khiêu vũ một lần mỗi tuần. Bạn sẽ thấy vui vẻ yêu đời khi mình hoàn thành những mục tiêu kia.

    7. Cười lớn
    Hãy đọc truyện cười, xem phim hài, và cười lên thật sảng khoái. Nụ cười là liều doping mạnh giúp bạn lấy lại sự lạc quan trong cuộc sống.

    le-trang-nhung.jpg

    Hãy vui tươi yêu đời
    8. Nghe nhạc
    Nghe những bản nhạc yêu thích và nhảy theo điệu nhạc, hát to lên nếu bạn muốn. Âm nhạc hàn gắn và thấu cảm những nỗi buồn trong bạn, khiến nỗi buồn trong lòng bạn tan biến dần.

    9. Đọc sách
    Chìm đắm vào một cuốn sách hay như Đèn không hắt bóng hay Ruồi Trâu, khóc cười cùng nhân vật sẽ giúp bạn thoát ra tâm trạng u ám đang đeo bám.

    10. Hãy nhớ rằng ngày mai là một ngày mới
    Những gì đem đến cho bạn những nỗi muộn phiền ngày hôm nay sẽ là một động lực mang đến những điều tốt đẹp cho bạn vào ngày mai. Khi mặt trời thức giấc bạn sẽ thấy một con đường mới để bước đi và vươn tới những điều tốt đẹp.
    Về sự mất tập trung và thói quen ngại đọc dài

    Chưa có thời đại nào mà con người mất tập trung như bây giờ, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, mở rộng của các ngành nghệ thuật và phát triển kinh tế tưởng chừng sẽ làm con người và những phong tục cũng trở nên lành mạnh hơn nhưng có vẻ như là điều ngược lại. Nhận thấy khoa học kỹ thuật phát triển chỉ làm con người ngày càng trở thành nô lệ của máy móc và công cụ, sự tiến bộ của các ngành nghệ thuật thực ra chỉ là sự huyễn hoặc và phát triển kinh tế chỉ làm con người thêm xa rời thiên hướng tự nhiên.

    Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, càng ngày dân trí của con người càng cao, nhưng vĩ nhân ngày càng hiếm. Trong hầu hết xã hội dân chủ ngày nay, con người trong xã hội đó mong muốn nhất không phải là tự do, mà chính là bình đẳng, chắc chắn họ luôn muốn bình đẳng cả khi không được tự do. Bình đẳng nghĩa là con người phải được đối xử ngang bình với nhau, nghĩa là cho phép mỗi phần tử trên cơ thể của xã hội làm bất cứ cái gì nó thích, có nghĩa là sự đứt mạch lạc, sự lên ngôi của phóng túng và hỗn loạn.

    Và điều để phát triển vĩ nhân lại chính là tự do chứ không phải bình đẳng. Một cây mầm tốt không thể phát triển tối đa trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau được, và đặc biệt chúng không để những mầm cây khác hút hết chất dinh dưỡng đáng ra chúng được ưu đãi, chúng phải được chế độ nuôi dưỡng riêng biệt. Tại sao tôi nói về vĩ nhân? Theo tôi vĩ nhân là những người thực sự tập trung và hướng ý chí vào một vấn đề nào đó chứ không phải là cái gì cũng biết một ít, thông tin gì cũng nắm được một chút, mà đa phần chúng ta bây giờ là như vậy.

    Phải nói rằng, trong chúng ta ai cũng muốn được tập trung nhưng lại rất khó để tập trung, có quá nhiều thứ làm ảnh hưởng đến sự tập trung đó. Riêng việc tập trung để đọc hoàn thiện một cuốn sách đối với chúng ta cũng là điều vất vả. Ta mua một quyển sách hay về và dự định đọc trong vòng một tuần sẽ xong. Sáng sớm tỉnh dậy là lúc tinh thần minh mẫn nhất, là thời điểm tốt để đọc sách, nhưng đã gần đến giờ đi học rồi, thôi đành mang đến lớp giờ nghỉ giải lao sẽ đọc. Đến giờ nghỉ giải lao trên lớp chuẩn bị lôi sách ra đọc thì đám bạn rủ ra ngoài nói chuyện cho vui, thôi đành cất lại về nhà sẽ đọc.

    Tối về đến nhà thì tiếng ti vi của mẹ đang xem phim ồn áo khó tập trung được. Định lên phong đọc sách cho yên tĩnh thì nhớ ra hôm nay hình như mình chưa lên mạng, thử lên kiểm tra face xem có thông tin gì mới không đã! Vèo cái đã 10-11 giờ đêm rồi, chết rồi còn bài tập chưa kịp làm, làm cố cho xong đến 12 giờ đêm. Lúc này mới giở ra được trang sách đầu tiên, nhưng sao mắt của mình nó cứ ríu lại thế nhỉ? Đọc chẳng hiểu gì cả, chữ nghĩa cứ mờ dần mờ dần và chìm vào trong giấc ngủ. Sáng hôm sau tất nhiên lại ngủ dậy muộn, và cứ thế sang các ngày khác.

