Xoa dịu đôi mắt đau và ngứa

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Ngứa mắt thường là do dị ứng khiến mắt bị kích thích. Ngứa mắt cũng có thể là do viêm kết mạc, mỏi mắt hoặc mắt bị căng thẳng. Nếu mắt ngứa và đau dữ dội hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mặt khác, nếu mắt chỉ đỏ, ngứa và không nhiễm trùng, bạn có thể xoa dịu triệu chứng bằng nhiều cách khác nhau.

Phương pháp 1: Đối phó với dị ứng

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-1-Version-5.jpg

1. Chườm lạnh

Nếu mắt ngứa và kích ứng, bạn có thể thử chườm lạnh lên mắt. Cách này cũng giúp ích nếu mắt bị sưng và đỏ. Chuẩn bị khăn hoặc miếng vải mềm. Ngâm khăn vào nước lạnh rồi vắt bớt nước. Nhắm mắt lại, ngửa đầu ra sau rồi chườm khăn lên mặt. Lấy khăn ra sau 20 phút. Lặp lại càng nhiều càng tốt để ngăn ngừa ngứa thêm.
Nếu ngửa đầu ra sau quá lâu khiến cổ bị đau, bạn có thể nằm xuống khi chườm mắt.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-2-Version-6.jpg

2. Rửa mắt

Có thể bạn sẽ cần rửa mắt nếu mắt ngứa và bị kích thích. Bước này cũng cần thiết nếu có dị nguyên, ví dụ như bụi, bên trong mắt. Đầu tiên, nghiêng đầu bên cạnh bồn rửa và bật vòi nước ấm. Dần nghiêng người và cúi đầu xuống cạnh nguồn nước chảy ra từ vòi (nước không được chảy quá mạnh). Để nước chảy vào mắt khoảng vài phút hoặc đến khi rửa sạch toàn bộ dị nguyên.
Bạn cũng có thể rửa mắt khi tắm vòi sen nếu cách rửa mặt cạnh bồn rửa quá bất tiện. Chỉ cần đảm bảo nước không quá nóng để tránh gây bỏng mắt.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-3-Version-5.jpg

3. Dùng thuốc nhỏ mắt

Có hai loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn mà bạn có thể sử dụng. Loại thứ nhất là thuốc nhỏ mắt kháng histamine, có tác dụng chống dị ứng để xoa dịu mắt đỏ và ngứa. Loại thứ hai là thuốc nhỏ bôi trơn mắt hay nước mắt nhân tạo. Nước mắt nhân tạo giúp cung cấp thêm độ ẩm cho mắt, rửa trôi dị nguyên để giảm ngứa mắt.
Các nhãn hiệu thuốc nhỏ mắt kháng histamine nổi tiếng gồm có Alaway hoặc Zaditor. Các nhãn hiệu nước mắt nhân tạo gồm có Clear Eyes, Artificial Tears và Visine Tears.
Ngoài ra, bạn có thể lấy đơn thuốc nhỏ mắt kháng histamine từ bác sĩ, ví dụ như Patanol. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng thuốc không kê đơn cũng hiệu quả đối với trường hợp kích ứng mắt mức độ nhẹ và vừa.
Thử cho thuốc nhỏ mắt nhân tạo vào tủ lạnh. Thuốc nhỏ mắt tạo cảm giác lạnh sẽ giúp bạn thấy tốt hơn và xoa dịu cơn ngứa mắt bỏng rát.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-4-Version-5.jpg

4. Tránh dụi mắt

Dụi mắt khi mắt ngứa là hành động tồi tệ nhất. Dụi mắt sẽ chỉ khiến triệu chứng trở nặng hơn. Hành động dụi sẽ tạo áp lực và ma sát lên bề mặt mắt đã bị kích ứng. Không những vậy, dụi còn đưa dị nguyên từ tay vào mắt và khiến cơn ngứa trở nặng.
Tránh chạm vào mắt. Điều này đồng nghĩa với việc không được trang điểm mắt khi mắt đang bị dị ứng.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-5-Version-4.jpg

5. Bảo vệ mắt

Bạn nên đeo kính mát khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi dị nguyên từ môi trường. Bước này tạo thêm lớp bảo vệ cho mắt, ngăn dị nguyên tiếp xúc với mắt.
Bảo vệ mắt ngay cả khi dọn vệ sinh. Nếu biết bụi bẩn và lông thú nuôi là dị nguyên tiềm ẩn, bạn nên đeo kính bảo vệ mắt khi dọn dẹp nhà cửa.
Nếu lông thú nuôi là nguyên nhân gây dị ứng, bạn cần tránh chạm tay vào mắt ngay sau khi vuốt ve thú nuôi.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-6-Version-6.jpg

