ngominhquynh
Tương tác
1.906

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • If I had one gift that I could give you, my friend, it would be the ability to see yourself as other see you, because only then would you know how extremely special you are.
    Nếu tôi có một món quà để tặng bạn, bạn tôi ơi, đó sẽ là khả năng bạn nhìn thấy mình như những người khác nhìn thấy bạn, bởi vì chỉ khi đó bạn mới biết bạn đặc biệt đến nhường nào.
    Do not save your loving speeches
    For your friends will they are dead
    Do not write them on their tombstones,
    Speak them rather now instead.
    Xin chớ để dành lại những lời yêu thương
    Để nói lúc bạn đã qua đời
    Xin đừng viết chúng trên bia mộ
    Nói lúc này đây mới tuyệt vời.
    It may be more important to have at least one person with whom we can share open and honest thoughts and feelings than it is to have a whole network of more superficial relationships.
    Có ít nhất một người bạn mà ta có thể chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cởi mở và chân thực quan trọng hơn là có cả một mạng lưới các mối quan hệ hời hợt.
    A real friend is one who walks in when the rest of the world walks out.
    Người bạn thực sự là người bước vào khi cả thế giới bước ra.
    Người phụ bếp trong khách sạn Các-lơ-tông :p


    Câu chuyện về người thanh niên phụ bếp trong khách sạn nổi tiếng ở Luân Đôn. Với đôi mắt sáng niềm tin, trái tim cháy bỏng lòng yêu nước, và hai bàn tay không quản ngại khó khăn, “Người đi tìm hình của nước”.

    Tiệm ăn Các–lơ–tông là một tiệm sang có tiếng ở Luân Đôn. Người làm bếp độ trăm người đủ các hạng. Có cả người Pháp, người Anh, người Đức, người Nga, người châu Á và tôi người Việt Nam. Chính ông Ét-cốt-phi-e, ông vua đầu bếp, được huân chương danh dự, điều khiển nhà bếp.

    Về ông Ét-cốt-phi-e, có một chuyện đáng kể lại: Lần vua Đức sang thăm Luân Đôn, vua Anh mời ông Ét-cốt-phi-e phụ trách bữa tiệc. Và tất nhiên với một số lương rất hậu. Ông già Ét-cốt-phi-e kiêu hãnh trả lời: “Tôi là người Pháp. Tôi không nấu cho kẻ thù của dân tộc tôi”.

    Vâng, bây giờ chúng ta nói chuyện anh Ba. Vào khoảng một năm trước đại chiến, một hôm, tôi gặp ở phòng lau chùi thìa, nĩa, một người Á Đông trẻ tuổi.

    Tôi không để ý đến anh ấy vì tôi tưởng anh ấy là người Trung Quốc. Đến ngày thứ ba, chính anh ấy đến nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam. Cố nhiên tôi rất sung sướng được gặp một người đồng hương. Từ ngày ấy, chúng tôi trở nên đôi bạn thân.

    - Ai đưa anh đến đây, đến nước Anh? – Tôi hỏi anh Ba.

    - Tôi đến đây một mình để học tiếng Anh.

    - Hay đấy, nhưng tiếng Anh rất khó học. Đã hai năm tôi ở thành phố này mà không biết hơn, ngoài hai chữ Yes và No (vâng và không).

    - Phải học chứ. Chúng ta sẽ cùng nhau học.

    - Trước khi đến đây, anh làm ở đâu?

    - Hôm thứ nhất, tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc rất mệt nhọc. Mình mẩy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Và cuốc được đống tuyết cũng rất khó khăn vì tuyết trơn. Sau tám giờ làm công việc này, tôi mệt lử và đói bụng. Tôi đành phải bỏ việc. Ông Hiệu trưởng là một người tốt. Ông ấy trả cho tôi cả ngày làm việc sáu đồng và vừa nói vừa cười: “Chính thế, công việc này quá sức anh.

    Hai ngày sau tôi tìm được một việc khác. Lần này thì phải đốt lò. Từ năm giờ sáng, một người nữa với tôi chui xuống hầm để nhóm lửa. Suốt ngày chúng tôi đổ than thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ. Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Tôi không biết người ta làm cái gì ở tầng trên, vì không bao giờ tôi lên đấy. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi luôn bị cảm. Vì vậy, tôi nghỉ việc luôn hai tuần lễ. Với số tiền để dành, tôi trả tiền phòng, tiền bơ, bánh mì, và sáu bài học chữ Anh. Khi chỉ còn sáu hào nữa, tôi đến sở tìm việc ở Sô–hô, và người ta đưa tôi đến đây”.

    Mỗi ngày có một người dọn dẹp đồ đạc. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải để đồ đạc riêng một bên, bát đĩa để riêng một bên để người ta đem đi rửa. Khi đến lượt anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết to tướng v.v... thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý đến việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh:

    -Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng, như những người kia?

    - Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.

    - Anh bạn trẻ của tôi ơi, anh nghe tôi - Ông Ét-cốt–phi–e vừa nói vừa cười và có vẻ bằng lòng - Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên, và tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp, làm ngon và anh sẽ được nhiều tiền. Anh bằng lòng chứ?

    Và ông Ét-cốt–phi–e không để cho anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn. Thật là một việc lớn xảy ra trong nhà bếp, vì chính là lần đầu tiên mà ông “vua bếp” làm như thế.

    KS_anh.JPG


    (Khách sạn Các-lơ-tông đầu thế kỉ XX)

    Anh Ba rất giàu tình cảm. Một hôm tôi gặp anh cầm tờ báo và chảy nước mắt. Tôi hỏi anh vì sao buồn thế. Anh đưa cho tôi tờ báo và giải thích: “Anh xem đây. Đây là tin tức ông Thị trưởng Coóc, một nhà đại ái quốc Ailen. Ông ta bị bắt và bị người Anh bỏ tù. Ông ta tuyệt thực. Không những ông không ăn uống, mà còn không nói năng, không cử động nữa. Ông nằm nghiêng một phía im lìm như thế hơn bốn mươi ngày. d.a thịt và áo quần phía ấy thối hết. Và ông chết, chết vì Tổ quốc. Can đảm biết bao! Dũng cảm biết bao! Một dân tộc có những người như ông Coóc sẽ không bao giờ đầu hàng.

    Chúng ta cũng thế, chúng ta có những người cản đảm như ông Thị trưởng Coóc.

    Anh có biết chuyện cụ Tống Duy Tân không? Tôi kể cho anh nghe: Cụ Tống Duy Tân là một nhà đại trí thức, đấu tranh dũng cảm chống bọn xâm lược Pháp. Cụ bị bắt và nhốt vào trong một cái cũi để gửi đến Bộ Tổng Tư lệnh Pháp. Ngồi trong cũi, Cụ vẫn làm thơ yêu nước. Khi hết giấy, cụ bẻ gãy quản bút, lấy cật tre làm dao, và mổ bụng, cắt ruột tự tử. Trong những tờ giấy tìm thấy trong cũi, cuối những bài thơ, người ta còn đọc những chữ: “Thà chết còn hơn đầu hàng”. Tôi tôn kính tất cả những như cụ Tống Duy Tân, như Thị trưởng Coóc. Cái chết của họ làm cho tổ quốc họ sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt.”

    Thế giới đại chiến bùng nổ. Người Pháp ở Luân Đôn nhận lệnh động viên. Nhiều người khóc, nhất là những người đàn bà Pháp. Người Đức bị bắt nhốt vào Trại Tập trung. Họ cũng khóc. Lính Anh bị đưa ra mặt trận, cha mẹ, vợ con họ đều khóc.

    Anh Ba đến nói với tôi:

    - Xin từ biệt anh Nam.

    - Anh đi đâu?

    - Tôi đi Pháp.

    - Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm gì?

    - Tôi đi xem. Tôi sẽ viết thư cho anh.

    Và Người đã đi về phía lí tưởng của đời mình – độc lập tự do cho dân tộc Việt…

    (Sưu tầm)
    Con nhện ở chùa Quan Âm :p

    Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!

    Trước chùa Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước chùa có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu nguyện, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

    Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi chùa nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời chùa, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

    Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng ?”

    Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”

    Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”. Phật gật đầu, đi khỏi.

    Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước chùa Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

    Một ngày, Phật đến trước chùa, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”

    Nhện nói: “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”

    Phật bảo: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”

    Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày ngày nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy đây là những ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

    7626268.jpg


    Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”

    Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”

    Phật nói: “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”

    Và thế là nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

    Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

    Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên chùa lễ Phật, cùng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới chùa. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

    Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà chùa Quan Âm chăng?”

    Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ rời đi.

    Châu Nhi nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

    Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

    Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên gi.ường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.

    Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc ngắn ngủi thêm vào sinh mệnh của ngươi mà thôi.

    Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa chùa Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

    Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

    Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…

    (Sưu tầm)
    Trăng xanh (Blue moon) :p


    Thuật ngữ “Trăng Xanh” dùng để chỉ những việc vô lý và hiếm xảy ra. Vậy lần cuối cùng mà bạn thấy mặt trăng chuyển sang màu xanh là khi nào?


    Theo truyền thuyết dân gian, Trăng Xanh là hiện tượng trăng tròn xuất hiện 2 lần trong một tháng dương lịch. Thường thì mỗi tháng có một lần trăng tròn, nhưng thỉnh thoảng trong tháng vẫn có 2 lần trăng tròn như vậy. Nguyên nhân là bởi vì một chu kỳ trăng là 29 ngày, trong khi hầu hết các tháng dương lịch có từ 30 đến 31 ngày; vì vậy việc xảy ra 2 lần trăng tròn trong một tháng là điều có thể. Ví dụ ta có 2 lần trăng tròn vào năm 2004 : ngày 2 tháng 7 và ngày 31 tháng 7. Điều này diễn ra cứ khoảng 2.5 năm/lần.

    Kostian1.jpg


    Tuy nhiên ta cũng có thể tự chụp những bức ảnh Mặt Trăng có màu xanh bằng cách sử dụng một ống kính chỉ lọc ánh sáng màu xanh. Đó là điều mà Kostian Iftica thực hiện vào ngày 2 tháng 7 khi ông ta chụp Mặt Trăng lúc đang bắt đầu mọc ở Brighton, Mass.

    Tháng 7 năm 2004 đã có một lần trăng tròn vào ngày 2 tháng 7. Lần trăng tròn thứ 2 trong tháng, ngày 31 tháng 7, được định nghĩa như là Trăng Xanh. Nhưng thực sự Mặt Trăng có màu xanh vào lúc ấy thật không? Có thể là không. Ngày xảy ra trăng tròn không có ảnh hưởng gì đến màu sắc của Mặt Trăng. Trăng vào ngày 31 tháng 7 sẽ có màu xám ngọc trai như bình thường. Nếu như không bị tác động bởi các yếu tố khác……
    Cách đây không lâu có một thời gian, khi mọi người tối nào cũng thấy trăng có màu xanh. Lúc trăng tròn, bán nguyệt hay trăng khuyết, trăng đều có màu xanh dương, ngoại trừ một vài buổi tối trăng có màu xanh lá cây.