    Cuối cùng chắc chỉ có ngày lễ hay ngày nghỉ mới có thời gian, nhưng cũng vừa mới lật vài trang sách thì tiếng chuông điện thoại bên cạnh reo: “Ê, hôm nay ngày nghỉ trời đẹp quá, anh em lâu chưa gặp nhau, đi đâu gặp nhau tí.” Và cứ thế, mấy tháng sau may ra mới đọc xong cuốn sách, nhưng điều quan trọng là có khi chẳng nhớ mình đã đọc xong cái gì. Những người sống nội tâm đôi khi lại là người có sự tập trung cao hơn người khác rất nhiều, nhưng khi bị tác động họ lại dễ bị ảnh hưởng hơn.

    Những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại như internet, điện thoại, tivi… Là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất tập trung này. Đôi khi chúng ta không biết lên internet để làm gì nhưng không đủ can đảm để rời màn hình. Đôi khi không có cuộc gọi hay tin nhắn nào nhưng thói quen vẫn giơ điện thoại ra trước mặt kiểm tra, và đôi khi không có chương trình tivi nào hấp dẫn nhưng chúng ta không đủ can đảm để tắt nó đi, CHÚNG TA SỢ SỰ IM LẶNG, chúng ta muốn tập trung nhưng lại sợ tập trung.

    Quá mâu thuẫn. Có quá nhiều thông tin không cần thiết đến với chúng ta hàng ngày, nhiều người vẫn tưởng đó là kiến thức, nhưng thực ra không phải, đừng khoe mình biết (know), hãy làm sao để mình hiểu (understand) và biết phân tích. Có quá không khi tôi nói rằng những người còn nghiện coi tivi, facebook là những người bình thường, thậm chí là tầm thường? Các chương trình tivi, phim ảnh vừa giết chết thời gian của chúng ta, chúng lại con giết chết cả điện ảnh và nghệ thuật. Hầu hết các chương trình này là vô bổ, gây độc hại nhưng lại gây được sự quan tâm nhiều nhất. Nguyên nhân không phải là chúng ta thích xem tivi, phim ảnh đâu, mà chính sự sợ hãi, buồn chán đã kéo chúng lại với chúng ta.

    Một nguyên nhân nữa chính là sự phát triển của kinh tế, con người quá bận rộn cho miếng cơm manh áo của mình mà không còn nghĩ gì về những thứ khác, họ bỏ ra quá nhiều thời gian để kiếm tiền và rồi họ lại dùng tiền kiếm được để giết thời gian. Các quốc gia nghèo có vẻ luôn đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu. Cụ Phan Châu Trinh đã đi trước chúng ta hàng trăm năm khi đề ra cải cách bằng cách: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.” Tức là kinh tế, các điều kiện sinh sống chỉ đứng hàng thứ ba, đầu tiên là phải khai trí. Vậy mà chúng ta bây giờ ít người hiểu được lời dạy này.

    Trong vấn đề này, thiết nghĩ chúng ta nên có một môi trường phù hợp cho yêu cầu muốn tập trung của mình. Tôi nghĩ đôi khi chúng ta nên về các vùng nông thôn yên tĩnh (không phải đi phượt), đôi khi chúng ta nên rời xa bạn bè mình, đôi khi chúng ta nên vứt bỏ internet, điện thoại, tivi và đến một nơi nào đó thực sự yên tĩnh, và cũng đôi khi chúng ta nên cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cặp mắt của mình thay vì cái máy ảnh.

    Một vấn đề liên quan đến vấn đề tập trung là thói quen ngại đọc dài, hầu như trong mỗi người bình thường chúng ta cứ nhìn vào một quyển sách dày hay một bài viết chi chít chữ là đã ngán ngẩm không muốn cầm lên đọc tiếp rồi. Không biết nó hay hay dở, chỉ cần thấy nó dài là đã chán rồi. Không phải ngẫu nhiên các trang báo mạng hay có cái gọi là “giật tít”, về cơ bản họ hiểu con người chúng ta là những thành phần lười, mà thông tin của họ có quá nhiều nên phải dùng cách đó để lôi kéo lượng độc giả. Cũng có quá nhiều câu nói: “Dài quá, ngại đọc, tóm tắt coi!” Cũng không thể trách họ được, họ có quyền lựa chọn thông tin bổ ích cho mình trong vô số các thông tin, chính chúng ta chứ không ai khác vừa là người gây ra, vừa là nạn nhân của vấn đề này.

    Có một điều là chúng ta ưa đọc trích dẫn hơn đọc toàn bài, các câu nói trích dẫn (quotes) thường được mọi người nhớ lâu và ưa thích hơn toàn bộ tác phẩm. Giống như món mì ăn liền, đã được người khác chế biến và dọn dẹp cho sạch sẽ, chỉ việc đổ nước vào và bê lên ăn, đọc trích dẫn cũng vậy, cũng được người khác tổng hợp, tìm kiếm và đưa lên cho, nhưng nó vẫn có ích lợi. Điểm bất lợi của việc chỉ đọc trích dẫn mà không tìm hiểu chi tiết thì cũng có nhiều, giống như chỉ hiểu cái chung mà bỏ qua cái riêng, những cái hay của tác phẩm đôi khi không phải ở cái chung mà chính là cái diễn giải ý chung đó. Chúng ta thích tổng hợp hơn phân tích, bởi tổng hợp đã có người khác làm cho rồi, tri thức của chúng ta là tổng hợp những cái tổng hợp đó.