6. Tháo kính áp tròng

Đeo kính áp tròng khi mắt bị kích ứng chỉ khiến tình trạng nặng thêm. Kính sẽ chà xát vào mắt vốn đã kích ứng. Kính áp tròng còn có thể mang dị nguyên khiến mắt kích ứng nặng hơn. Vì vậy, bạn nên thay kính áp tròng bằng kính mắt bình thường. Cách này cũng giúp đôi mắt được nghỉ ngơi và tăng thêm lớp bảo vệ cho mắt khỏi dị nguyên (nếu có).
Nếu không có kính mắt thông thường, bạn nên dùng kính áp tròng loại dùng một lần. Như vậy có thể ngăn ngừa dị nguyên tích tụ trong mắt kính.
Nhớ rửa tay sạch trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng. Bước này giúp ngăn ngừa lan truyền dị nguyên không cần thiết.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-7-Version-4.jpg

7. Thử dùng thuốc kháng histamine không kê đơn

Dị ứng mắt gây ra chủ yếu bởi dị nguyên tương tự dị ứng mũi, bao gồm bụi, mốc, lông thú nuôi, cỏ và phấn hoa. Vì cùng do một loại dị nguyên nên dùng thuốc kháng histamine không kê đơn có thể giúp xoa dịu triệu chứng dị ứng ở mắt.
Thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ mà bạn có thể uống ban ngày gồm có Loratadine (Claritin), Fexofenadine (Allegra) hoặc Cetirizine (Zyrtec).
Thuốc Benadryl cũng hiệu quả nhưng gây buồn ngủ.

Phương pháp 2 : Đối phó với viêm kết mạc

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-8-Version-5.jpg

1.Nhận biết triệu chứng

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là một nguyên nhân phổ biến khác gây ngứa mắt. Mắt chỉ bị ngứa không phải là do đau mắt đỏ. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa đi kèm với nhiều triệu chứng khác dưới đây thì có thể là bạn đã bị đau mắt đỏ:
Đỏ mắt
Bỏng rát
Chảy dịch từ mắt, có thể là dịch trắng, trong suốt, xám hoặc vàng
Sưng mắt
Chảy nước mắt
Cảm giác cộm trong mắt

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-9-Version-4.jpg

2. Đi khám bác sĩ

Đau mắt đỏ có thể là do vi khuẩn hoặc vi-rút và có khả năng lây nhiễm lên đến 2 tuần. Vì vậy, bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây cho người khác. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên của đau mắt đỏ.
Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt cho bạn và xác định đau mắt đỏ là do vi khuẩn hay vi-rút. Nếu nghi ngờ vấn đề nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể tiến hành thêm các xét nghiệm bổ sung.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-10-Version-4.jpg

3.Uống kháng sinh

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là do vi-rút. Tuy nhiên, nếu xác định là do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp giảm thời gian bệnh từ một tuần đến vài ngày. Tuy nhiên, kháng sinh không hiệu quả trong trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-11-Version-4.jpg.webp

4. Thử áp dụng liệu pháp tại nhà

Vì chưa có thuốc chữa khỏi vi-rút nên hiện nay không có cách điều trị đau mắt đỏ do vi-rút. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút nếu đau mắt đỏ là do một số loại vi-rút nhất định. Trong trường hợp đó và trong mọi trường hợp đau mắt đỏ, bạn có thể thử áp dụng các liệu pháp tại nhà đơn giản để xoa dịu dị ứng mắt như chườm lạnh, tháo kính áp tròng và hạn chế chạm cũng như dụi mắt.

Phương pháp 3: Xoa dịu cơn đau do đôi mắt mệt mỏi

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-12-Version-4.jpg

1. Nhận biết triệu chứng

Một triệu chứng phổ biến khác của đôi mắt ngứa là mắt mệt mỏi. Đôi mắt mệt mỏi có thể thấy ngứa ngáy, đau hoặc luôn trong trạng thái mỏi mệt. Ngoài ra, mắt cũng có thể bị mờ, chảy nước mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng chói.
Đi khám bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng tầm nhìn đôi. Mắt bị căng thẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của vấn đề khác. Nếu tình trạng này dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-13-Version-4.jpg