    Đó là vào năm 1883, khi ngọn núi lửa Krakatoa ( Indonesia) phun trào. Các nhà khoa học đã so sánh đợt phun trào này giống như một vụ nổ bom nguyên tử 100 triệu tấn. Người dân sống trong khu vực có bán kính 600km gần đó có thể nghe thấy tiếng nổ to như tiếng đại bác. Tro bụi của núi lửa bay lên tới tận tầng trên cao nhất của bầu khí quyển Trái Đất. Và Mặt Trăng trở nên có màu xanh….
    Nguyên nhân của hiện tượng chuyển màu xanh của Mặt Trăng là do tro bụi của núi Krakatoa làm cho những đám mây ở đây bị phủ đầy bởi các hạt phân tử bụi với kích thước chỉ 1 micromet (một phần triệu mét). Những hạt bụi này đủ nhỏ để hấp thu các tia sáng đỏ, và cho phép các ánh sáng màu khác đi qua. Ánh sáng trắng của Mặt Trăng khi xuyên qua những đám mây này sẽ có màu xanh dương, và thỉnh thoảng là màu xanh lá cây.

    Hiện tượng trăng có màu xanh kéo dài nhiều năm sau đó sau lần phun trào núi lửa đó. Thêm vào đó người ta còn thấy hiện tượng mặt trời có màu tím như màu hoa oải hương và những đám mây phát sáng trong đêm (noctilucent clouds). Tro bụi này còn tạo nên một quang cảnh hoàng hôn đỏ rực rỡ đến mức – theo như lời kể của Scott Rowland (nhà nghiên cứu hoạt đông núi lửa ở University of Hawaii) - người ta tưởng rằng đang có hỏa hoạn xảy ra và huy động lực lượng cứu hỏa ở New York, Poughkeepsie và New Haven để dập tắt “đám cháy”.

    krakatoa.jpg

    Núi lửa Krakatoa vẫn còn cháy âm ỉ nhiều năm sau đó. Credit: Robert W. Decker of Volcano World

    Tuy nhiên, những lần phun trào núi lửa khác có cường độ nhỏ hơn cũng có thể tạo ra hiện tượng Trăng Xanh vào năm 1980 núi St. Helens, năm 1983 núi lửa El Chichon (Mexico), và năm 1991 núi Pinatubo. Như vậy, nguyên nhân chính làm mặt trăng có màu xanh là do các phân tử bụi trong không khí có kích thước lớn hơn bước sóng đỏ (0.7 micromet) và không có lẫn các loại bụi khác. Điều này hiếm khi xảy ra. Nhà vật lý học Sue Ann Bowling (University of Alaska) cho rằng : “Vào ngày 23 tháng 9 năm 1950, các đám cháy ở Alberta vẫn âm ỉ kéo dài trong nhiều năm và đột ngột bùng cháy lớn. Gió mang theo khói bụi về phía Đông và Nam với một tốc độ bất thường, và cộng thêm một lượng lớn các hạt bụi có đường kính khoảng 1 micromet – lớn hơn ánh sáng đỏ và vàng. Bất cứ nơi nào lượng khói vừa đủ rõ để có thể thấy được mặt trời, thì chúng có màu tím hoa oải hương hoặc màu xanh dương. Ontario và những vùng ven bờ biển đông của Mỹ đều bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này những ngày tiếp sau đó. Khói vẫn tiếp tục di chuyển và 2 ngày sau, người ta lại thấy qua những làn sương dày đặc ở Anh, mặt trời xuất hiện với màu chàm, và tiếp theo sau đó là hiện tượng trăng xanh vào buổi tối.



    elkbath.jpg


    Khói bụi từ các trận cháy rừng cũng có thể gây ra hiện tượng trăng xanh miễn là đám cháy tạo ra khói với những phân tử bụi có kích thước 1 micromet. Photo credit: John McColgan of the Bureau of Land Management, Alaska Fire Service.

    Chính xác hơn thì, trăng sẽ có màu đỏ. Những đám mây với tro và bụi bay vào không khí bởi các vụ hỏa hoạn hoặc các cơn bão thường chứa các phân tử có kích thước đa dạng hơn. Phần lớn chúng nhỏ hơn 1 micromet, và chúng sẽ ko cho ánh sáng xanh đi qua. Trong trường hợp này, các đám mây đó sẽ làm chúng ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ. Thật ra, hiện tượng Trăng Xanh có màu đỏ phổ biến hơn nhiều.

    ______________________________________________________________

    Thực ra khái niệm Trăng Xanh ngày nay bị hiểu sai. Cụm từ Trăng xanh được sử dụng trong lịch của người Maine dùng để chỉ một vụ mùa có 4 kỳ trăng tròn thay vì 3 kỳ như bình thường. Tuy nhiên trong một bài viết của tạp chi Sky & Telescope, người viết đã nói "trăng tròn thứ hai trong một tháng cụ thể". Lỗi sai này một lần nữa bị lặp lại trong một chương trình radio trong năm 1980. Hiscock và nhà thiên văn học Donal W. Olson (Texas) đã giúp tờ tạp chí sửa chữa toàn bộ và nhận sai lầm năm 1999 của họ. Lỗi sai này đã làm cho rất nhiều người ngày nay định nghĩa: hiện tượng trăng xanh là lần trăng tròn thứ 2 trong một tháng cụ thể.
    Mặt trời: Sự hình thành, những dữ kiện và các đặc điểm :p

    Mặt Trời là trái tim của Hệ Mặt Trời, là thiên thể to lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Chiếm giữ 99.8% vật chất trong Hệ Mặt Trời và có đường kính gấp khoảng 109 lần đường kính của Trái Đất - Nó có thể chứa bên trong khoảng 1 triệu Trái Đất.

    Phần có thể nhìn thấy của Mặt Trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, trong khi nhiệt độ ở lõi đạt tới hơn 15 triệu độ C, được tạo ra từ những phản ứng hạt nhân. Mỗi giây, Mặt Trời sản xuất ra một lượng năng lượng tương đương với 100 tỷ tấn thuốc nổ.

    Mặt Trời là một trong hơn 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân Hà. Nó quay quanh lõi của Ngân Hà trong một quỹ đạo cách đó khoảng 25.000 năm ánh sáng, và phải mất 250 triệu năm để nó hoàn thành một vòng quỹ đạo. Mặt Trời tương đối trẻ, là một phần của thế hệ ngôi sao được gọi là "Population I", là những ngôi sao tương đối giàu nguyên tố nặng hơn Heli. Những ngôi sao thuộc thế hệ già hơn được gọi là "Population II", và những ngôi sao được hình thành sớm hơn được gọi là "Population III" thực sự tồn tại tuy rằng chưa có ngôi sao nào thuộc thế hệ này được biết đến.

    sun-photo-solar-filament-101118-02.jpg

    Một tai lửa khổng lồ bắn từ đường chân trời phía Tây của Mặt Trời trong một bức ảnh chụp bởi một vệ tinh quan sát Mặt Trời của NASA vào ngày 17/11/2010


    Hình thành và phát triển
    Mặt Trời được sinh ra từ khoảng 4.6 tỷ năm trước. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng Mặt Trời và phần còn lại của Hệ Mặt Trời được hình thành từ đám mây bụi và khí gas khổng lồ được gọi là "Tinh vân Mặt Trời". Khi tinh vân bị phá hủy bởi chính trọng lực của nó, nó sẽ quay nhanh hơn và bị san phẳng thành dạng đĩa. Phần lớn vật chất sẽ bị kéo vào trung tâm để hình thành Mặt Trời.
    Mặt Trời có đủ lượng nhiên liệu hạt nhân để có thể hoạt động thêm 5 tỷ năm nữa. Sau đó, nó sẽ phồng lên thành một sao khổng lồ đỏ. Cuối cùng, nó sẽ bắn ra các lớp vật chất bên ngoài và phần lõi còn lại sẽ hình thành một sao lùn trắng. Dần dần, nó sẽ mờ dần thành một vật thể nguội lạnh được gọi là sao lùn đen.

    Những đặc điểm
    Cấu trúc bên trong và bầu khí quyển
    Mặt Trời và bầu khí quyển của nó được phân chia thành một số vùng và lớp. Bên trong Mặt Trời trời, tính từ trong ra ngoài là: phần lõi, vùng bức xạ và vùng đối lưu. Bầu khí quyển của Mặt Trời bao gồm quang quyển, sắc quyển, vùng chuyển tiếp và vành nhật hoa. Bên cạnh đó là gió Mặt Trời - dòng khí thổi ra từ vành nhật hoa.

    Phần lõi kéo dài từ trong tâm Mặt Trời đến khoảng 1/4 khoảng cách đến bề mặt. Dù chỉ chiếm khoảng 2% thể tích của Mặt Trời nhưng phần lõi có mật độ gấn gần 15 lần mật độ của chì và chiếm gần một nửa khối lượng Mặt Trời. Tiếp theo là vùng bức xạ, kéo dài từ phần lõi đến 70% khoảng cách đến bề mặt, chiếm 32% thể tích và 48% khối lượng Mặt Trời. Ánh sáng từ phần lõi bị tán xạ nhiều lần trong vùng này, vì thế những hạt photon đơn lẻ thường phải mất nhiều triệu năm để có thể qua được khu vực này. Vùng đối lưu kéo dài đến bề mặt của Mặt Trời, chiếm 66% thể tích nhưng chưa đến 2% khối lượng Mặt Trời. Ở vùng này, các "tế bào đối lưu" thống trị. Hai dạng tế bào đối lưu Mặt Trời là: các tế bào hạt có kích thước khoảng 1000km và những tế bào siêu hạt có đường kính đến 30.000km.

    Quang quyển là tầng thấp nhất trong khí quyển của Mặt Trời, nó phát ra ánh sáng mà chúng ta thấy. Quang quyển dày khoảng 500km, dù vậy nhưng hầu hết ánh sáng được phát ra từ khoảng 170km thấp nhất của nó. Nhiệt độ ở đáy là 6.125 độ C và ở đỉnh là 4.125 độ C. Tiếp theo là Sắc quyển, có thể nóng đến 19.725 độ C, và dường như toàn bộ quyển này được tạo ra từ các cấu trúc có dạng gai ngọn được gọi là các "Spicules" thường kéo dài khoảng 1000km và cao đến 10.000km. Trên nữa là khu vực chuyển tiếp dày từ vài trăm đến vài ngàn km, được nung nóng bởi vành nhật hoa phía trên, hầu hết ánh sáng phát ra từ quyển này là tia cực tím. Ở trên cùng là vành nhật hoa cực nóng, được cấu tạo bởi các cấu trúc như vòng đối lưu và dòng chảy của các khí gas bị ion hóa. Nhiệt độ ở vành nhật hoa thường từ 500.000 độ C đến hơn 6 triệu độ C và thậm chí có thể lên đến 10 triệu độ C khi có vụ phun trào ở bề mặt. Vật chất ở vành nhật hoa bị thổi ra bởi những cơn gió Mặt Trời.