    Ta thường thấy trong các tác phẩm văn học, lịch sử, triết học… Cổ xưa họ viết khá dài, đôi khi có những điều hơi rời xa ý chính của tác phẩm, điều đó chỉ để diễn giải có cái ý chính đó. Các tác phẩm văn học kinh điển thường ít thành công trên điện ảnh bởi điện ảnh chỉ diễn tả được cái bề nổi của tâm lý nhân vật, chỉ có đọc chính tác phẩm văn học ta mới hiểu hết diễn tiến tâm lý đó.

    Mọi người hãy cứ chọn những gì mà tự cho là tốt nhất với chính mình.


    Đời Thừa
    @ Triết Học Đường Phố
    Mấy ai đủ mạnh mẽ để quên đi quá khứ?

    Cuộc đời là chuyến xe không khứ hồi và quá khứ cũng vậy, chỉ mong sao con người ta đủ dũng cảm để đặt nó lại phía sau mà bước tiếp về phía trước.

    Hiện Tại hỏi Quá Khứ: "Quá khứ, sao anh cứ đeo đuổi người ta hoài như vậy anh? Anh cứ giành mất chỗ đứng của tôi thế à?".

    Quá khứ trả lời: "Cô tưởng tôi thích đứng chỗ của cô lắm à Hiện Tại, chỉ là có mấy người ngoài kia không cam tâm để tôi đi đâu".

    Quá khứ không phải là không ngủ yên nhưng liệu có mấy người quên được nó... Hoặc cũng có thể là ở hiện tại này, con người ta không hạnh phúc nên mang quá khứ trong tim để sưởi ấm... Hoặc giả là ở hiện tại này chưa gặp được người đủ sức mang ta ra khỏi quá khứ và ta chưa đủ thời gian để quên.

    Thật ra làm gì có cái gì là mãi mãi trong kiếp sống vô thường này, chỉ là con người ta cố gắng gượng ép nó cứ ở trong khoảng thời gian nhất định nào đó.
    1-8269-1413534451-3949-1414137322.jpg

    Tôi thường nghĩ sao quá khứ không chịu ngủ yên? Nhưng thật ra bản thân tôi có cho nó ngủ yên đâu. Có những khi tôi chôn sâu nó ở một góc trong trái tim, nhưng cũng có khi tôi lại hốt hoảng lôi nó ra vì sợ mất đi.

    Cuộc sống này luôn là những nghịch lí và đôi khi bản thân con người ta lại mâu thuẫn lạ lùng đến như vậy. Quá khứ dù có trần trụi đau thương hay tươi đẹp huy hoàng đến đâu thì chỉ có thể nhớ lại chứ không sống lại được bao giờ. Vì lẽ thời gian không quay ngược dòng và cho dù có quay ngược dòng cũng không ai sống được như quá khứ.

    Giờ đây, tôi không dám nói rằng quá khứ không ngủ yên hay không thể quên mà chỉ có thể tự hỏi lòng: "Đã qua rồi sao còn không cam lòng để mọi thứ bình yên? Chắc là vì ở quá khứ tôi và người đó còn nợ nhau một lời chia tay chưa nói. Cũng có thể là vì những dịu dàng, ấm áp nơi người đó quá vẹn tròn ngày đó nên giờ đây tôi không sao lắp đầy".

    Có ai trả công tôi vì đã yêu thương quá khứ nhiều như thế đâu? Vậy mà tôi vẫn tình nguyện nhớ thương, cất giữ nó. Bước chân tôi vẫn ngập ngừng mỗi lần đi ngang qua những con đường ngày xưa. Tôi vẫn thấy đâu đó hình bóng tôi nhỏ bé nép vào lưng người đó ngày mưa.

    Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa một lần đặt chân đến những nơi chốn hẹn hò ngày xưa vì tôi đã nhủ với lòng mình khi ngày nào đó tôi quay lại chốn cũ, tôi sẽ đi với người tình mang tên hiện tại và đó cũng là khi trái tim tôi yên bình với quá khứ, nhưng bây giờ vẫn chưa phải lúc.

    Tôi tin ngoài kia cũng có nhiều người vẫn chưa thể quên đi quá khứ như mình. Nhưng đừng cho nó là mãi mãi hay nghĩ rằng thời gian ơi cho tôi một vé khứ hồi về lại quá khứ. Cuộc đời là chuyến xe không khứ hồi và quá khứ cũng vậy, chỉ mong sao con người ta đủ dũng cảm để đặt quá khứ lại phía sau mà bước tiếp về phía trước.
    Theo iOne
    10 ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội

    Facebook hay Twitter đang khiến bạn rời xa dần thế giới thực, xao nhãng mục tiêu cuộc sống, là nơi người ta cạnh tranh nhau để được nhiều "like"...
    Hãy đọc và nghĩ về việc dùng nhiều thời gian cho mạng xã hội của bạn


    1. Giảm tương tác giữa mọi người


    Bạn quá chú ý đến các thiết bị điện tử và dành ít thời gian, sự quan tâm đối với những người hiện diện trong cuộc sống thực của mình. Điều này làm họ rất bực bội. Cuối cùng những người xung quanh thậm chí sẽ không muốn đi chơi với bạn nữa.

