C
Tương tác
4

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • BẢN DI CHÚC THIÊNG LIÊNG!



    Bản Di chúc mang giá trị vĩnh hằng của Người
    Ít ai có thể biết rằng, bản Di chúc được viết trong vòng bốn năm, với tổng số 7 trang viết tay và đánh máy. Bác Hồ đã khởi thảo bản di chúc đúng dịp sinh nhật mình, sinh nhật lần thứ 75, bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 hàng năm mà sau này trong cuốn Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ có viết rằng: "Chọn đúng vào một ngày tháng Năm, nhân dịp sinh nhật mình; chọn đúng vào lúc 9h, giờ đẹp nhất của một ngày; chọn đúng vào ngày sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây... để viết về ngày ra đi của mình..." (Trích Hồi ký Bác Hồ viết di chúc - Vũ Kỹ). Tới những năm sau Bác có bổ sung thêm vào Di chúc để có một bản Di chúc hoàn chỉnh như bây giờ mà ta vẫn thường được đọc. Đến tháng 9/1969 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời thì bản Di chúc của Người đã được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản mà Người viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Người viết năm 1968 và năm 1969.

    clip_image004.jpg



    Bác đã rất trăn trở để viết Di chúc
    Đó cũng chính là một trong những minh chứng mà tôi muốn nhắc nhở anh Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) nên "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói", chứ đừng suy nghĩ hàm hồ rồi ăn nói lung tung để người người cười chê anh "đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm". Anh tự hỏi "Tại sao di chúc Bác Hồ như mèo mửa", nhưng thưa anh nếu không có cái mà anh gọi là "mèo mửa" đấy chắc gì đã có anh trên đời này, mà tôi ước gì đừng có anh trên đời này còn hơn, có anh không những làm xấu bộ mặt Việt Nam mà còn làm ô uế truyền thống "con rồng cháu tiên".

    Nếu đọc toàn bộ Di chúc của Bác, ta có thể cảm nhận được rằng Bác đã rất cẩn thận từng câu từng chữ của mình, thể hiện trách nhiệm lớn lao của mình với non sông đất nước, với dân tộc Việt Nam. Bởi trong Di chúc Bác chỉ tập trung phần lớn vào các vấn đề mang tính vận mệnh dân tộc, Tổ quốc và nhân dân "Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!"; còn phần mà gọi là "việc riêng" mà Người nhắc tới thì bất cứ ai đọc cũng thấy rằng "đây đâu phải việc riêng cho Người đâu?" "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân."

    clip_image006.jpg


    Sống, làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    Khi đọc Di chúc mà Người để lại, bất cứ ai cũng nhận thấy rằng Người có một tầm nhìn xa trông rộng, dường như Người lường trước được tương lai, số phận đất nước, dân tộc. Không những thế, trong mỗi lần bổ sung thêm vào Di chúc Người lại càng cho ta thấy những dự kiến của Người về những thăng trầm có thể xảy ra trong từng bước đi của lịch sử, đó chính là tầm vóc của một vĩ nhân, vị anh hùng của dân tộc. Thế mà lòi đâu ra cái anh Chổi vừa cùn vừa nát của Danlambao dám coi thường Di chúc thiêng liêng của Bác và của cả dân tộc Việt Nam, lại còn ba hoa "mơ gặp Bác Hồ". Nói thật, loại người như anh khi nào biết mơ tới điều lớn lao cho đất nước, cho dân tộc thì hãy nghĩ tới chuyện mơ gặp Bác Hồ.