    Từ trường
    Thông thường, từ trường của Mặt Trời chỉ mạnh gấp khoảng 2 lần từ trường của Trái Đất. Tuy nhiên, nó tập trung vào một khu vực nhỏ nên sức mạnh có thể đạt đến 3000 lần mạnh hơn bình thường. Nhưng nút thắc và vòng xoắn trong từ trường rất mạnh mẽ do Mặt Trời quay nhanh hơn ở xích đạo đồng thời phần lõi quay nhanh hơn bề mặt. Tạo nên những biến dạng trên Mặt Trời đồng thời tạo ra các vết đen Mặt Trời và các vụ phun trào hùng vĩ được gọi là các tai lửa và những vụ phun trào tầng nhật hoa. Tai lửa là những vụ phun trào dữ dội nhất trong Hệ Mặt Trời, trong khi những vụ phun trào ở tầng nhật hoa thì kém dữ dội hơn. Mỗi vụ phun trào có thể phóng ra khoảng 20 tỷ tấn vật chất vào không gian.

    wol_error.gif
    Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 670x662.
    446667main1_sdo-fulldisk-670.jpg

    Ảnh sai màu thể hiện nhiệt độ khí của Mặt Trời. Màu đỏ tương đối mát - khoảng 60,000 độ K; vùng màu xanh và lục nóng hơn với nhiệt độ cao hơn 1 triệu độ K


    Thành phần hóa học
    Cũng giống như hầu hết các ngôi sao khác, Mặt Trời được cấu tạo chủ yếu bởi hidro và heli. Gần như tất cả phần còn lại của Mặt Trời đều được cấu tạo từ 7 nguyên tố khác: oxy, cacbon, neon, nitơ, magie, sắt và silic. Cứ mỗi 1 triệu nguyên tử hidro thì có 98.000 nguyên tử heli, 850 nguyên tử oxi, 360 nguyên tử cacbon, 120 nguyên tử neon, 110 nguyên tử nitơ, 40 nguyên tử magie, 35 nguyên tử sắt và 35 nguyên tử silic. Dù vậy, hidro là nguyên tố nhẹ nhất nên nó chỉ chiếm khoảng 72% khối lượng Mặt Trời, trong khi đó heli chiếm tận 26%

    Vết đen Mặt Trời và chu kì hoạt động của Mặt Trời
    Vết đen Mặt Trời tương đối "lạnh", là một vùng tối thường có hình tròn trên bề mặt Mặt Trời. Chúng thường xuất hiện nơi những đường sức từ đâm xuyên từ bên trong Mặt Trời ra bề mặt. Số lượng của các vết đen thay đổi theo chu kì hoạt động từ trường của Mặt Trời. Sự thay đổi số lượng vết đen, từ cực tiểu là hoàn toàn không có vết đen đến cực đại là khi có khoảng 250 vết đen hoặc cụm vết đen sau đó lại trở về cực tiểu, được gọi là chu kì hoạt động của Mặt Trời, chu kì này kéo dài trung bình 11 năm. Vào cuối chu kì, từ trường của Mặt Trời đảo ngược các cực một cách nhanh chóng.

    Quan sát
    Những nền văn hóa cổ đại thường khắc lên đá hoặc xây dựng những công trình bằng đá để ghi lại sự chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng, chia thành các mùa, tạo ra lịch và quan sát thiên thực. Nhiều người tin rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất. Một học giả Hy Lạp cổ đại là Ptolemy chính thức hóa quan niệm trên bằng mô hình Địa tâm. Vào năm 1543, Copecnic mô tả một mô hình trong đó Mặt Trời là trung tâm, mang tên Nhật tâm, và vào năm 1610, việc Galileo khám phá ra các vệ tinh của Sao Mộc đã chứng tỏ rằng không phải tất cả các thiên thể đều quay quanh Trái Đất.

    Để tìm hiểu nhiều hơn về hoạt động của Mặt Trời và các ngôi sao khác, sau những quan sát thuở sơ khai bằng cách sử dụng đá, những nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu Mặt Trời từ quỹ đạo của Trái Đất. NASA đã phóng lên quỹ đạo loạt 8 vệ tinh quan sát được gọi là Vệ tinh quan sát Mặt Trời từ năm 1962 đến năm 1971. Bảy trong số chúng được phóng thành công và tiến hành phân tích ánh sáng Mặt Trời trong bước sóng cực tím và tia X đồng thời chụp ảnh vành nhật hoa cực nóng bên cạnh những thành tựu khác.

    Vào năm 1990, NASA và Cơ quan Không gian châu Âu [ESA] đã phóng tàu thăm dò Ulysses để lần đầu tiên quan sát được vùng cực của Mặt Trời. Năm 2004, tàu vũ trụ Genesis đã mang về Trái Đát vật mẫu của gió Mặt Trời để nghiên cứu. Năm 2007, tàu vũ trụ kép quan sát Mặt Trời mang tên STEREO đã cung cấp bức ảnh 3 chiều đầu tiên về Mặt Trời.

    Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất cho đến nay là vệ tinh quan sát Mặt Trời mang tên SOHO, được thiết kế để nghiên cứu về gió Mặt Trời cũng như các lớp bên ngoài và cấu trúc bên trong. Nó cung cấp những bức ảnh về cấu trúc của các vết đen bên dưới bề mặt Mặt Trời, đo gia tốc của gió Mặt Trời, khám phá những sóng trong vành nhật hoa và những cơn lốc xoáy Mặt Trời, tìm ra hơn 1000 sao chổi và tạo nên một cuộc cách mạng trong dự báo thời tiết vũ trụ.

    Gần đây, vệ tinh quan sát mang tên SDO, vệ tinh tiên tiến nhất từng được thiết kế, đã truyền về những bức ảnh chưa từng được chứng kiến về chi tiết những vật chất được bắn ra từ các vết đen Mặt Trời cũng như đo đạt một cách cực gần và chi tiết nhất về tai lửa Mặt Trời trong một dải rộng của sóng cực tím.
    Tại sao ta không nhìn thấy những ngôi sao màu xanh lá hoặc tím?:p

    Chúng ta có thể nhìn thấy nhiều màu sắc của các ngôi sao trên bầu trời đêm, trừ màu tím và xanh lá vì cách mà mắt con người tiếp nhận ánh sáng.

    milky-way-star-forming-region.jpg


    Các ngôi sao là có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Có những sao khổng lồ màu đỏ sắp phát nổ; những ngôi sao màu xanh trên thắt lưng của chàng thợ săn Orion và những vị trí khác; hoặc màu vàng như Mặt trời đủ ấm để duy trì sự sống của chúng ta.

    Màu sắc của một ngôi sao liên quan đến nhiệt độ bề mặt của nó. Ngôi sao càng nóng thì bước sóng phát ra càng ngắn. Ví dụ những ngôi sao nóng nhất có màu xanh dương hoặc xanh dương-trắng với bước sóng ngắn hơn. Các ngôi sao có nhiệt độ bề mặt lạnh hơn thì có màu đỏ hoặc đỏ nâu với bước sóng dài hơn.

    Tuy nhiên các ngôi sao không phát ra bước sóng của một màu duy nhất, mà phát ra một dải sóng dài, trong đó bước sóng của màu nào đạt đỉnh cao nhất trong cả dải sóng thì sẽ là màu sắc chính của ngôi sao - cũng là màu mắt ta nhìn thấy. Mặc dù thực tế ngôi sao phát ra nhiều màu sắc, nhưng ta chỉ thấy một màu chính..

    Mắt người có thể thấy bức xạ màu vàng và xanh lá, có lẽ là vì Mặt trời phát ra bức xạ phần lớn là 2 bức xạ màu này.

    Một ngôi sao màu xanh lá sẽ phát ra bức xạ thuộc dải quang phổ mà mắt người nhìn thấy được, tức là ngôi sao đó phát ra đủ màu khác nhau. Lúc đó chúng ta sẽ thấy nó có màu trắng, do màu trằng là tổng hợp của tất cả các. Mặt trời phát ra rất nhiều bức xạ màu xanh lá, tuy nhiên mắt người lại nhìn thấy (nếu giả dụ chúng ta ra ngoài vũ trụ và nhìn về Mặt Trời mà không bị mù) ánh sáng màu trắng.

    Rất khó nhìn thấy được những ngôi sao màu tím vì mắt người nhạy cảm với ánh sáng xanh dương. Khi một ngôi sao phát ra ánh sáng màu tím, nó cũng đồng thời phát ra ánh sáng xanh dương – 2 màu này nằm cạnh nhau trên dải quang phổ. Vì vậy mắt người thường có xu hướng nhìn thấy ánh sáng xanh dương hơn.
    Câu chuyện toán học :p

    The_Story_of_Maths.jpg


    Toán học là nền tảng cơ bản có ở mọi nơi của mọi thứ diệu kỳ trong cuộc sống hàng ngày, từ những DVD cùng đầu máy, máy tính mà bạn xem và chia sẻ. Những phần cơ bản của nó đã có từ hàng ngàn năm trước, khi mà con người còn chưa khám phá những điều phức tạp như sau này. Tiến sĩ Marcus du Sautoy - Oxford một cộng tác viên của BBC, sẽ cho chúng ta hiểu thêm về toán học qua bốn tập phim có tiêu đề là: "Câu chuyện toán học"


    Ngôn ngữ của Vũ trụ

    Tìm hiểu về nguồn gốc của toán học, chúng ta bắt đầu từ Ai cập và vùng đất có tên là Mesopotamia. Ở đó các việc giao thương buôn bán đã dần hình thành nên hệ thống toán. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục đến Hy lạp, nơi bắt đầu của toán học. Ở đó, Euclid đã khai sinh ra hình học, ông đã viết một trong những quyển sách nổi tiếng, quyển "Những nguyên lý của hình học"





    Những thiên tài phương Đông

    Khi Hy Lạp cổ đại rơi vào suy tàn, toán học Châu Âu đi vào giai đoạn tăm tối, nhưng trong toán học phương Đông lại đạt tầm cao mới.
    Chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào toán học giúp xây dựng đế quốc Trung Quốc và là trung tâm của những kỳ quan tuyệt vời của kỹ thuật như là Vạn lý tường thành. Tại Ấn Độ, ông phát hiện ra như thế nào số không được phát minh và các khái niệm mới về số vô cùng và số âm.
    Tại Trung Đông, sự phát minh ra ngôn ngữ mới của đại số và sự lan truyền kiến thức phương Đông sang phương Tây thông qua các nhà toán học như Leonardo Fibonacci, người sáng tạo ra dãy Fibonacci.