    2. Tăng cảm giác muốn gây sự chú ý

    Đăng những trạng thái mơ hồ, khó hiểu trên Facebook để thu hút sự chú ý của người khác đang trở thành một thói quen gây khó chịu của những người sử dụng mạng xã hội. Cuộc chiến cạnh tranh lượt like và thông báo sẽ không có hồi kết.

    3. Xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống

    Thật dễ dàng để có thể tóm tắt những gì đang xảy ra trên mạng xã hội, mọi người sẽ dần xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống. Thay vì cố gắng để hiện thực hóa ước mơ bằng cách trở thành một người thực sự tài năng, giỏi giang thì giới trẻ có xu hướng phấn đấu trở thành ngôi sao trên Internet.
    mangxh-4859-1406858275.jpg
    \
    Ảnh: lifehack.

    4. Có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm


    Theo các nghiên cứu gần đây, những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội thường có cảm xúc tiêu cực nhiều hơn, bao gồm cả trầm cảm. Sử dụng mạng xã hội đặc biệt có hại với những người tiền sử mắc bệnh trầm cảm. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy buồn bã, bi quan, nên ngừng sử dụng mạng xã hội một thời gian.

    5. Chuyện tình cảm dễ bị tan vỡ

    Bạn không nên dán mắt vào màn hình, tiếp tục ghen tuông và rình mò. Mạng xã hội là lựa chọn dễ dàng để công khai mối quan hệ nhưng thực tế thì lợi bất cập hại. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy những người thường sử dụng Facebook để theo dõi nửa kia của họ dẫn đến những suy đoán, tưởng tượng, cuối cùng là chuyện tình cảm tan vỡ.

    6. Sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo

    Lướt các trang mạng xã hội sẽ làm tê liệt tâm trí của con người, tương tự như xem truyền hình một cách vô thức. Nếu bạn đã lên kế hoạch làm việc hôm nay thì hãy tắt những ứng dụng mạng xã hội.

    7. Xuất hiện những “anh hùng bàn phím”

    Mọi người cảm thấy quá thoải mái trên mạng xã hội và bắt đầu nói những điều họ thường không nói trong cuộc sống thực. Nếu bạn không thường xuyên nói tục, chửi thề, chắc chắn bạn sẽ phải tiếp xúc với điều này trên mạng xã hội. Nếu bạn thường xuyên nói những điều như vậy, hãy dừng lại ngay. Bạn không vô danh trên mạng xã hội như bạn nghĩ đâu. Với sự xuất hiện của các “anh hùng bàn phím” trên mạng xã hội, mọi người đang trở nên thô lỗ hơn bình thường.

    8. Thường so sánh bạn với những người khác trên mạng sẽ làm bạn đau khổ

    Với sự giúp sức của công nghệ, hình ảnh cũng như hành động hiển thị trên Facebook có thể khác xa với cuộc sống đời thực của người đó. Sau một thời gian, có thể bạn sẽ nghĩ rằng những người quen trên Facebook đẹp và tốt hơn bạn, điều này tạo ra một khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tất cả mọi người trên mạng xã hội cũng chỉ là con người như bạn.

    9. Mất ngủ

    Ánh sáng phát ra từ màn hình điện tử làm ảnh hưởng đến tâm trí và khiến bạn mất ngủ. Ngủ đủ giấc mỗi đêm ngày càng trở nên khó khăn. Cách tốt nhất là không để điện thoại ở gần khi bạn đi ngủ.

    10. Thiếu sự riêng tư

    Các trang mạng xã hội vẫn đang âm thầm lưu lại (và bán) thông tin cá nhân của bạn. Cả cơ quan tình báo Mỹ cũng đang dính vào vụ lùm xùm liên quan đến việc cho phép chính phủ truy cập vào những dữ liệu cá nhân bao gồm email, các cuộc gọi Skype… Điều này rõ ràng cho thấy rằng sự bảo mật và riêng.


    Nguồn Lifehack
    Tớ gọi tên cậu là hạnh phúc, được không?

    Hạnh phúc mang hình một nụ cười có thể kéo tớ qua cả mùa đông, mang hình một giọng nói vẫn gọi tên tớ như bao người khác nhưng đối với tớ lại cực kỳ đặc biệt.
    Hạnh phúc mà mọi người thường hay nói đến, đối với tớ vô cùng trừu tượng. Nhất là về khía cạnh tình yêu, tớ lại càng chẳng thể hình dung. Thế nhưng không biết từ lúc nào, hạnh phúc mà tớ thấy lại bắt đầu có hình hài rõ ràng.

    Có phải nó mang hình chiếc xe vẫn đèo tớ mỗi chiều lộng gió? Tớ ngồi sau líu lo với những câu chuyện không đầu không đuôi, nhưng người ngồi trước lại vui cười tít mắt. Mặc buổi sớm hay những tối muộn, mặc yêu đời hay qua những khó khăn, nó luôn kiên tâm cùng tớ rong ruổi. Quãng đường về nhà vì thế mà yên bình đến lạ.