2. Giảm nguyên nhân gây mỏi mắt

Đôi mắt mệt mỏi thường là do nhìn quá lâu vào một vật, như khi đi trên đường, ngồi trước màn hình máy tính hoặc khi đọc sách. Bạn nên cố gắng giảm thời gian thực hiện các hoạt động này nếu có thể.
Cố đọc sách hoặc làm việc ở nơi ánh sáng mờ cũng có thể gây mỏi mắt. Tăng thêm độ sáng sẽ giúp giảm mỏi mắt.
Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trên máy vi tính hoặc xem tivi thì ánh sáng quá chói lại gây ra vấn đề. Vì vậy, nên điều chỉnh độ sáng sao cho không quá chói.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-14-Version-4.jpg

3. Cho mắt nghỉ ngơi

Để giảm tình trạng đôi mắt mệt mỏi, bạn cần cho mắt nghỉ ngơi. Ví dụ, áp dụng quy tắc 20-20-20. Tức mỗi 20 phút, bạn nên rời mắt khỏi vật đang khiến bạn tập trung trong vòng 20 giây. Vật mà bạn đang nhìn vào phải cách mắt ít nhất 6 mét. Lặp lại quy trình này mỗi 20 phút khi đọc sách, sử dụng máy tính hoặc nhìn vào một vật trong thời gian dài.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-15-Version-4.jpg

4. Thay kính mắt

Đôi khi việc đeo sai kính cũng có thể khiến mắt mệt mỏi. Bạn nên đi khám bác sĩ và trao đổi cụ thể về những triệu chứng đang gặp phải. Bác sĩ có thể giúp bạn cắt kính mới cho phù hợp hơn. Cách này giúp giảm tình trạng mỏi mắt khi sử dụng máy tính hoặc đọc sách.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-16-Version-5.jpg

5. Điều chỉnh môi trường làm việc

Khi làm việc với máy tính, đôi mắt sẽ dễ bị mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh sao cho màn hình máy tính cách mắt 0.6 m. Ngoài ra, màn hình nên nằm thấp dưới tầm mắt hoặc đặt ở nơi mà mắt cần nhìn xuống.
Giữ sạch màn hình máy tính vì bụi bẩn hoặc các vệt bẩn trên màn hình có thể khiến bạn phải căng mắt để nhìn rõ.
Dùng vải mịn và dung dịch vệ sinh kính để lau sạch màn hình. Tắt màn hình máy tính trước khi vệ sinh

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
Ngứa mắt thường là do dị ứng khiến mắt bị kích thích. Ngứa mắt cũng có thể là do viêm kết mạc, mỏi mắt hoặc mắt bị căng thẳng. Nếu mắt ngứa và đau dữ dội hoặc nghi ngờ nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Mặt khác, nếu mắt chỉ đỏ, ngứa và không nhiễm trùng, bạn có thể xoa dịu triệu chứng bằng nhiều cách khác nhau.

Phương pháp 1: Đối phó với dị ứng

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-1-Version-5.jpg

1. Chườm lạnh

Nếu mắt ngứa và kích ứng, bạn có thể thử chườm lạnh lên mắt. Cách này cũng giúp ích nếu mắt bị sưng và đỏ. Chuẩn bị khăn hoặc miếng vải mềm. Ngâm khăn vào nước lạnh rồi vắt bớt nước. Nhắm mắt lại, ngửa đầu ra sau rồi chườm khăn lên mặt. Lấy khăn ra sau 20 phút. Lặp lại càng nhiều càng tốt để ngăn ngừa ngứa thêm.

Nếu ngửa đầu ra sau quá lâu khiến cổ bị đau, bạn có thể nằm xuống khi chườm mắt.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-2-Version-6.jpg

2. Rửa mắt

Có thể bạn sẽ cần rửa mắt nếu mắt ngứa và bị kích thích. Bước này cũng cần thiết nếu có dị nguyên, ví dụ như bụi, bên trong mắt. Đầu tiên, nghiêng đầu bên cạnh bồn rửa và bật vòi nước ấm. Dần nghiêng người và cúi đầu xuống cạnh nguồn nước chảy ra từ vòi (nước không được chảy quá mạnh). Để nước chảy vào mắt khoảng vài phút hoặc đến khi rửa sạch toàn bộ dị nguyên.
Bạn cũng có thể rửa mắt khi tắm vòi sen nếu cách rửa mặt cạnh bồn rửa quá bất tiện. Chỉ cần đảm bảo nước không quá nóng để tránh gây bỏng mắt.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-3-Version-5.jpg

3. Dùng thuốc nhỏ mắt

Có hai loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn mà bạn có thể sử dụng. Loại thứ nhất là thuốc nhỏ mắt kháng histamine, có tác dụng chống dị ứng để xoa dịu mắt đỏ và ngứa. Loại thứ hai là thuốc nhỏ bôi trơn mắt hay nước mắt nhân tạo. Nước mắt nhân tạo giúp cung cấp thêm độ ẩm cho mắt, rửa trôi dị nguyên để giảm ngứa mắt.