    Tới những biên giới của không gian

    Vào thế kỷ 17, từ châu Âu đến Trung Đông là những cường quốc về những ý tưởng toán học. Những bước tiến lớn trong hiểu biết về hình học của các đối tượng cố định trong thời gian và không gian. Cuộc đua bây giờ để khám phá toán học để mô tả các đối tượng chuyển động.
    Trong chương trình này, Marcus du Sautoy khám phá công việc của Ren + Descartes và Pierre Fermat, nổi tiếng với định lý cuối cùng đã làm lúng túng các nhà toán học hơn 350 năm. Ông cũng nghiên cứu phát triển giải tích của Isaac Newton, và đi tìm kiếm Leonard Euler, là cha đẻ của cấu trúc liên kết hình học và Carl Friedrich Gauss, người đã phát minh ra một phương pháp mới để xử lý các phương trình bằng mô-đun số học.





    Đến vô cùng và hơn thế nữa

    Đây là giai đoạn đỉnh cao của toán học, nhất là ở nước Đức, tuy nhiên thế chiến thứ 2 đã làm suy sụp nó trong một thời gian. Kết luận cho cuộc hành trình tìm hiểu toán học của chúng ta bằng cách xem xét các vấn đề chưa được giải quyết triệt để của toán học, bao gồm cả giả thuyết Riemann, một phỏng đoán về phân bố của số nguyên tố.
    Các lầm tưởng về "thiên hà vũ trụ" vào thập niên 90:p


    Trái đất là hành tinh duy nhất có nước, vũ trụ đang ở trạng thái tĩnh... là những lầm tưởng về vũ trụ mà không ít người vẫn tin.
    Không giống như văn hóa nghệ thuật, khoa học biến hóa và thay đổi hàng ngày. Do đó, có những nghiên cứu khoa học đúng ở thời này nhưng ở giai đoạn sau lại trở nên không thật chính xác.

    Tuy nhiên, vẫn có không ít người "bảo thủ" lại tin tưởng vào nghiên cứu xưa. Cùng điểm lại một vài những lầm tưởng về khoa học vũ trụ thập niên 90 mà vẫn còn không ít người tin.

    1. Trái đất là hành tinh duy nhất có nước

    Nhiều người tin rằng, Trái đất là hành tinh duy nhất tồn tại nước. Nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra bằng chứng cho thấy, Mặt trăng và một số hành tinh có chứa rất nhiều nước.

    150327tdat09-11504.gif


    Dữ liệu từ các vệ tinh vũ trụ NASA từ năm 1995 tới năm 2003 cho thấy, Mặt trăng Europa của Sao Mộc có đại dương sâu, rộng với bề mặt là lớp băng dày từ 80 đến 170km. Nếu “gom” tất cả nước trên Trái đất lại cũng chỉ bằng 1/2 - 1/3 thể tích nước ở đây, còn nếu “gom tất cả nước trên Europa lại sẽ được một quả bóng nước bán kính 877km.

    Bên cạnh việc tìm thấy cả một đại dương trên Mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, các chuyên gia còn cả bằng chứng về sự xuất hiện của nước ở Mặt trăng của sao Thổ - Enceladus.

    2. Vũ trụ đang ở trạng thái tĩnh

    Cho đến những năm cuối cùng của thập niên 90, các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng trọng lực có khả năng làm giảm sự giãn nở của vũ trụ. Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học lại khám phá ra rằng, vũ trụ của chúng ta đang lớn dần lên, với tốc độ rất nhanh.

    150327tdat13-b9d9b.gif


    Dựa trên những quan sát các siêu tân tinh ở xa, ba nhà vật lý Saul Perlmutter, Brian P. Schmidt và Adam G. Riess đã chỉ ra quá trình giãn nở có gia tốc của vũ trụ nhờ phát hiện về hằng số vũ trụ, năng lượng tối...

    Ba nhà vật lý trên đã vén một góc màn bí ẩn của vũ trụ hiện đang còn chứa rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết. Nhiều vấn đề lớn (năng lượng tối, vật chất tối,...) vẫn còn chờ lời giải trong tương lai.

    3. Sao Diêm Vương (Pluto) là một hành tinh

    Nhiều người tin rằng, Sao Diêm Vương (Pluto) là hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời. Nhưng sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy sao Diêm Vương có kích thước nhỏ bé hơn rất nhiều so với các hành tinh khác, lại có quỹ đạo rất kì quái. Bên cạnh đó, họ cũng phát hiện ra Pluto và các vệ tinh của nó thật ra chỉ là những thiên thể lớn thuộc vành đai Kuiper.

    150327tdat18-c95bb.jpg


    Cùng với Kuiper, giới khoa học còn phát hiện ra được rất nhiều các thiên thể lớn dần, chỉ nhỏ hơn Pluto một chút. Cuối cùng vào năm 2005, một thiên thể tên Eris được phát hiện có kích thước bằng Pluto.

    Như vậy nếu Pluto là hành tinh, Eris cũng phải một hành tinh, và có thể sẽ tìm ra thêm được vô số những hành tinh như vậy nữa. Từ đó các nhà khoa học quyết định Pluto trở thành “tiểu hành tinh”.

    4. Hố đen không xuất hiện gần những ngôi sao “ít tuổi”

    Theo nhà khoa học Peter Galison, kính thiên văn Hubble đã làm thay đổi mọi thứ, khi qua lăng kính này, người ta nhìn thấy một hố đen khổng lồ ở trung tâm Dải Ngân hà.

    Vào thập niên 90, hố đen là khái niệm không quá quen thuộc. Nhiều người thời bấy giờ tin rằng, Dải Ngân hà là nơi duy nhất có hố đen và hố đen chỉ xuất hiện xung quanh những vì sao lâu đời nhất, nhiều tuổi nhất.

    150327tdat17-fb0a8.gif

    Nhưng sự thực không phải vậy, hầu như ở trung tâm của Dải Ngân hà nào cũng có hố đen và sự xuất hiện của những vì sao mới “mọc”, hay đã rất lâu đời không liên quan đến sự tồn tại của hố đen.

    Mới đây, các chuyên gia còn phát hiện ra rằng, Dải Ngân hà “hàng xóm” ngay cạnh chúng ta, có tên là M87 cũng có hố đen trung tâm với khối lượng tương đương với hàng tỷ Mặt trời.

    5. Vũ trụ chỉ tồn tại 9 hành tinh

    Vào thập niên 90, không ít nhà khoa học khẳng định, vũ trụ bao la của chúng ta chỉ tồn tại 9 hành tinh. Nhưng theo nhà khoa học Peter Galison, một trong những khám phá vĩ đại nhất trong vòng 20 năm qua đó là ta khám phá ra sự tồn tại của hàng tỷ hành tinh nhỏ xung quanh những vì sao.

    150327tdat05-a5126.jpg


    Chỉ tính riêng Dải Ngân hà ngay sát chúng ta cũng đã có tới hơn 100 hành tinh lớn nhỏ khác nhau, và có rất nhiều những hành tinh trông giống như Trái đất. Phát hiện này hứa hẹn rằng, vào một ngày nào đó, chúng ta có thể sẽ tìm thấy sự sống ngoài Trái đất.
    Trường hận ca :p

    Tác giả: Bạch Cư Dị

    7374213.jpg

    Dương Quý Phi


    Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc
    Ngự vũ đa niên cầu bất đắc
    Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành
    Dưỡng tại thâm khuê nhân vị thức
    Thiên sinh lệ chất nan tự khí
    Nhất triêu tuyển tại quân vương trắc
    Hồi đầu nhất tiếu bạch mị sinh
    Lục cung phấn dại vô nhan sắc
    Xuân hàn tứ dục Hoa Thanh trì
    Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi
    Thị nhi phù khởi kiều vô lực
    Thủy thị tân thừa ân trạch thì
    Vân mấn hoa nhan kim bộ đao
    Phù dung trướng noãn độ xuân tiêu
    Xuân tiêu khổ doãn nhật cao khởi
    Tòng thử quân vương bất tảo triều
    Thừa hoan thị yến vô nhàn hạ
    Xuân tòng xuân du dạ chuyển dạ
    Hậu cung giai lệ tam thiên nhân
    Tam thiên sủng ái tại nhất thân
    Kim ốc trang thành kiều thị dạ
    Ngọc lâu yến bãi túy hòa xuân
    Tỷ muội đệ huynh giai liệt thổ
    Khả lân quang thái sinh môn hộ
    Toại linh thiên hạ phụ mẫu tâm
    Bất trọng sinh nam trọng sinh nữ
    Ly Cung cao xứ nhập thanh vân
    Tiên nhạc phong phiêu xứ xứ văn
    Hoãn ca mạn vũ ngưng ti trúc
    Tận nhật quân vương khan bất túc
    Ngư Dương bề cổ động địa lai
    Kinh phá nghê thường vũ y khúc
    Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh
    Thiên thặng vạn kỵ tây nam hành
    Thúy Hoa dao dao hành phục chỉ
    Tây xuất đô môn bách dư lý
    Lục quân bất phát vô nại hà
    Uyển chuyển nga mi ngã tiền tử
    Hoa điền ủy địa vô nhân thâu
    Thúy kiểu kim tước ngọc tao đầu
    Quân vương yểm diện cứu bất đắc
    Hồi khan huyết lệ tương hòa lưu
    Hoàng ai tán mạn phong tiêu tác
    Vân sạn oanh vu đăng Kiếm Các
    Nga Mi sơn hạ thiểu nhân hành
    Tinh kỳ vô quang nhật sắc bạc
    Thục giang thủy bích Thục sơn thanh
    Thánh chủ triêu triêu mộ mộ tình
    Hành cung kiến nguyệt thương tâm sắc
    Dạ vũ văn linh trường đoạn thanh