    Hay là nó mang hình quán nước tớ hay đến? Tớ nhất định phải ngồi ở góc thân quen, gọi món đồ uống thường gọi, vẫn làm nhiều trò trẻ con và ngốc xít, chỉ có người ngồi cạnh là không bao giờ than vãn, chỉ ngồi cạnh, và nhìn tớ làm trò ngốc. Tớ hay dỗi và ương bướng, tớ thích mè nheo nhưng lại khó bảo, vậy mà vẫn có người chịu khó chịu khổ cùng tớ trải qua rất nhiều ngày mưa nắng. Để giờ đây tớ muốn nói lời cám ơn tới ai kia nhiều lắm!

    to-goi-ten-cau-la-hanh-phuc-duoc-khong.jpg


    Cũng có thể nó mang hình chiếc cổng trước nhà tớ? Những đêm về nhà khi thành phố sắp say giấc, ánh đèn vàng in dài hai chiếc bóng bên góc đường vắng, luyến lưu! Có người luôn đợi tớ bước vào nhà rồi mới yên tâm quay trở về. Đó là cảm giác an toàn và dễ chịu nhất vào mỗi cuối ngày mà tớ thật sự may mắn có được.

    Nhưng sau tất cả, tớ nhận ra một điều khác, rất khác…

    Hạnh phúc mang hình một cậu trai cao lớn với bờ vai vững chãi, một tấm lưng lớn ấm áp mỗi lần chực ngã. Hạnh phúc mang hình một nụ cười có thể kéo tớ qua cả mùa đông, mang hình một giọng nói vẫn gọi tên tớ như bao người khác nhưng đối với tớ lại cực kỳ đặc biệt. Và dường như trong tim tớ, đã bắt đầu gọi tên ai đó là hạnh phúc…

    Tớ gọi tên cậu là hạnh phúc.
    Tay nằm trong tay trầm ngâm một lúc,
    Cậu phì cười bảo tớ thật trẻ con.
    Tớ gọi tên cậu là hạnh phúc.
    Bỗng thấy tình yêu giống loài hoa anh túc.
    Tim lỗi một nhịp, cảm xúc lung linh.
    Tớ gọi tên cậu là hạnh phúc.
    Mỉm cười một chút rồi vùi đầu làm nũng.
    Cậu bảo tớ mè nheo kinh khủng,
    Ờ thì cũng đúng nhưng mà tớ dễ thương!
    Tớ vẫn thích gọi cậu là hạnh phúc,
    Mặc cậu giận, bỏ đi mất hút.
    Thế là tớ giả đau một chút, cậu liền tức tốc đua chạy về ngay.
    Cơ mà nếu cậu không thấy nó hay,
    Vẫn một mực không chịu làm hạnh phúc.
    Thì cậu làm gì đó khang khác một chút,
    Như làm điều tuyệt vời nhất trong tim tớ, có được không?

    Nguồn kênh 14
    5 câu hỏi “ngu ngốc” cho thời đại thông minh này





    Thời đại gì mà Smartphone ngày càng mỏng manh con người ngày càng béo ị?
    Thời đại gì mà bạn bè ngã thì người ta cười còn điện thoại rơi thì người ta khóc?
    Thời đại gì mà tính năng quan trọng nhất của nghe – gọi chính là nút phớt lờ cuộc gọi của người thân?
    Thời đại gì mà người ta có thể tự tin làm đủ trò trên màn hình điện thoại trừ việc nhìn thẳng vào mắt người khác?
    Thời đại gì mà hẹn hò muốn sờ vào đâu cũng được, miễn là không sờ vào điện thoại của nhau?

    “Thời đại gì khi điện thoại rơi vỡ, chúng ta lo lắng dằn vặt, còn khi những thứ khác bị mất, bị rớt,… chúng ta quá lười để cúi xuống nhặt chúng lên. Đó có thể là cục tẩy, cây bút, mối quan hệ, thậm chí là một ước mơ?” – Quang Trần

    Cái thời đại này quá nhiều nghịch lý
    Và thật lạ khi trong gia đình: Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng. Vào quán thịt cầy, trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng. Thường chẳng gọi điện về nhà hỏi thăm, mẹ gặp chuyện thì khóc lăn trên Facebook. Nhà cửa to hơn nhưng gia đình thì bé lại.

    Trong cuộc sống đời thường thì sao?
    Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ. Cảnh sát (giao thông) “thi hành” luật pháp, dân tình phạm pháp hối lộ. Vứt rác bừa bãi là không hay, nhưng người ta vẫn cứ làm mỗi ngày. Biết mỗi ngày mươi phút thể dục nhẹ nhàng khiến ta khỏe hơn, minh mẫn hơn, nhưng không nhiều người làm.

    Và cả những nghịch lý trong tâm hồn
    Thời của “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm. Nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự. Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại. Ta có smartphone để nắm bắt thông tin, nhưng lại thiếu giao lưu. Quá vô tư và quá ít cười. Học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống. Bận nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng. Còn nhỏ, ai cũng muốn sớm trưởng thành, lớn lên rồi thì ngược lại. (riêng cái này ai có thì tốt nhé, không có thì mới bất ổn)

    Bạn còn thấy gì lạ trong xã hội ngược đời này không?
    Nếu bạn thấy được nhiều điều như thế này, bạn sẽ làm gì? Đã có quá nhiều những lời khuyên mà chúng ta nghe hằng ngày rồi. Thứ chúng ta cần bây giờ là hành động. Đừng trở thành nạn nhân của thực trạng, đừng đánh mất những mối quan hệ, đừng thiếu đi những kỹ năng sống trong thời đại công nghệ này.