Các nhãn hiệu thuốc nhỏ mắt kháng histamine nổi tiếng gồm có Alaway hoặc Zaditor. Các nhãn hiệu nước mắt nhân tạo gồm có Clear Eyes, Artificial Tears và Visine Tears.

Ngoài ra, bạn có thể lấy đơn thuốc nhỏ mắt kháng histamine từ bác sĩ, ví dụ như Patanol. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng thuốc không kê đơn cũng hiệu quả đối với trường hợp kích ứng mắt mức độ nhẹ và vừa.

Thử cho thuốc nhỏ mắt nhân tạo vào tủ lạnh. Thuốc nhỏ mắt tạo cảm giác lạnh sẽ giúp bạn thấy tốt hơn và xoa dịu cơn ngứa mắt bỏng rát.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-4-Version-5.jpg

4. Tránh dụi mắt

Dụi mắt khi mắt ngứa là hành động tồi tệ nhất. Dụi mắt sẽ chỉ khiến triệu chứng trở nặng hơn. Hành động dụi sẽ tạo áp lực và ma sát lên bề mặt mắt đã bị kích ứng. Không những vậy, dụi còn đưa dị nguyên từ tay vào mắt và khiến cơn ngứa trở nặng.

Tránh chạm vào mắt. Điều này đồng nghĩa với việc không được trang điểm mắt khi mắt đang bị dị ứng

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-5-Version-4.jpg


5. Bảo vệ mắt

Bạn nên đeo kính mát khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi dị nguyên từ môi trường. Bước này tạo thêm lớp bảo vệ cho mắt, ngăn dị nguyên tiếp xúc với mắt.

Bảo vệ mắt ngay cả khi dọn vệ sinh. Nếu biết bụi bẩn và lông thú nuôi là dị nguyên tiềm ẩn, bạn nên đeo kính bảo vệ mắt khi dọn dẹp nhà cửa.

Nếu lông thú nuôi là nguyên nhân gây dị ứng, bạn cần tránh chạm tay vào mắt ngay sau khi vuốt ve thú nuôi.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-6-Version-6.jpg

6. Tháo kính áp tròng

Đeo kính áp tròng khi mắt bị kích ứng chỉ khiến tình trạng nặng thêm. Kính sẽ chà xát vào mắt vốn đã kích ứng. Kính áp tròng còn có thể mang dị nguyên khiến mắt kích ứng nặng hơn. Vì vậy, bạn nên thay kính áp tròng bằng kính mắt bình thường. Cách này cũng giúp đôi mắt được nghỉ ngơi và tăng thêm lớp bảo vệ cho mắt khỏi dị nguyên (nếu có).

Nếu không có kính mắt thông thường, bạn nên dùng kính áp tròng loại dùng một lần. Như vậy có thể ngăn ngừa dị nguyên tích tụ trong mắt kính.

Nhớ rửa tay sạch trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng. Bước này giúp ngăn ngừa lan truyền dị nguyên không cần thiết

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-7-Version-4.jpg

7. Thử dùng thuốc kháng histamine không kê đơn

Dị ứng mắt gây ra chủ yếu bởi dị nguyên tương tự dị ứng mũi, bao gồm bụi, mốc, lông thú nuôi, cỏ và phấn hoa. Vì cùng do một loại dị nguyên nên dùng thuốc kháng histamine không kê đơn có thể giúp xoa dịu triệu chứng dị ứng ở mắt.

Thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ mà bạn có thể uống ban ngày gồm có Loratadine (Claritin), Fexofenadine (Allegra) hoặc Cetirizine (Zyrtec).

Thuốc Benadryl cũng hiệu quả nhưng gây buồn ngủ.

