Chuẩn đoán và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU

TS. Trần Hồng Nghị​
I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa:

Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là sự hình thành một cục máu đông gây hẹp bán phần hoặc hoàn toàn lòng tĩnh mạch sâu.

2. Dịch tễ học:

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh lý khá phổ biến trong lâm sàng. Ở Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh này là 107/100.000 dân, hàng năm có 170.000 HKTMS lần đầu và 90.000 HKTMS tái phát. Đặc biệt, tần suất HKTMS rất cao trong các bệnh nhân nằm viện: 70% ở bệnh nhân nội khoa và 30% ở bệnh nhân ngoại khoa. Theo Cade và cs (1982), tỷlệ HKTMS ở bệnh nhân nội khoa từ 10-26%, đặc biệt ở các bệnh nhân phải nằm lâu như trong đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tổn thưong cột sống, suy tim hoặc trong một số chăm sóc đặc biệt bất động khác. Châu Á và Việt nam chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ về bệnh này, nhưng có một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ này có thể so sánh với ở châu Âu và châu Mỹ.

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:

a. Các can thiệp ngoại khoa:

- HKTMS có thể xuất hiện 24 giờ hoặc 10-15 ngày sau khi phẫu thuật.

- Hay gặp nhất trong các phẫu thuật: chấn thương chỉnh hình, khung chậu, phẫu thuật lách.

b. Phụ nữ có mang:

- HKTMS có thể xảy ra sau nạo thai, khi nằm bất động lâu.

- HKTMS có thể xảy ra trong khi mang thai do thai chèn ép tĩnh mạch trong khung chậu, hoặc giảm trương lực tĩnh mạch.

c. Các nguyên nhân khác:

- Liệt nguyên nhân do thần kinh.

- Các loại ung thư (nhất là ung thư nội tạng).

- Một vài bệnh tim mạch.

- Người có tuổi, béo phì, tiền sử huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch, bệnh máu, bệnh hệ thống, bệnh đái tháo đường, Gout, nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp cấp, uốn ván, lao), bệnh rối loạn đông máu.

- Do thầy thuốc (Iatrogene): tổn thương trực tiếp (luồn Catheter tĩnh mạch), dùng thuốc tránh thai.

4. Cơ chế bệnh sinh:

a. Do sự kết hợp phức tạp của 3 hiện tượng cơ bản:

- Tổn thương thành tĩnh mạch (gây nên sự lắng đọng tiểu cầu).

- Sự kém lưu thông tuần hoàn máu (do bất động, chèn ép tĩnh mạch hoặc giảm cung lượng tim).

- Rối loạn thành phần máu: tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu, tăng độ keo máu.

b. HKTMS tiến triển qua hai qiai đoạn:

- Giai đoạn huyết khối tĩnh mạch là cục đông tự do trong tuần hoàn máu, có thể gây ra nhồi máu phổi.

- Giai đoạn huyết khối tổ chức hoá, chắc và gắn chặt vào thành mạch, gây ra bệnh lý sau huyết khối.

II. LÂM SÀNG:
III. CẬN LÂM SÀNG:
IV. CHẨN ĐOÁN:
V. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:

VI. ĐIỀU TRỊ:
.....
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới

ST



 

Đính kèm

  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU.docx
    25,6 KB · Lượt xem: 218
×
Quay lại
Top