    Một vài giải pháp hành động thiết thực:


    Lấy ngay smartphone của bạn ra gọi về cho mẹ.
    Tập trò chuyện bằng cách nhìn vào mắt bạn gái, và đoán cô ấy cần gì?
    Dừng đúng vạch đèn đỏ.
    Đọc một cuốn sách mới.
    Thay vì quẹt smart-phone, quẹt bằng bút chì lên trang giấy trắng một ý tưởng cho ngày sinh nhật thằng bạn/con bạn thân.
    5 đứa bạn thân đi mua NOKIA 1280 đến 30/4 này đi du lịch để smart-phone ở nhà.
    10 phút thiền mỗi ngày.
    Mỗi tuần một lần leo lên nơi cao nhất thành phố (ví dụ như Bitexco nếu bạn ở Sài Gòn) hóng gió.
    Ngày hôm nay tôi sẽ ngủ sớm hơn hôm qua 10 phút.
    Sáng mai tôi sẽ dậy sớm hơn hôm qua 5 phút.
    Dành 10 phút tập “Sun Salutation” buổi sáng. (Bạn có thể lên Google tìm theo từ khóa: “Sun Salutation”)
    Nở ngay ngay nụ cười ngay khi gặp bạn bè.



    À, đến đây thì mình dừng đọc 2 phút nhé! Ngay bây giờ hãy gọi điện về cho mẹ đã. (nếu đã lâu rồi bạn chưa gọi)



    Bạn gọi xong chưa? Rồi à? Tuyệt, vậy ta đọc tiếp.

    ….

    Khi ta thấy một điều gì đó chướng tai gai mắt. Ta thường bất bình và khó chịu… Thường khi ấy, cái tôi như một trái bong bóng phình to. Càng phình to thì nó càng dễ vỡ và xác suất bị người ta lấy kim đâm càng tăng. Vì vậy, có rất nhiều lời khuyên nói rằng hãy học cách cho mình một khoảng lặng, quan sát và suy nghĩ thấu đáo xem mình nên làm gì? Thế nhưng, việc im lặng quá lâu mà không hành động gì cả sẽ rất có thể dẫn đến thờ ơ.

    Albert Einstein từng nói: “The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don’t do anything about it.”

    “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” – Martin Luther King

    Ở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, sự thờ ơ của người tốt còn đáng sợ hơn những thứ xấu xí, những thực trạng.

    Vậy, 2 câu hỏi đặt ra là (1) khi nào ta nên im lặng và không làm gì cả? Khi nào ta nên hành động? Và (2) khi mà ta chưa có gì trong tay, ta chưa có tầm ảnh hưởng, ta có thể làm gì?

    1. Ta nên hành động nếu ta chán ghét cái thực trạng ấy và muốn tạo ra sự khác biệt cho chính mình.


    Nếu ai cũng đi trễ, hãy là người luôn đúng giờ.
    Nếu ai cũng xem phim, đọc báo giật tít, hãy là người đọc sách.
    Nếu ai cũng ngại ngần và chần chừ, hãy là người đầu tiên hành động.
    Nếu ai cũng xoi mói và “thấm thía” người Việt xấu xí: Lười biếng, trọng bằng cấp, hôi của, lãng phí, gian lận, GATO, hùa theo đám đông… Hãy là người học cho chính mình, khiêm nhường, trung thực, tôn trọng sự khác biệt và dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân, dám khác biệt, dám chịu trách nhiệm.

    2. Quay trở lại về việc im lặng để trả lời cho câu hỏi số 2.

    Ta nên im lặng nếu ta thực sự rất bất bình với những điều ta không muốn thấy người mà ta yêu quý. Hãy tin tôi, điều đó thực sự giúp họ rất nhiều. Một ví dụ đơn giản nhé. Ta thường cảm thấy sợ nhiều hơn khi ta mắc lỗi mà đáng lẽ ra người kia phải rất giận. Nhưng ta lại thấy họ im lặng. Và nó hữu ích hơn cho ta, làm ta hối hận hơn rất nhiều so với sự quở trách. Về phía người im lặng họ cũng vừa giúp được ta mà cũng không bị thốt ra những lời không hay nữa…

    Sự im lặng của ta còn giúp người ấy bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc một cách thấu đáo hơn. Không ai muốn bị người mà mình yêu quý chỉ trích lỗi sai cả… Sẽ tốt hơn nếu ta để họ tự nhận ra điều đó và tự mình muốn thay đổi. Còn mình thì tập trung làm gương thôi.

    Thay cho lời kết
    Hãy dừng việc mổ xẻ và phân tích quá nhiều về một vấn đề. Đến cuối cùng nó cũng chỉ quay về việc kể lể và than phiền mà thôi. Bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó. Thay vào đó hãy tập trung vào sự thay đổi của chính mình, tập trung vào hành động để tạo ra sự khác biệt.