    Thiên tuyền địa chuyển hồi long ngự
    Đáo thủ trù trừ bất nhẫn khứ
    Mã Ngôi pha hạ nê thổ trung
    Bất kiến ngọc nhan không tử xứ
    Quân thần tương cố tận chiêm y
    Đông vọng đô môn tín mã quy
    Qui lai trì uyển giai y cựu
    Thái Dịch phù dung Vị Ương liễu
    Phù dung như diện liễu như mi
    Đối thử như hà bất lệ thùy
    Xuân phong đào lý hoa khai nhật
    Thu vũ ngô đồng diệp lạc thì
    Tây cung nam nội đa thu thảo
    Lạc diệp mãn giai hồng bất tảo
    Lê Viên tử đệ bạch phát tân
    Tiêu phòng a giám thanh nga lão
    Tịch điện huỳnh phi tứ tiễu nhiên
    Cô đăng khiêu tận vị thành niên
    Trì tri chung cổ sơ trường dạ
    Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên
    Uyên ương ngõa lãnh sương hoa trọng
    Phỉ thúy khâm hàn thùy dữ cộng
    Du du sinh tử biệt kinh niên
    Hồn phách bất tằng lai nhập mộng



    Lâm Cùng đạo sĩ Hồng Đô khách
    Năng dĩ tinh thành trí hồn phách
    Vị cảm quân vương triền chuyển tư
    Toại giao phương sĩ ân cần mịch
    Bài không ngự khí bôn như điện
    Thăng thiên nhập địa cầu chi biến
    Thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền
    Lưỡng xứ mang mang giai bất kiến
    Hốt văn hải thượng hữu tiên san
    San tại hư vô phiếu diểu gian
    Lâu các lung linh ngũ vân khởi
    Kỳ trung sước ước đa tiên tử
    Trung hữu nhất nhân tự Thái Chân
    Tuyết phu hoa mạo sâm si thị
    Kim khuyết tây tương khấu ngọc quynh
    Chuyển giao Tiểu Ngọc báo Song Thành
    Văn đạo Hán gia thiên tử sứ
    Cửu Hoa trướng lý mộng hồn kinh
    Lãm y thôi chẩm khởi bồi hồi
    Châu bạc ngân bình dĩ lý khai
    Vân kết bán thiên tân thụy giác
    Hoa quan bất chỉnh hạ đường lai
    Phong xuy tiên duệ phiêu phiêu cử
    Do tự nghê thường vũ y vũ
    Ngọc dung tịch mịch lệ lan can
    Lê hoa nhất chi xuân đới vũ
    Hàm tình ngưng độ tạ quân vương
    Nhất biệt âm dung liễu diểu mang
    Chiêu Dương điện lý ân ái tuyệt
    Bồng Lai cung trung nhật nguyệt trường
    Hồi đầu hạ vọng nhân hoàn xứ
    Bất kiến Trường An kiến trần vụ
    Duy tương cựu vật biểu tâm tình
    Điền hạp kim thoa ký tương khứ
    Thoa lưu nhất cổ hạp nhất phiến
    Thoa bích hoàng kim hạp phân điện
    Đản giao tâm tự kim điện kiên
    Thiên thượng nhân gian hội tương kiến
    Lâm biệt ân cần trùng ký từ
    Từ trung hữu thệ lương tâm tri
    Thất nguyệt thất nhật Trường Sinh điện
    Dạ bán vô nhân tư ngữ thì
    Tại thiên nguyện tác tỵ dực điểu
    Tại địa nguyện vi liên lý chi
    Thiên trường địa cửu hữu thời tận
    Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ



    Dịch:


    Mối Hận Dài



    Hán Hoàng mến mộ giai nhân
    Ngôi cao trải mấy mùa xuân kiếm tìm
    Mịt mù tăm cá bóng chim
    Cung vàng điện ngọc chưa in gót hài
    Nhà Dương trổ một cành mai
    Nụ vừa hàm tiếu trang đài cấm cung
    Mặt hoa diễm lệ não nùng
    Muôn trân ngàn quý mặn nồng đóa lê
    Cung vua một sớm rước về
    Nghiêng vai mỉm miệng ai bì được đâu
    Ba cung sáu viện mày chau
    Quý Phi thanh sắc dẫn đầu cung son
    Hơi xuân lành lạnh Ly Sơn
    Suối tuôn mạch ấm nhẹ mơn da ngà
    Bàn tay thể nữ tắm hoa
    Mịn màng mỡ đọng một tòa thiên nhiên
    Đào thơ sen ngó tuyết in
    Uyên ương chắp cánh qua miền tóc tơ
    Hoa nhường trăng tủi mây thua
    Trâm cài phấn điểm son tô vẻ hồng
    Xạ lan xuân tỏa mịt mùng
    Năm canh ngắn ngủi cửu trùng dậy trưa
    Minh quân từ đấy hững hờ
    Thiết triều trễ nải ngẩn ngơ miếu đường
    Rượu khuya trà sớm bữa thường
    Một tay Phi Tử chủ trương đền vàng
    Hậu cung hương sắc ba ngàn
    Quân vương sủng ái một nàng mà thôi
    Dịu dàng phấn má son môi
    Hài nhung yểu điệu lệnh vời đêm xuân
    Tiệc hoa chuốc chén ái ân
    Tình xuân dậy sóng gối chăn riêng mình
    Ơn vua nhuần gội gia đình
    Quyền cao bổng hậu hiển vinh một nhà
    Khiến bao nhiêu bậc mẹ cha
    Thầm mong con gái hơn là con trai
    Ly Cung cao ngất từng mây
    Nhạc tiên theo gió bay đầy không gian
    Câu ca điệu múa nhịp nhàng
    Bay theo tiếng sáo cung đàn êm êm
    Mắt say chiêm ngắm ngày đêm
    Vẫn chưa thỏa thích nỗi niềm đam mê…


    Ngư Dương trống trận dội về
    Cho tan tành khúc Vũ Y Nghê Thường
    Đế đô khói bụi chiến trường
    Ngàn muôn xa mã nhắm đường tây nam
    Mới ngoài trăm dặm Tràng An
    Thúy Hoa cờ rũ binh đoàn dậm chân
    Ba quân thánh chỉ bất tuân
    Tình ta thôi nhé có ngần ấy thôi
    Xót nhìn ngọc rụng vàng rơi
    Hỡi ơi sắc nước hương trời phôi pha
    Pháp trường dựng trước long xa
    Đành che mắt lệ chan hòa máu tuôn


    Bụi vàng gió thổi từng cơn
    Lên đèo Kiếm Các xuống cồn Nga Mi
    Quanh co sạn đạo vắng hoe
    Cờ bay trong ánh tà huy nhạt mờ
    Nước non Ba Thục tiêu sơ
    Quân vương ý sớm tình trưa não nề
    Hành cung dõi bóng trăng thề
    Mưa khuya chuông tối vọng về lời thương


    Vần xoay ngựa lại lên đường
    Mã Ngôi bùn đất còn vương máu đào
    Chìm châu đắm ngọc năm nào
    Vua tôi lệ đẫm áo bào duổi dong
    Trông vời cửa khuyết cõi đông
    Mặc cho xe chạy ngựa lồng hồi loan
    Phù Dung Thái Dịch mơ màng
    Vị Ương xanh biếc mấy hàng lơ thơ
    Phù Dung vẻ dấu yêu xưa
    Mày xanh lá liễu khi vừa gặp nhau
    Riêng người năm trước tìm đâu
    Hoa kia lá ấy lệ sầu nhỏ sa
    Xuân sang đào mận nở hoa
    Ngô đồng lá rụng biết là vào thu
    Từ nam cung tới tây vu
    Cỏ cao đã tới thước dư ngọn rồi
    Thềm rêu quét dọn thiếu người
    Lê Viên Tử Đệ qua thời xuân xanh
    Với bao cung nữ nội khanh
    Thời gian đã nhuộm tóc thành tuyết sương


    Nẻo khuya đom đóm soi đường
    Bay quanh điện cũ còn vương ý sầu
    Ngọn đèn tàn lụi đêm thâu
    Năm canh trằn trọc dễ đâu mộng về
    Thu không vừa sáng vẻ khuê
    Ngỡ màn đêm mới phủ che cõi trần
    Nào ngờ sao biếc dòng Ngân
    Lòng đơn vội tưởng rạng dần bình minh
    Cung xưa ngói lạnh rung mình
    Chăn loan đệm thúy vắng hình bóng ai
    Âm dương cách biệt lâu rồi
    Mộng chưa một giấc thăm người tương tư


    Đất Lâm Cùng có đạo sư
    Vào ra Tử Phủ Thanh Đô chiêu hồn
    Cảm lòng khắc khoải quân vương
    Sai phương sĩ tới mười phương kiếm tìm
    Đạp mây cưỡi gió đi liền
    Thanh Thiên rồi xuống Hoàng Tuyền thấy đâu
    Chợt nghe ngoài cõi thần châu
    Non tiên sừng sững biển sâu mịt mùng
    Gác cao năm sắc cầu vồng
    Quần tiên mặt ngọc tưng bừng hội xuân
    Có nàng tên gọi Thái Chân
    Mặt so Phi Tử có phần hao hao
    Hiên tây cửa ngọc rước vào
    Chúc mừng sứ giả thiên trào vãng lai
    Tin vừa thức tỉnh hồn mai
    Còn say giấc mộng trang đài Cửu Hoa
    Bồi hồi thảng thốt bước ra
    Mũ nghiêng nghiêng tóc lòa xòa vai thon
    Mắt nhìn khôn xiết nguồn cơn
    Lòng giai nhân dạ quân vương bồi hồi
    Chiêu Dương ân ái qua rồi
    Bồng Lai tiên cảnh dài trôi mấy mùa
    Từ phen tử biệt đến giờ
    Nỗi niềm khao khát mịt mờ nước mây
    Cõi trần ngó xuống từ đây
    Tràng An nào thấy sương dầy bụi tung
    Vật xưa muôn đội ơn lòng
    Hoa Điền hộp ngọc vàng dòng kim thoa
    Thoa này một nhánh tách ra
    Ngọc kia một mảnh hộp quà dấu yêu
    Bền vàng chắc ngọc bao nhiêu
    Duyên tiên tình tục còn nhiều ái ân
    Chia tay căn dặn mấy lần
    Thề xưa thất tịch ân cần nhắc ai
    Trời cao liền cánh chim bay
    Đất dầy nguyện được làm cây liền cành
    Đất trời có lúc tan tành
    Hận kia muôn thủa hận đành hận thôi
    MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT :p



    MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT


    Hải khách đàm Doanh Châu,
    Yên đào vi mang tín nan cầu
    Việt nhân ngữ Thiên Mụ,
    Vân hà minh diệt hoặc khả đổ.
    Thiên Mụ liên thiên hướng thiên hoành,
    Thế bạt Ngũ Nhạc, yểm Xích Thành.
    Thiên Thai tứ vạn bát thiên trượng,
    Đối thử dục đảo đông nam khuynh.
    Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt,
    Nhất dạ phi đô kính hồ nguyệt.
    Hồ nguyệt chiếu ngã ảnh,
    Tống ngã chí Diễm Khê.
    Tạ công túc xứ kim thượng tại,
    Lục thuỷ đãng dạng thanh viên đề.
    Cước trước Tạ công lý
    Thân đăng thanh vân thê.
    Bán bích kiến hải nhật
    Không trung văn thiên kê
    Thiên nham vạn hác lộ bất định,
    Mê hoa ỷ thạch hốt dĩ mính,
    Hùng bào long ngâm âm nham tuyền.
    Lật thâm lâm hề kinh tằng điên.
    Vân thanh thanh hề dục vũ,
    Thuỷ đạm đạm hề sinh yên.
    Liệt khuyết tích lịch,
    Khâu loan băng tồi.
    Động thiên thạch phi,
    Hoanh nhiên trung khai.
    Thanh minh hạo đãng bất kiến để,
    Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân đài.
    Nghê vi y hề phong vi mã,
    Vân chi quân hề, phân phân nhi lai hạ.
    Hổ cổ sắt hề loan hồi xa,
    Tiên chi nhân hề liệt như ma.
    Hốt hồn quý dĩ phách động,
    Hoảng kinh khởi nhi trường ta.
    Duy giác thì chi chẩm tịch,
    Thất hướng lai chi yên hà.
    Thế gian hành lạc diệc như thử.
    Cổ lai vạn sự đông lưu thuỷ,
    Biệt quân khứ hề hà thì hoàn ?
    Thả phóng bạch lộc thanh nhai gian.
    Tu hành tức kỵ phỏng danh sơn.
    An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý,
    Sử ngã bất đắc khai tâm nhan!