Phương pháp 2: Đối phó với viêm kết mạc


aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-8-Version-5.jpg

1. Nhận biết triệu chứng

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là một nguyên nhân phổ biến khác gây ngứa mắt. Mắt chỉ bị ngứa không phải là do đau mắt đỏ. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa đi kèm với nhiều triệu chứng khác dưới đây thì có thể là bạn đã bị đau mắt đỏ:
Đỏ mắt
Bỏng rát
Chảy dịch từ mắt, có thể là dịch trắng, trong suốt, xám hoặc vàng
Sưng mắt
Chảy nước mắt
Cảm giác cộm trong mắt

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-9-Version-4.jpg

2. Đi khám bác sĩ

Đau mắt đỏ có thể là do vi khuẩn hoặc vi-rút và có khả năng lây nhiễm lên đến 2 tuần. Vì vậy, bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây cho người khác. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên của đau mắt đỏ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt cho bạn và xác định đau mắt đỏ là do vi khuẩn hay vi-rút. Nếu nghi ngờ vấn đề nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể tiến hành thêm các xét nghiệm bổ sung.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-10-Version-4.jpg

3. Uống kháng sinh

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là do vi-rút. Tuy nhiên, nếu xác định là do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp giảm thời gian bệnh từ một tuần đến vài ngày. Tuy nhiên, kháng sinh không hiệu quả trong trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-11-Version-4.jpg

4. Thử áp dụng liệu pháp tại nhà

Vì chưa có thuốc chữa khỏi vi-rút nên hiện nay không có cách điều trị đau mắt đỏ do vi-rút. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút nếu đau mắt đỏ là do một số loại vi-rút nhất định. Trong trường hợp đó và trong mọi trường hợp đau mắt đỏ, bạn có thể thử áp dụng các liệu pháp tại nhà đơn giản để xoa dịu dị ứng mắt như chườm lạnh, tháo kính áp tròng và hạn chế chạm cũng như dụi mắt.

Phương pháp 3: Xoa dịu cơn đau do đôi mắt mệt mỏi

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-12-Version-4.jpg

1. Nhận biết triệu chứng

Một triệu chứng phổ biến khác của đôi mắt ngứa là mắt mệt mỏi. Đôi mắt mệt mỏi có thể thấy ngứa ngáy, đau hoặc luôn trong trạng thái mỏi mệt. Ngoài ra, mắt cũng có thể bị mờ, chảy nước mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng chói.

Đi khám bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng tầm nhìn đôi (song thị).Mắt bị căng thẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của vấn đề khác. Nếu tình trạng này dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-13-Version-4.jpg

2. Giảm nguyên nhân gây mỏi mắt

Đôi mắt mệt mỏi thường là do nhìn quá lâu vào một vật, như khi đi trên đường, ngồi trước màn hình máy tính hoặc khi đọc sách. Bạn nên cố gắng giảm thời gian thực hiện các hoạt động này nếu có thể.

Cố đọc sách hoặc làm việc ở nơi ánh sáng mờ cũng có thể gây mỏi mắt. Tăng thêm độ sáng sẽ giúp giảm mỏi mắt.

Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trên máy vi tính hoặc xem tivi thì ánh sáng quá chói lại gây ra vấn đề. Vì vậy, nên điều chỉnh độ sáng sao cho không quá chói.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-14-Version-4.jpg

3. Cho mắt nghỉ ngơi

Để giảm tình trạng đôi mắt mệt mỏi, bạn cần cho mắt nghỉ ngơi. Ví dụ, áp dụng quy tắc 20-20-20. Tức mỗi 20 phút, bạn nên rời mắt khỏi vật đang khiến bạn tập trung trong vòng 20 giây. Vật mà bạn đang nhìn vào phải cách mắt ít nhất 6 mét. Lặp lại quy trình này mỗi 20 phút khi đọc sách, sử dụng máy tính hoặc nhìn vào một vật trong thời gian dài.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-15-Version-4.jpg

4. Thay kính mắt

Đôi khi việc đeo sai kính cũng có thể khiến mắt mệt mỏi. Bạn nên đi khám bác sĩ và trao đổi cụ thể về những triệu chứng đang gặp phải. Bác sĩ có thể giúp bạn cắt kính mới cho phù hợp hơn. Cách này giúp giảm tình trạng mỏi mắt khi sử dụng máy tính hoặc đọc sách.

aid45644-v4-728px-Comfort-a-Sore-and-Itchy-Eye-Step-16-Version-5.jpg


5. Điều chỉnh môi trường làm việc

Khi làm việc với máy tính, đôi mắt sẽ dễ bị mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh sao cho màn hình máy tính cách mắt 0.6 m. Ngoài ra, màn hình nên nằm thấp dưới tầm mắt hoặc đặt ở nơi mà mắt cần nhìn xuống.

Giữ sạch màn hình máy tính vì bụi bẩn hoặc các vệt bẩn trên màn hình có thể khiến bạn phải căng mắt để nhìn rõ.

Dùng vải mịn và dung dịch vệ sinh kính để lau sạch màn hình. Tắt màn hình máy tính trước khi vệ sinh.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top