    Còn về sự im lặng, những khoảng lặng giúp tất cả mọi người nhìn nhận sự việc thấu đáo hơn. Hãy xem im lặng như đó là một cách để giúp người khác tự mình thay đổi theo cách mà họ muốn.

    “Be the change you want to see in the world.” – Mahatma Gandhi

    Và đừng quên chia sẻ bài viết này lên tường để lan tỏa tinh thần người trẻ dám thay đổi, hay chỉ đơn giản là bạn muốn nhắn nhủ với chính bản thân mình là: “Yeah, cuối cùng thì mình cũng đã gọi điện cho người mà mình muốn gọi từ lâu lắm rồi.” Hoặc: “Sáng mai nhất định dậy sớm tập thể dục.”



    Tolamon
    Thư gửi mẹ

    Mẹ, mẹ đã cho con cả kiếp sống mưu sinh này, cho con cả một thời xuân xanh của mẹ. Mẹ cho từng tí chút nhọc nhằn góp nhặt mấy chục năm trời, từ những ngày con bé tới những ngày con lớn về sau.
    Gửi mẹ của con!

    Tuổi thơ của con là sáng sáng trước khi đến trường, con ngồi nghiêm trước gương để mẹ chải đầu tết tóc. Mẹ nói thích con gái để tóc dài, buộc tóc đuôi gà nhong nhỏng cao, mặc đồng phục lớp áo trắng váy xanh là xinh đẹp nhất. Mẹ nói thích là người chải tóc cho con mỗi sớm ngày, để tranh thủ nựng nịu con nhiều thêm một chút.

    Tuổi thơ của con là những gói xôi, hộp sữa dúi vội vào lòng bàn tay khi mẹ đỗ xe trước cổng trường nhắc con nhớ học hành chăm chỉ. Mẹ nói dù bận trăm công nghìn việc cũng thích là người đưa con đi học, muốn được chở con trên chiếc xe đạp cót két đến trường, để nghe con líu lo hát một vài câu không đầu không cuối.

    Tuổi thơ của con là những ngày hè hít hà đầy căng lồng ngực mùi khói rạ đồng chiều. Màu ráng mỡ buổi hoàng hôn có thêm màu con diều xanh biếc, mẹ lụi cụi làm cho con để chơi với chúng bạn cho khỏi tủi thân. Mẹ nói con buộc ước mơ của mình thả vào cùng con diều vút gió, để diều chở ước mơ con bay cao, bay xa…

    thu-gui-me.jpg


    Tuổi thơ của con không đủ đầy như những bạn bè cùng trang lứa khác, nhưng lúc nào cũng ắp đầy tình yêu thương của mẹ. Một mình mẹ gánh vác trên vai nhọc nhằn giữa đời trôi nổi, gánh vác cả hai đứa con nheo nhóc không một tiếng thở than. Tuổi thơ con nhờ có mẹ mà đa màu đa sắc, cứ thế con lớn dần, theo năm tháng đã không còn thơ bé nữa.

    Nhưng mẹ ơi! Con lớn rồi, vẫn muốn được ngồi hoài trước gương như ngày bé, để mẹ đưa tay vuốt tóc chải đầu rồi nựng nịu với con. Con lớn rồi, vẫn muốn được ùa vào lòng mẹ, rồi líu lo kể cho mẹ nghe những chuyện giữa đời sôi nổi bôn ba. Con lớn rồi, có thể tự mua quà tặng mẹ, mà mỗi lần mẹ nhận lại nói lời ái ngại với con: “Thôi chết, mẹ lại chẳng có gì cho con gái cả!”.

    Mẹ, mẹ đã cho con cả kiếp sống mưu sinh này, cho con cả một thời xuân xanh của mẹ. Mẹ cho từng tí chút nhọc nhằn góp nhặt mấy chục năm trời, từ những ngày con bé tới những ngày con lớn về sau. Mẹ cho bằng bạn bằng bè, cho con mái ấm, cho con tình yêu thương… Mẹ cho con nhiều lắm, chỉ là mẹ chẳng bao giờ kể được hết ra thôi!

    Nguồn kênh 14
    Điểm danh những câu nói "bất hủ" của mẹ

    "Đưa tiền mừng tuổi đây mẹ cất hộ cho", "Ngày xưa mẹ khổ lắm, đâu được sướng như chúng mày bây giờ",... là những câu nói bất hủ mà hầu như tuổi thơ của ai cũng được nghe mẹ nói.

    20141019-055736-me-va-con-2-520x376.jpg


    1. Đưa tiền mừng tuổi đây… mẹ cất hộ cho!

    Tết năm nào cũng vậy, được mẹ sắm cho con heo đất rõ to để cất lì xì. Nhưng đầu xuôi, thể nào đui cũng... lọt mất cho mà xem. Vì kiểu gì qua Tết là mẹ sẽ lại nói: "Nào, trẻ con cầm tiền làm gì. Đưa đây mẹ giữ hộ cho, lúc nào cần thì bảo mẹ". Khổ nỗi, chiếc túi của mẹ rất chi là thần kỳ nên đừng mong có cơ hội được lấy lại nhé!