    Và từ khi được công bố đến nay, Di chúc của Người đã, đang và luôn là nguồn cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Giá trị của Di chúc vẫn mãi sống theo lịch sử của thời gian, trong Di chúc không những chứa đựng biết bao tâm huyết, niềm tin lớn lao của Người về dân tộc, đất nước mà còn có ý nghĩa là một công trình lý luận lớn về xây dựng Đảng cầm quyền, một văn kiện lịch sử hào hùng để cho đời đời ghi nhớ và biết ơn. Nhưng tiếc thay lại có những kẻ "đầu to óc bằng quả nho" không thể nhận ra những giá trị vĩnh hằng đó, bởi những đồng tiền thối nát đã lấy mất lương tâm rẻ mạt của họ, để họ bán đứng chính bản thân mình, bán đứng đất nước. Và rồi cuối cùng chúng sẽ chỉ còn cái thân xác không chốn quay về.
    ps: Cóp nhặt từ tiengnoitre.blogspot.com
    Phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên
    Phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên? Vào Ðảng để làm gì? Phải làm gì khi đã trở thành đảng viên? Những câu hỏi đó luôn mang tính thời sự. Trả lời câu hỏi đó chính là chìa khóa để mỗi đoàn viên, thanh niên có niềm tin và động lực phấn đấu trở thành một đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam.
    Ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên, tôi đã rất tích cực tham gia các hoạt động của tổ chức đoàn, hội, đội. Mục đích cao nhất là trở thành một học sinh, sinh viên giỏi, gương mẫu, một công dân tốt. Khi được học tập, nghiên cứu, hiểu biết về Ðảng, tôi mong ước một ngày nào đó mình sẽ vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Ðảng. Ðó là mục tiêu và lý tưởng phấn đấu của bản thân. Mục tiêu đó là động lực lớn để tôi học tập, công tác tốt, sống gương mẫu, hòa đồng và có trách nhiệm.
    Ðiều tôi muốn chia sẻ với các bạn là phấn đấu vào Ðảng phải xuất phát từ động cơ trong sáng, với thanh niên lại càng mang ý nghĩa cống hiến, chứ không phải lợi dụng vào Ðảng để làm "bình phong", "chỗ dựa" tiến thân. Vào Ðảng không phải là để tranh giành quyền lợi, thỏa mãn tham vọng cá nhân. Tuy nhiên người vào Ðảng không phải ai cũng hoàn hảo, không có khiếm khuyết mà quan trọng là xác định được rõ vai trò, trách nhiệm của một người đảng viên để rèn luyện và trưởng thành hơn. Chưa vào Ðảng không có nghĩa là chưa phấn đấu, chưa rèn luyện, chưa cống hiến. Một đoàn viên, thanh niên muốn trở thành đảng viên phải có hai yếu tố cơ bản: Một là, chính bản thân phải thật sự có quyết tâm phấn đấu, có tinh thần giác ngộ cách mạng cao; hai là, tổ chức đảng, đoàn thanh niên phải hướng dẫn đoàn viên, thanh niên xây dựng động cơ phấn đấu vào Ðảng đúng đắn, quan tâm đánh giá đầy đủ sự phấn đấu, cống hiến của quần chúng. Ðảng không kết nạp những quần chúng không phấn đấu, hoặc phấn đấu vì mục đích tư lợi. Ðảng phải chí công vô tư, quan tâm bồi dưỡng và kết nạp những quần chúng ưu tú thật sự chất lượng làm nguồn cung cấp cán bộ tốt cho Ðảng, Nhà nước, và các đoàn thể nhân dân.
    Hiện nay ở nhiều cương vị lãnh đạo, một trong những tiêu chuẩn cần thiết phải là đảng viên, do vậy một bộ phận cá nhân đã lấy việc phấn đấu vào Ðảng vì động cơ được đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo. Mặt khác có những người đứng trong hàng ngũ của Ðảng nhưng không giữ được phẩm chất đảng viên, thoái hóa biến chất, lợi dụng chức quyền tham nhũng và có biểu hiện xa dân. Hiện thực này phần nào làm ảnh hưởng tới tư tưởng và niềm tin của thanh niên với Ðảng. Ðảng cần kiên quyết khai trừ những đảng viên thoái hóa biến chất và cả những người không có ý chí chiến đấu, thiếu năng lực ra khỏi Ðảng. Ðồng thời, các chi ủy, chi bộ cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên, xác định đó là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Tránh một số biểu hiện hạn chế, tiêu cực như: Bỏ qua quần chúng tốt, trung thực, có tinh thần phê bình và tự phê bình cao; xem xét việc kết nạp như một sự "ban ơn", gây bất bình, làm quần chúng xa Ðảng; thiếu định hướng, bồi dưỡng quần chúng phấn đấu, chậm thực hiện các thủ tục xét kết nạp; đưa ra tiêu chuẩn quá cao trong khi đảng viên trong chi bộ chưa gương mẫu... Làm tốt những điều đó sẽ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đối với nhận thức cũng như hành động của đoàn viên, thanh niên. Ðảng trong sạch và vững mạnh sẽ tạo được niềm tin và động cơ phấn đấu đúng đắn cho quần chúng thanh niên. Ðoàn viên, thanh niên có động cơ phấn đấu đúng đắn, Ðảng quan tâm định hướng dẫn đường thanh niên đó là hai mặt biện chứng để mỗi đoàn viên, thanh niên nỗ lực rèn luyện phấn đấu và tự hào khi được đứng trong hàng ngũ của Ðảng.
    Bản thân mỗi đoàn viên, thanh niên trong quá trình phấn đấu trở thành đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam cần có tâm trong sáng: Phấn đấu vào Ðảng là lý tưởng cao cả để được đóng góp, cống hiến nhiều hơn cho tập thể, cho nhân dân và rộng hơn là cho quốc gia, dân tộc. Khi nhận thức đúng đắn ta sẽ có động cơ đúng, có sức mạnh bên trong là động lực hướng dẫn hành động, thôi thúc chúng ta sống, hoạt động với lý tưởng cao đẹp cho Ðảng và cho chính mình. Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, đừng đặt các mục tiêu quá cao xa, Ðảng luôn định hướng chính trị và đồng hành cùng tuổi trẻ. Hãy luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, phấn đấu, rèn luyện, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ đang đảm nhiệm, là một công dân tốt, xung kích trong các hoạt động... bạn sẽ trở thành một đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam có đủ phẩm chất và năng lực.
    Tôiviem
    Tôiviem
    Bạn vẫn luôn giữ được vững niềm tin và sự tin tưởng cho đến lúc này?
    VỤ VIỆC THÍ SINH OLYMPIA: THÔNG MINH CẦN PHẢI CÓ HIỂU BIẾT

    Những ngày qua trên các trang báo điện tử và mạng xã hội đang lan truyền chóng mặt về những phát biểu của những người từng là quán quân, á quân Chương trình “đường lên đỉnh Olympia”, rằng có nên trở về Việt Nam sau khi đã đi du học không. Câu chuyện đang là một trong những chủ đề "hot" bên cạnh những tin tức về cuộc chiến chống IS, hay là thủ lĩnh IS đang cạnh tranh với Tổng thống Nga Putin “Danh hiệu Nhân vật của năm” do Tạp chí Times bình chọn. Dư luận thì có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều chiều, nhiều góc độ nhìn khác nhau, ai cũng có cái lý của riêng mình. Nhưng có lẽ, lý gì thì lý thì cũng nên có một cái nhìn khách quan về vấn đề này. Dù sao, đọc những phát biểu của những tài năng trẻ kia mà vừa thấy buồn cho đất nước mà cũng thấy tội cho bản thân những người kia.
    Tôiviem
    Tôiviem
    Tại sao bạn lại thấy buồn cho đất nước? Phải chăng vì "chảy máu chất xám" sao?
    C
    Cửu Vĩ
    chảy máu chất xám là một điều đáng buồn mà bạn
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top