    Dịch nghĩa

    Mơ đi chơi núi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt

    Khách đi biển kháo nhau về Doanh Châu,
    Khói sóng mù mịt, tin rằng khó tìm được.
    Nay người Việt nói về núi Thiên Mụ,
    Mây ráng khi tỏ khi mờ cũng có thể nhìn thấy.
    Thiên Mụ liền trời mà vươn chắn ngang trời,
    Có cái thế vượt Ngũ Nhạc, ép cả Xích Thành.
    Núi Thiên Thai cao bốn vạn tám nghìn trượng,
    Trước nó cũng bị áp đảo mà nghiêng về đông nam.
    Ta muốn nhân đó mơ về Ngô Việt,
    Một đêm bay qua vầng trăng hồ Kính.
    Trăng hồ soi bóng ta,
    Đưa ta đến Diễm Khê.
    Ở đấy nay vẫn còn nhà của Tạ Linh Vận,
    Nước biếc rập rờn, vượn kêu lanh lảnh.
    Chân mang giày Tạ công,
    Mình đi lên thang mây xanh.
    Đến lưng chừng vách núi thấy mặt trời ngoài biển,
    Nghe gà trời gáy vang không trung.
    Nghìn núi muôn khe, khó xác định đường đi,
    Say mê ngắm hoa đứng tựa núi đá, bỗng trời sập tối.
    Gấu thét rồng gào vang dội núi đá, suối khe,
    Rừng sâu chấn động, núi thẳm kinh hoàng.
    Mây xanh xanh chừng sắp mưa,
    Nước mờ mờ như bốc khói.
    Chớp giật sấm vang,
    Núi tan gò lở.
    Động trời cửa đá
    Rầm rầm mở ra ở giữa.
    Xanh mờ thăm thẳm không thấy đáy,
    Mặt trời mặt trăng lấp lánh soi lầu vàng gác bạc.
    Cầu vồng làm áo, gió làm ngựa,
    Thần mây bời bời bay xuống.
    Cọp gảy đàn, loan kéo xe,
    Người tiên đông như cỏ gai.
    Bỗng hồn kinh phách động,
    Tỉnh dậy sợ hãi mà than dài…
    Chỉ thấy chăn gối lúc đó,
    Khói ráng vừa qua biến mất.
    Những cuộc vui trên đời cũng như vậy thôi !
    Mọi việc xưa nay trôi qua như nước chảy về đông.
    Giã từ anh ra đi, biết bao giờ trở lại ?
    Hãy thả con hươu trắng nơi ghềnh núi xanh.
    Hễ cần thì cỡi ngay ngựa, thăm núi nổi tiếng,
    Chứ sao lại cúi mày khom lưng thờ bọn quyền quý,Khiến ta không sao mở lòng mở mặt !


    Dịch thơ

    Khương Hữu Dụng
    Khách biển đồn Doanh Châu,
    Khói sóng mịt mù tìm được đâu!
    Người Việt nói Thiên Mụ,
    Mây ráng tỏ mờ nay thấy đó.
    Thiên Mụ liền trời chân trời xanh,
    Thế lay Ngũ Nhạc, đổ Xích Thành.
    Thiên Thai một vạn tám nghìn trượng,
    Đứng trước Thiên Mụ cũng nghiêng mình.
    Ta muốn nhân đây mộng Ngô Việt,
    Một đêm nương trăng Kinh Hồ vượt.
    Trăng hồ rọi bóng ta,
    Đưa ta đến Diễm Khê.
    Tạ công chốn cũ nay còn đó,
    Trong veo tiếng vượn, nước xanh lè.
    Xỏ chân dép họ Tạ,
    Cất mình thay mây đi.
    Vừng đông, nửa vách thấy,
    Gà trời, giữa lừng nghe.
    Núi ngàn ngoắt ngoéo đường lắm hướng,
    Mê hoa tựa đá bỗng tối om.
    Beo gầm rồng kêu núi khe dồn,
    Run rừng sâu hề rợn từng non.
    Mây xanh xanh hề mừa chớm,
    Nước mờ mờ hề khói un.
    Sét đánh chớp lòa,
    Gò nhào cồn tan.
    Động trời cửa đá,
    Ầm ầm mở toang.
    Xanh mờ thăm thẳm chẳng thấy đáy,
    Ánh trời ánh trăng ngấn bạc vàng.
    Mặc áo ráng hề cưỡi ngựa gió,


    Dịch thơ

    Khách hải hồ kể mãi xứ Doanh Châu.
    Cõi huyền thoại nơi chân trời giáp biển.
    Chuyện thần tiên văn hiến Việt ngàn xưa.
    Nơi ấy.
    Lồng lộng trên cao
    Thiên Mụ chắn ngang trời.
    Giữa huyền không bời bời.
    Ngũ nhạc còn bé, Xích thành nhỏ nhoi.
    Núi Thiên Thai hùng vĩ xuyên mây.
    Trước Thiên Mụ cũng ngả nghiêng chao đảo.
    Ta ôm mộng sống trong huyền thoại Việt.
    Mơ vượt sóng trào hồ Động Đình đất Kính.
    Xuyên Ngô Việt trong trăng thanh lung linh.
    Về Diễm Khê thanh bình.
    Theo bóng trăng đến lều tranh Tạ Linh Vân.
    Nơi nước biếc soi áng mây thơ thẩn.
    Hạc kêu, vượn hót
    Gió giục mây vần.
    Mượn hài thần Tạ công, ta nhẹ bước thanh vân.
    Lưng chừng núi chợt thấy mặt trời lồng lộng.
    Mão Nhật kê tinh gáy gọi hừng Đông
    Đường đi mênh mông.
    Mây buông ráng hồng.
    Chợt trời sập tối.
    Sầm sập mây trôi.
    Nghe Kỳ lân gào thét.
    Tiếng Rồng gầm vang khe.
    Gió giật chớp loè.
    Núi tan, non lở.
    Chợt vỡ toang cửa trời rộng mở.
    Thăm thẳm huyền vi.
    Chói loà trời trăng soi lầu vàng, gác bạc.
    Thiên thần lừng lững bay.
    Giáp trụ hiên ngang, lấp lánh bẩy sắc cầu vồng.
    Cưỡi thần mã phi nhanh như gió.

    Cõi trời huyền thoại Việt.
    Toàn người đẹp nghiêng thành.
    Ảo huyền như trăng thanh.
    Dáng tiên thanh tú .
    Đông như cỏ manh.
    Nghe hổ chơi đàn.
    Hồn Bá Nha chứa chan.
    Chợt nhìn phượng múa.
    Vũ khúc Nghê Thường mê man…

    Giật mình tỉnh giấc mơ vàng.
    Mang mang như khói hương tàn trôi đi.
    Ngàn thu qua có nhắc gì?
    Mơ xưa xứ Việt ngang mi dâng sầu.
    Đất trời nhắc cuộc bể dâu.
    Nào mơ danh tướng công hầu mà chi.
    Ngày tận thế của Trái đất :p

    Chúng ta biết rằng, vũ trụ là một mớ hỗn độn cùng rất nhiều hành tinh, tiểu hành tinh lang thang vô định, không theo một quỹ đạo cụ thể.

    Điều này có nghĩa, chúng có thể "lạc lối" đâm sầm vào Trái đất của chúng ta bất cứ lúc nào mà không báo trước. Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, Trái đất đã "tiếp" 556 tiểu hành tinh nhỏ từ năm 1994 đến năm 2013.

    thienthach-58e1a.jpg


    Trong thực tế, có những tiểu hành tinh đã đâm vào Trái đất và gây ra những trận đại hồng thủy lớn trong quá khứ hay thiên thạch có đường kính 50m, nặng 300.000 tấn lao vào Trái đất với tốc độ kinh hoàng khoảng 12,8km/s khoảng 50.000 năm trước đã tạo ra hố thiên thạch Barringe.

    Bạn có bao giờ tự hỏi, nếu một ngày nào đó, một hành tinh khổng lồ bỗng nhiên đâm sầm vào Trái đất thì số phận của chúng ta sẽ như thế nào chưa?

    thienthach2-58e1a.jpg


    Theo mô phỏng, một tiểu hành tinh có đường kính 500km sẽ "hạ cánh" xuống biển Thái Bình Dương, tạo ra những trận sóng thần khổng lồ cao tới cả chục mét sẽ cuốn phăng tất cả mọi thứ ở bờ biển và các vùng lân cận.

    Ngay lập tức, bề mặt Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các cơn bão lửa sẽ hình thành và bao quanh Trái đất. Cùng với đó, lượng bụi mà mảnh vụn bay trong không khí sẽ cản trở ánh sáng Mặt trời chiếu xuống, hầu hết các sinh vật sống trên Trái đất sẽ diệt vong.
    Tại sao con người nhìn màu Xanh Đen hóa ra màu Vàng Trắng:p

    Các nhà khoa học không chỉ khẳng định chiếc váy gây tranh cãi vốn có màu xanh đen mà còn lý giải tại sao não con người bị lừa dễ dàng như vậy.


    11040822_10203467486558187_1254600245_n-85154.jpg

    Các đốm sáng biểu thị cho lượng thông tin trên mạng xã hội và Internet bàn luận về hiện tượng chiếc váy Xanh đen - Vàng trắng này trên toàn cầu. (Tính vào thời điểm 14:40 giờ Việt Nam ngày 27/2/2015)

    Và mới đây, ngay cả các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới cũng đã tham gia cuộc tranh luận ấy. Kết luận mới nhất được đưa ra đã khẳng định: Chiếc váy kia thực sự có màu xanh đen.

    20150227kpchiecvay03-eb56a.jpg

    Chiếc váy này có màu xanh đen nhé!
    Vậy những người nhìn thấy màu vàng trắng, điều đó lý giải ra sao?


    Theo các chuyên gia, sự khác biệt xuất phát từ cấu tạo khác nhau trong đôi mắt của từng người. Chúng ta đều sở hữu võng mạc với hàng triệu tế bào hình que và hình nón khác nhau. Trong đó, 3 loại tế bào nón chịu trách nhiệm phân biệt các màu sắc tươi sáng còn tế bào que đảm nhận việc phân biệt các sắc thái màu tối như đen và xám.

    20150227kpchiecvay02-d3922.jpg

    Cấu tạo bên trong đôi mắt con người
    Khi ánh sáng chiếu từ vật tới mắt, các tế bào trên gửi thông tin tới não bộ. Tại đây, hệ thần kinh sẽ “pha trộn” tín hiệu để ra được màu sắc cuối cùng ta nhìn thấy.

    Tranh cãi nói trên xuất phát từ chính quá trình này. Theo giáo sư Cedar Riener, lượng ánh sáng mắt mỗi người nhận được là khác nhau. Hơn nữa, trong chúng ta có người nhạy cảm với ánh sáng xanh nên chỉ nhìn thấy váy có màu xanh đen. Ngược lại, cá nhân ít cảm nhận được sắc xanh này sẽ chỉ thấy váy màu vàng trắng.

    ava-f5d14.jpg

    Con người chỉ nhìn được những màu mà con người mong muốn
    Mặt khác, cách pha trộn màu trong não cũng là nhân tố gây nên sự nhầm lẫn màu sắc khi nhìn nhận. Chiếc váy gây tranh cãi có màu sắc phức tạp, không phải trộn giữa ba màu đỏ, xanh nước biển và xanh lá thuần chất. Vì vậy, não bộ gặp rất nhiều khó khăn khi định hình màu sắc thật của chúng. Điều này dẫn tới việc mỗi người nhìn thấy váy một màu khác nhau.

    Thậm chí, ngay cả giữa những người cùng nhìn thấy màu xanh đen hay vàng trắng thì cường độ màu cảm nhận cũng không giống nhau. Nói cách khác, có thể một người nhìn thấy váy xanh rất đậm nhưng bạn của họ lại thấy màu sáng hơn rất nhiều.

    Để minh chứng cho điều này, giáo sư Andrew Stockman thuộc ĐH College London đã tái tạo một mô hình phỏng theo hiệu ứng chiếc váy gây tranh cãi.

    20150227kpchiecvay01-5de5f.jpg


    Theo đó, bức ảnh trên là một bảng nền xanh với các thanh chuyển màu từ vàng sang nâu. Bạn có thể dễ dàng phát hiện điều này khi kéo hình từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, nếu tập trung ánh mắt vào một vùng bất kỳ trong vòng 10 giây, bạn sẽ thấy toàn bộ các thanh màu xung quanh có màu giống hệt như vậy.

    Theo Andrew, sở dĩ có hiện tượng này là vì hệ thống thị giác con người thích “cầm đèn chạy trước ô tô”. Khi nhìn lâu vào một vùng màu nhất định, não sẽ kết luận các vùng xung quanh cũng có màu như vậy.

    Đó cũng là lý do vì sao tấm ảnh chiếc váy với sọc xanh đen có thể dễ dàng đánh lừa được bộ não của bạn.
    Lí thuyết du hành thời gian tránh được nghịch lí ông cháu :p



    Khả năng đi ngược dòng thời gian trở về quá khứ để giết chết tổ tiên nhà bạn, ngăn không cho bạn ra đời nữa, là một vấn đề nghiêm trọng đối với bài toán du hành thời gian. Đấy là chưa nói tới các chi tiết kĩ thuật phức tạp của việc xây dựng một cỗ máy thời gian. Nhưng các nhà vật lí tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Mĩ vừa đề xuất một lí thuyết mới có thể tránh được nghịch lí ông cháu, bằng cách sử dụng sự viễn tải lượng tử và “hậu chọn lọc” những cái mà một nhà du hành thời gian có thể làm và không thể làm.



    pctctimetrav.jpg

    Sơ đồ thể hiện CTC qua sự viễn tải thông thường (a) và viễn tải hậu chọn lọc (b). Ảnh: Seth Lloyd.

    Mô hình du hành thời gian vừa nó do Seth Lloyd đề xuất có đăng tại website arXiv.org, phát sinh từ nghiên cứu của họ về cơ học lượng tử của các đường cong kiểu thời gian khép kín (CTC) và tìm kiếm một lí thuyết hấp dẫn. Nói một cách đơn giản thì CTC là một đường của không thời gian quay trở lại điểm xuất phát của nó. Sự tồn tại của các CTC được thuyết tương đối rộng Einstein cho phép, mặc dù Gödel mới là người đầu tiên phát hiện ra chúng. Như với nhiều ngụ ý khác của lí thuyết của mình, Einstein có phần lúng túng trước các CTC.

    Trong bài báo mới, các nhà khoa học khảo sát một phiên bản đặc biệt của CTC dựa trên sự kết hợp viễn tải lượng tử với sự hậu chọn lọc, thu được một lí thuyết CTC hậu chọn lọc (P-CTC). Trong sự viễn tải lượng tử, các trạng thái lượng tử bị vướng víu sao cho một trạng thái có thể truyền đến trạng thái kia ở một địa điểm khác. Sau đó, các nhà khoa học đã áp dụng khái niệm hậu chọn lọc, nghĩa là khả năng thực hiện một phép điện toán tự động chỉ chấp nhận những kết quả nhất định và bỏ qua những kết quả khác. Như vậy, sự hậu chọn lọc có thể đảm bảo rằng chỉ một loại trạng thái nhất định có thể được viễn tải. Các trạng thái “đủ chuẩn” để viễn tải là những trạng thái đã được hậu chọn lọc để là “trước sau như một” trước khi truyền đi. Chỉ sau khi được nhận dạng và phê chuẩn thì trạng thái đó mới có thể được viễn tải, nghĩa là trạng thái đó đang truyền ngược thời gian. Dưới những điều kiện này, du hành thời gian chỉ có thể xảy ra theo một kiểu kiên định, phi nghịch lí.

    Các nhà nghiên cứu cho biết cơ chế của P-CTC cho thấy sự du hành thời gian lượng tử như vậy có thể xem là một dạng chui hầm lượng tử ngược dòng thời gian, nó có thể xảy ra ngay cả khi không có một hành trình cổ điển từ tương lai dẫn đến quá khứ. Vì lí thuyết P-CTC xây dựng trên sự hậu chọn lọc, nên nó mang lại những giải pháp kiên định cho những nghịch lí như vậy: bất cứ điều gì xảy ra trong một P-CTC cũng có thể xảy ra trong cơ học lượng tử thông thường với một xác suất nào đó.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng việc ngăn chặn các sự kiện nghịch lí sẽ làm cho các sự kiện không khả năng xảy ra thường xuyên hơn. Những hiệu ứng kì lạ và phản trực giác này phát sinh do bản chất phi tuyến của các P-CTC. Giống như người anh hùng trong phim ảnh luôn vận động để thoát khỏi cái chết dường như ngay trước mắt, người ông trong nghịch lí ông cháu sẽ luôn vận động để sống sót trước sự hung hăng của đứa cháu bất hiếu kia. Một chút thăng giáng lượng tử sẽ đẩy lùi viên đạn của tay sát thủ hậu duệ đó.

    Ngoài việc ngăn chặn nghịch lí ông cháu, lí thuyết P-CTC còn có ưu điểm là nó không đòi hỏi các biến dạng của không thời gian mà các lí thuyết du hành thời gian truyền thống xây dựng trên đó. Những sự biến dạng không thời gian này chỉ tồn tại trong các môi trường cực độ thí dụ như bên trong các lỗ đen, làm cho những lí thuyết này hầu như không thể nào hiện thực hóa được.

    Mặc dù các phép điện toán hậu chọn lọc là phi tuyến và cho đến nay vẫn tỏ ra là không thể, nhưng một số nghiên cứu đã chứng tỏ rằng cơ học lượng tử có thể là phi thuyến và cho phép các phép điện toán hậu chọn lọc, có khả năng làm cho sự điện toán lượng tử là một kĩ thuật rất mạnh. Một máy vi tính như vậy có thể giải quyết hiệu quả hơn nhiều trước một bài toán phức tạp chứa rất nhiều biến bằng cách chạy hết mọi kết hợp có thể có của các biến và hậu chọn lọc chỉ những kết hợp nào giải được bài toán mà thôi. Chiến lược này sẽ hoạt động tốt hơn nhiều so với chiến lược cổ điển muốn thử các kết hợp khác nhau cho đến khi tìm ra một kết hợp hoạt động được. Mặt khác, những nghiên cứu khác cho thấy cơ học lượng tử phải là tuyến tính, một phần do những cái dường như không thể mà sự hậu chọn lọc cho phép.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học hi vọng các nghiên cứu trong tương lai sẽ làm sáng tỏ rằng lí thuyết của họ có đúng hay không. Họ giải thích rằng tác dụng của P-CTC có thể kiểm tra bằng cách tiến hành các thí nghiệm viễn tải lượng tử, và bằng cách hậu chọn lọc chỉ những kết quả nào tương ứng với trạng thái ra bị vướng víu như mong muốn.