    2. Ngày xưa mẹ khổ lắm, đâu được sướng như chúng mày bây giờ!

    Những câu chuyện được mở đầu với hai từ “ngày xưa” là đề tài muôn thuở và không bao giờ chấm dứt của mẹ. “Ngày xưa bố mẹ có sướng được như mày bây giờ đâu.”; “Ngày xưa bố mẹ sắn còn không có mà ăn, giờ đến cơm mà chúng mày cũng không thèm dòm ngó.”; “Ngày xưa mẹ tuy nghèo nhưng học giỏi và xinh gái nhất xóm đấy nhé,...” vân vân và mây mây. Và bạn hẳn sẽ tin những lời đó cho đến khi nghe được câu chuyện từ bà ngoại: "Ngày xưa mẹ mày cũng chả phải làm gì đâu, ăn rồi chỉ có học thôi..."

    20141019-055738-me-va-con-1-520x350.jpg


    3. Nhìn con nhà người ta kia kìa…

    Bố mẹ luôn so sánh con mình với con của một người hàng xóm “hờ” nào đó để chỉ ra tật xấu. "Con nhà người ta cũng ăn bằng ấy, học bằng ấy, mà sao nóthì giỏi, còn mày thì dốt thế?". Rồi thì "Con nhà người ta bằng này tuổi đầu đã biết đỡ đần bố mẹ, học hành giỏi giang, đi thi quốc gia quốc tế, đằng này suốt ngày chỉ thấy "Kây Bốp" với "Ô pa". Tao mệt mỏi lắm rồi". Nhưng rồi để mà xem, bạn sẽ phát hiện ra rằng đứa "con nhà người ta" đó thực chất là không tồn tại. Đảm bảo luôn.

    4. Bố mẹ có tiếc gì với con đâu

    Vâng! Bố mẹ không tiếc gì cả. Nhưng tuần trước mẹ hứa lọt vào đội tuyển đi thi thành phố sẽ mua cho chiếc áo Zara đang sale điên đảo, đến khi con được lại bảo: “Bố mẹ có tiếc gì với mày đâu, tìm mua mà hết rồi, người ta không còn bán.”; “Vội đi đâu, để tuần sau… bố mẹ có bao giờ tiếc gì với mày đâu”; “Đợi lúc nào đi thi về đỗ rồi thưởng gộp cho hẳn 2 chiếc… Bố mẹ có tiếc gì với con đâu”,... Cứ thế, dù bố mẹ không tiếc gì nhưng bạn vẫn chả có cái gì cho mà xem.

    20141019-055736-tam-tu-cua-con-trai-20-tuoi-gui-me-1399096365-thq9yf-520x346.jpg

    Ảnh minh họa

    5. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à?


    “Lại cãi. Trứng đòi khôn hơn vịt!” – Đó là câu nói muôn thủa của các mẹ mỗi lần tranh luận với bạn. Cũng chả biết trứng có khôn hơn vịt hay không, nhưng rốt cuộc bạn sẽ vẫn thua mẹ, mặc dù cái lý lẽ mà mẹ đưa ra chẳng liên quan lắm.

    6. Mày giống ai mà...

    “Mày giống ai mà lười thế?”; “Mày giống ai mà hậu đậu thế.”; “Mày giống ai mà dốt thế.”; “Mày giống ai mà..." Ai chưa từng nghe câu này giơ tay!

    20141019-055737-images630485-me-va-con-trai-520x346.jpg


    7. Cứ cố cho đỗ đại học rồi thích yêu ai thì yêu con ạ!

    Vâng ạ, lại thêm một lời hứa kinh điển nữa của các bà mẹ. Với quan niệm "Yêu sớm là hỏng!", "Yêu vào rồi thì còn học hành gì", các mẹ sẽ luôn có những câu trấn an tinh thần con cái theo kiểu: "Lo học hành đi đã con ạ, đỗ đại học rồi thì tha hồ yêu". Để mà xem, sau khi bạn đỗ đại học, mẹ sẽ lại nói thế này: "Cố học đi đã con ạ. Học kiếm cái bằng Giỏi, ra trường xin được công việc ổn định rồi lúc đó muốn yêu ai chả được". Nhưng mẹ ơi, lúc đó liệu có còn ai muốn yêu con không mới là vấn đề!

    ... Nhưng có một điều…

    20141019-055736-diem-danh-nhung-cau-noi-bat-hu-cua-me-520x346.jpg


    8. Có bố mẹ nào không thương con

    Có thể bạn đã chán ngấy với những câu nói trên, nhưng dù như thế nào, mẹ vẫn luôn thương yêu bạn, lo lắng cho bạn, dù giả vờ như không biết nhưng thực ra vẫn luôn dõi theo bạn.

    Mẹ vẫn thường nói câu nói này: “Có bố mẹ nào không thương con". Đúng vậy. Chúng ta vẫn thường khó chịu vì bị mẹ càm ràm, nhắc nhở, nhưng mẹ như vậy cũng chỉ là muốn tốt cho chúng ta mà thôi.

    Bạn biết không, vẫn còn được mẹ nhắc nhở những câu trên nghĩa là bạn còn may mắn lắm đấy. Hãy trân trọng điều đó nhé. Bởi vì có thể sẽ đến một ngày, bạn khao khát được nghe lại những câu trên, nhưng sẽ chẳng còn ai nói cho bạn nghe nữa đâu!
    Theo Yan News
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom