Chuẩn đoán và điều trị bệnh lí động mạch chủ

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH CHỦ
TS Nguyễn Đức Hải
I. ĐẠI CƯƠNG:

Động mạch chủ (ĐMC) là động mạch (ĐM) lớn nhất và có khả năng đáp ứng cao nhất với nhu cầu sinh lý của cơ thể. ĐMC là nơi trực tiếp chịu đựng áp lực của 2,5 đến 3 tỷ nhát bóp của tim và vận chuyển khoảng 200.000.000 lít máu tới các cơ quan tổ chức của cơ thể trong suốt đời sống của 1 cá thể người.

1- Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý của động mạch chủ:

a. Giải phẫu ĐMC và các nhánh chính:

4 phần của ĐMC gồm:

- Động mạch chủ lên bắt đầu từ gốc ĐMC ngay sau van tổ chim đến sát quai ĐMC (chỗ phân nhánh cánh tay đầu phải).

- Quai ĐMC tiếp tục từ ĐMC lên tới chỗ phân chia ĐM dưới đòn trái.

- ĐMC xuống tiếp nối từ quai ĐMC tới cơ hoành (tiếp giáp với ĐMC bụng).

- ĐMC bụng bắt đầu từ đoạn tiếp giáp với ĐMC ngực, kết thúc tại chỗ phân chia động mạch chậu gốc.

b. Cấu tạo gồm 3 lớp khác nhau:

- Lớp nội mạc: nằm trong cùng, tiếp giáp trực tiếp với máu và các phân tử hữu hình của máu. Lớp nội mạc rất mỏng, đây chính là vị trí dễ bị tổn thương nhất, khởi đầu cho các bệnh lý của ĐMC.

- Lớp giữa: cấu tạo dày nhất, gồm chủ yếu là các sợi chun, sợi tạo keo rất bền vững và số lượng ít các sợi cơ trơn. Lớp này đóng vai trò chính trong việc thực hiện chức năng sinh lý cũng như bệnh lý của ĐMC.

- Lớp áo ngoài mỏng và bao phủ phía ngaòi của ĐMC. Trong thành phần lớp áo ngoài còn gồm các mạch nuôi mạch, bạch mạch có vai trò nuôi dưỡng thành ĐMC.

Các bệnh lý của ĐMC rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên có thể kể ra một số bệnh chủ yếu hay gặp sau:

1/ Phình ĐMC do vữa xơ.
2/ Bóc tách ĐMC.
3/ Giãn phình ĐMC.
4/ Hội chứng viêm ĐMC.
5/ Chấn thương ĐMC.
6/ Huyết khối ĐMC.
7/ Bệnh ĐMC do nhiễm khuẩn.
8/ U động mạch chủ.

2- Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh:

Bệnh ĐMC có 2 dạng: hoặc là bẩm sinh, hoặc là mắc phải. Các bất thường bẩm sinh có thể là về giải phẫu (giãn ĐMC, bất thường các nhánh ĐM, 2 quai ĐMC…) hoặc về tổ chức học (thoái hoá thành ĐMC như trong hội chứng Marfan).

Các bệnh lý ĐMC mắc phải nguyên nhân chủ yếu do các tác động gây tổn thương thành ĐMC. Nhân tố chính gây nên thoái biến thành ĐMC là vữa xơ động mạch (VXĐM), tăng huyết áp (THA), viêm hoặc các bệnh tự miễn gây tổn thương trên ĐMC. Các tác động này gây nên sự phá huỷ các sợi chun và sợi chất tạo keo của lớp áo giữa, dẫn đến suy yếu chức năng chịu tải của ĐMC, giảm khả năng chun giãn, giòn và dễ bị nứt, gãy gây nên các bệnh lý đặc biệt là phình và bóc tách ĐMC.
II. CÁC BỆNH LÝ ĐMC THƯỜNG GẶP:
A. Phình ĐMC do vữa xơ:
1. Lâm sàng
2. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
3. Chẩn đoán:
4. Biến chứng:
5. Tiến triển tự nhiên:

6. Điều trị:
......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST

 

Đính kèm

  • CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH CHỦ.docx
    1,1 MB · Lượt xem: 399
×
Quay lại
Top