    P-CTC cũng sẽ có thể cho phép sự du hành thời gian trong không thời gian mà không cần các đường cong kiểu thời gian khép kín theo thuyết tương đối rộng. Nếu tự nhiên bằng cách nào đó cung cấp cơ sở động lực học phi tuyến mang lại bởi phép chiếu trạng thái cuối cùng, thì có khả năng cho các hạt (và, trên nguyên tắc, con người) chui hầm từ tương lai trở về quá khứ.
    Chết hay sống:p

    Vào năm 1927, Erwin Schrödinger đã viết ra một phương trình cho những sóng lượng tử. Nó phù hợp với những thí nghiệm một cách tuyệt vời đồng thời vẽ nên một bức tranh của một thế giới rất khác lạ, trong đó những hạt sơ cấp như electron không phải là vật thể rõ ràng, mà là những đám mây xác suất. Spin của electron giống như một đồng tiền có thể nửa sấp nửa ngữa cho đến khi nó rơi xuống bàn. Không lâu sau đó, các nhà lí thuyết lại lo lắng không yên trước mọi tính chất lạ lượng tử, ví dụ những con mèo vừa sống vừa chết, và những vũ trụ song song trong đó Adolf Hitler là kẻ chiến thắng cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

    Cơ học lượng tử không bị ràng buộc với những bí ẩn triết lí như vậy. Hầu như mọi vật dụng hiện đại – máy vi tính, điện thoại di động, máy chơi game, xe hơi, tủ lạnh, lò vi sóng – đều chứa những con chip nhớ gốc transistor, dụng cụ có sự hoạt động dựa trên cơ học lượng tử của chất bán dẫn. Những công dụng mới cho cơ học lượng tử xuất hiện gần như hàng tuần. Các chấm lượng tử - những miếng nhỏ xíu của một chất bán dẫn – có thể phát ra ánh sáng thuộc mọi màu sắc và được sử dụng để ghi ảnh sinh học, trong đó chúng thay thế cho những chất nhuộm truyền thống, thường là độc hại. Các kĩ sư và nhà vật lí đang cố gắng phát minh ra máy vi tính lượng tử, một dụng cụ có thể thực hiện song song nhiều phép tính khác nhau, giống hệt như con mèo vừa sống vừa chết.

    Laser là một ứng dụng nữa của cơ học lượng tử. Chúng ta sử dụng chúng để đọc thông tin từ những lỗ nhỏ li ti trên đĩa CD, DVD và đĩa Blu-ray. Các nhà thiên văn sử dụng laser để đo khoảng cách từ Trái đất đến mặt trăng. Thậm chí có thể phóng những tên lửa vũ trụ lên từ Trái đất với sức đẩy là một chùm laser mạnh.

    Chương cuối trong câu chuyện này có xuất xứ từ một phương trình giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của sóng. Nó bắt đầu vào năm 1807, khi Joseph Fourier nghĩ ra một phương trình cho dòng nhiệt. Ông đã gửi một bài báo về nói về nó đến Viện hàn lâm Khoa học Pháp nhưng bị từ chối. Vào năm 1812, viện hàn lâm Pháp đưa vấn đề nhiệt thành đề tài của giải thưởng hàng năm của viện. Fourier lại gửi một bài báo dài hơn, có hiệu chỉnh – và đã giật giải.

    Cái hấp dẫn nhất của bài báo giành giải thưởng của Fourier không phải là phương trình, mà là cách ông giải nó. Một bài toán điển hình là tìm xem nhiệt độ dọc theo một thanh mỏng thay đổi như thế nào theo thời gian, cho biết trước đặc điểm nhiệt độ ban đầu. Fourier có thể giải phương trình này một cách nhẹ nhàng nếu như nhiệt độ biến thiên như một sóng hình sin dọc theo chiều dài thanh. Vì thế, ông biểu diễn một đặc trưng phức tạp hơn là sự kết hợp của những đường hình sin với bước sóng khác nhau, giải phương trình cho mỗi đường cong hình sin thành phần, và cộng tất cả những nghiệm này lại với nhau. Fourier khẳng định phương pháp này đúng cho mọi đặc trưng nhiệt độ bất kì, thậm chí đúng cả với trường hợp trong đó nhiệt độ có giá trị nhảy cóc. Tất cả những gì phải làm là cộng gộp một số vô hạn những đóng góp từ những đường cong hình sin với tần số lớn dần.

    Dẫu vậy, bài báo mới của Fourier đã bị chỉ trích là không đủ chặt chẽ, và một lần nữa viện hàn lâm Pháp từ chối đăng tải. Vào năm 1822, Fourier phớt lờ mọi phản đối và cho công bố lí thuyết của ông dưới dạng một quyển sách. Hai năm sau đó, ông tự bổ nhiệm mình làm thư kí của viện hàn lâm, dí mũi của ông vào những kẻ chỉ trích ông, và cho đăng bài báo gốc của ông trong tập san của viện. Tuy nhiên, những người chỉ trích chưa chịu dừng lại. Các nhà toán học bắt đầu nhận ra rằng những chuỗi vô hạn là những thứ nguy hiểm; chúng không luôn luôn hành xử giống như những tổng hữu hạn, đẹp đẽ. Việc giải quyết những vấn đề này hóa ra là hết sức khó khăn, nhưng phán quyết cuối cùng là quan điểm của Fourier có thể được làm cho chặt chẽ bằng cách ngoại suy ra những đặc trưng rất không đều. Kết quả là phép biến đổi Fourier, một phương trình xem một tín hiệu biến thiên theo thời gian là tổng của một chuỗi những đường cong hình sin thành phần và tính ra biên độ và tần số của chúng.



    7ptr1.jpg

    Trường phái Pythagoras đã tính được những cái gì làm cho sợi dây phát ra âm thanh du dương.

    Ngày nay, phép biến đổi Fourier ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo vô số kiểu. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng nó để phân tích tín hiệu dao động tạo ra bởi một trận động đất và để tính ra những tần số mà năng lượng truyền bởi mặt đất chấn động là lớn nhất. Một bước tiến tới xây dựng những công trình chịu được động đất là đảm bảo rằng tần số riêng của công trình khác với tần số của động đất.

    Những ứng dụng khác bao gồm việc loại tạp âm ra khỏi những bản ghi âm cũ, tìm kiếm cấu trúc của ADN bằng ảnh chụp tia X, cải thiện sự thu nhận vô tuyến và ngăn cản những dao động không mong muốn ở xe hơi. Thêm một ứng dụng nữa mà đa số mọi người chúng ta sử dụng thường xuyên mà không để ý, đó là chụp ảnh kĩ thuật số.

    Nếu bạn tính xem cần bao nhiêu thông tin để biểu diễn màu sắc và độ sáng của mỗi pixel trong một bức ảnh kĩ thuật số, bạn sẽ phát hiện ra rằng một chiếc camera kĩ thuật số nhồi nhét vào thẻ nhớ của nó lượng dữ liệu nhiều gấp mười lần cái thẻ nhớ có thể chứa. Camera làm công việc này bằng cách sử dụng sự nén dữ liệu JPEG gồm năm bước nén khác nhau. Một trong số chúng là một phiên bản kĩ thuật số của phép biến đổi Fourier, nó hoạt động với một tín hiệu không thay đổi theo thời gian mà thay đổi từ đầu này qua đầu kia bức ảnh. Cơ sở toán học hầu như là giống hệt. Bốn bước còn lại tiếp tục làm giảm dữ liệu thêm nữa, đến khoảng bằng một phần mười lượng ban đầu.

    Đây mới chỉ là bảy trong nhiều phương trình mà chúng ta bắt gặp hàng ngày, nhưng không nhận ra chúng đang hiện diện ở đấy. Nhưng sự tác động của những phương trình này đối với lịch sử thì sâu sắc hơn nhiều. Một phương trình thật sự mang tính cách mạng có thể có sự tác động đối với sự tồn tại của loài người lớn hơn cả mọi nhà vua và hoàng hậu có mưu đồ choán đầy những quyển sử học của chúng ta.

    Có (hoặc có thể có) một phương trình, trên hết thảy, mà các nhà vật lí và nhà vũ trụ học đặt hết niềm tin yêu vào đấy: một lí thuyết của tất cả thống nhất cơ học lượng tử và thuyết tương đối. Nổi tiếng nhất trong số nhiều ứng cử viên là lí thuyết siêu dây. Nhưng như mọi người chúng ta đều biết, các phương trình của chúng ta cho thế giới vật chất có lẽ chỉ là những phiên bản đơn giản hóa không bắt giữ được cấu trúc sâu sắc của thực tại. Ngay cả nếu tự nhiên có tuân theo những định luật vạn vật, thì chúng có thể không được biểu diễn dưới dạng những phương trình.

    Một số nhà khoa học nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta từ bỏ những phương trình truyền thống để theo đuổi những thuật toán – những công thức khái quát hơn để tính toán mọi thứ, kể cả việc ra quyết định. Nhưng cho đến những ngày ấy, nếu có, sự hiểu biết sâu sắc nhất của chúng ta về các định luật của tự nhiên sẽ tiếp tục có dạng thức những phương trình, và chúng ta sẽ học cách tìm hiểu chúng và thích ứng với chúng. Các phương trình có thành tựu của chúng, Chúng thật sự đã làm biến chuyển thế giới và chúng sẽ lại tiếp tục làm thế giới biến chuyển.

    Nguồn gốc của các phương trình

    Người Babylon và Hi Lạp cổ đại đã biết về những phương trình, mặc dù họ viết chúng bằng lời và bằng hình ảnh. Trong 500 năm qua, các nhà toán học và nhà khoa học đã sử dụng những kí hiệu, và một kí hiệu quan trọng chính là cái dấu bằng nhau. Lạ thay, chúng ta biết ai phát minh ra nó, và tại sao nữa. Chính là Robert Recorde, người vào năm 1557 đã viết ra chuyên luận The Whetstone of Witte: "Để tránh lặp lại một cách nhạt nhẽo những từ này: bằng với, tôi sẽ viết nó dưới dạng một kiểu tôi thường làm: một cặp song song…”

    Định lí và lí thuyết

    Một số phương trình biểu diễn mối liên hệ lôgic giữa những đại lượng toán học, và nhiệm vụ của nhà toán học là chứng minh chúng là đúng. Những phương trình khác cung cấp thông tin về một đại lượng chưa biết; nhiệm vụ ở đây là giải phương trình và tìm biến chưa biết đó. Các phương trình toán học thuần túy thường thuộc loại thứ nhất: chúng cho biết những khuôn mẫu và những quy tắc trong toán học. Định lí Pythagoras, một phương trình biểu diễn theo ngôn ngữ hình học, là một ví dụ. Với những giả thiết hình học cơ bản của Euclid thì định lí Pythagoras là đúng.

    Các phương trình trong toán học ứng dụng và vật lí toán thường thuộc loại thứ hai. Chúng biểu diễn những tính chất của vũ trụ mà, trên nguyên tắc, có thể không như thế. Ví dụ, định luật hấp dẫn Newton cho chúng ta biết cách tính lực hút giữa hai vật thể. Giải phương trình thu được cho chúng ta biết các hành tinh quay xung quanh mặt trời như thế nào hoặc làm thế nào vẽ quỹ đạo cho một tàu thám hiểm vũ trụ. Nhưng định luật Newton không phải là một định lí toán học; định luật hấp dẫn có thể khác đi. Thật vậy, nó đã khác đi: thuyết tương đối tổng quát của Einstein đã nâng cấp lí thuyết của Newton. Và dẫu thế, lí thuyết đó cũng không thể là ngôn từ cuối cùng.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top