Xếp hàng là văn hóa và bản sắc dân tộc?

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Đợi khi xếp hàng là điều dường như ai cũng khó chịu nhưng các nhà nghiên cứu cho thấy phản ứng của ta đối với việc này còn tùy thuộc kiểu xếp hàng, mục đích xếp hàng và người xếp hàng là từ nước nào. Brendan Cole tìm hiểu thêm.

xephang1.jpg

Dù là ở sân vận động Wimbledon hay ở ga Waterloo thì người Anh vẫn nổi tiếng về khả năng tạo thành hàng có trật tự. Ngay cả trong đợt bạo động ở London năm 2011 những kẻ chôm đồ tại các tiệm cũng tuân thủ nguyên tắc ‘ai đến trước lĩnh trước’.

“Một trong những ảnh tôi rất thích là ảnh tôi chụp được các kẻ hôi của vào cướp một tiệm hàng trong một đợt bạo loạn ở London.

Khoảng 13 người xếp hàng phía ngoài và từng người vào một và lấy cái gì họ thích, khi ra thì người xếp sau mới vào,” Richard Larson nói, ông là giáo sư Viện Công Nghệ Massachusetts và là chuyên gia thế giới về chủ đề xếp hàng, cũng vì vậy các đồng nghiệp đặt biệt danh ‘tiến sỹ xếp hàng’ cho ông. “Tôi không thể tưởng tượng được, ngoài London, còn có nơi nào khác nữa không kẻ đi cướp văn minh tới mức xếp hàng.”

Ngay cả giữa lúc hỗn loạn của đợt phá rối ở London năm 2011 những kẻ hôi của cũng tuân thủ nguyên tắc ‘đến trước, lĩnh trước’.

xephang2.jpg

Không phải chỉ có Larson nghĩ rằng người Anh là người biết xếp hàng nhất thế giới. Tác giả George Mikes nói rằng “một người Anh, nếu chỉ có một mình, cũng tạo thành hàng một người có trật tự.” Trong tiểu luận “Người Anh” George Orwell viết rằng một người nước ngoài sẽ ngạc nhiên về việc người Anh sẵn lòng xếp hàng.

Trong cuốn Quan Sát Người Anh, tác giả Kate Fox viết rằng người Anh có tiềm thức về sự công bằng khi họ xếp hàng. (Và chắc chắn họ có nhiều trải nghiệm thực tế, trung bình trong đời một người xếp hàng mua hàng là một năm hai tuần một ngày và xếp hàng chỗ giao thông công cộng là một năm ba tháng).

Nhưng bạn có thể phát hiện một người là từ đâu tới dựa vào cách xếp hàng của họ không? Và trên thế giới này vì sao một số hàng xếp nối đuôi có vẻ lâu vô cùng trong khi các hàng xếp khác (thời gian chờ thực tế như nhau) thì lại khá nhanh?

Larson, cũng như nhiều nhà khoa học khác, tin rằng cách xếp hàng thường bộc lộ nguồn gốc của bạn, hay bạn sinh ra ở đâu.

Ông nói ở Mỹ, cách thức xếp hàng là tùy thuộc theo tỉnh. “Ta có thể biết được khá nhiều về văn hoá xã hội của người dân khi quan sát những cư xử rất nhỏ của họ khi xếp hàng. Dân ở các bang Boston, New York và Washington xếp hàng khác nhau,” ông nói. “Ở Washington người dân xếp hàng tại điểm ngẫu nhiên trên hè đường. Họ là công chức nhà nước và biết xe buýt sẽ đỗ chỗ này vào 4 giờ 5’ và họ rất nghiêm túc, ai đến trước lên xe trước. Nhưng ở New York hoặc Boston thì tôi chưa bao giờ thấy như vậy.

xephang3.jpg

Joe Moran, giáo sư khoa học xã hội ở trường đại học John Moores ở Liverpool và là tác giả cuốn sách Xếp hàng cho người tập sự nói rằng nước Anh đã hình thành sự nổi tiếng trong việc xếp hàng trong thời kỳ thiếu thốn những năm 1940.

“ Người Anh có ý muốn khẳng định mình trong việc xếp hàng và cũng là làm tốt bổn phận,” ông nói.

Tuy nhiên các nhà khoa học đồng ý rằng, không tùy thuộc vào tính nết tốt của người xếp hàng, để việc xếp hàng được tốt thì phải có sự công bằng. Chừng nào việc phục vụ là theo trật tự xếp hàng thì sẽ tránh được sự bất bình.

Đó là tinh thần của việc xếp hàng quanh co dẫn đến một dây ngăn hoặc rào ngăn, khi bạn tới đó thì bạn được mời tới quầy phục vụ trống tiếp theo. Việc này không nhanh hơn việc xếp thành nhiều hàng đơn lẻ ở tất cả các quầy. Nhưng nó thể hiện rằng không ai đến sau bạn mà lại được phục vụ trước bạn.

Đó là một trong ba yếu tố chính mà các nhà tâm lý nói là phải được giảm nhẹ để cho người xếp hàng thấy hài lòng hơn. Chúng ta ghét bị buồn chán và cảm thấy sự chờ đợi là lâu hơn thực tế, và trên hết, chúng ta ghét người chen hàng.

xephang4.jpg

Có thể giải quyết sự buồn chán bằng các cách đơn giản. Để khắc phục việc phàn nàn do chậm thang máy ở các nhà cao tầng ở New York vào giữa thế kỷ 20, người ta đã cho lắp gương. Thế là người dân có thể chỉnh sửa mái tóc hoặc kín đáo nhìn những người xung quanh. Không thấy than phiền nữa. Nếu bạn biết dùng thời gian thì việc chờ đợi sẽ cảm thấy ngắn hơn.

Những lúc cuối cùng khi xếp hàng cũng quan trọng. Nghiên cứu của giáo sư Ziv Carmon trường kinh doanh INSEAD và của giáo sư Daniel Kahneman tâm lý học Đại Học Princeton cho thấy nếu sự chờ đợi kết có hậu (thí dụ dịch vụ nhanh hơn về cuối) thì ta đánh giá việc xếp hàng là tốt hơn cho dù ta khổ sở gần hết thời gian đó và thầm rủa người đứng trước.

Điều bắt đầu làm cho sốt ruột vì chờ lâu được gọi trong toán học là quá trình Poisson. (Poisson là nhà toán học xác suất).

“Tại phòng khám bệnh, một số người thì vào và ra nhanh, trong khi một số phải chẩn đoán lâu. Do vậy việc khám lẽ ra khoảng 15 phút lại thành cả tiếng đồng hồ. Điều mấu chốt khiến tạo ra việc phải xếp hàng là do bản tính không định trước được thời gian khám,” Larson nói.

xephang5.jpg

Vào cuối tháng Chín ở London đã có một hàng xếp rồng rắn phía ngoài của hàng Apple ở Regent Street cả vài ngày trước ngày phát hành iPhone 6S mới. Hàng người này trông không giống kiểu xếp hàng của Anh vì người xếp hàng từ khắp thế giới. Tuy nhiên một số có vẻ vui thích chờ đợi.

Đây là hiện tượng xếp hàng không bắt buộc, một thuộc tính của thời hiện đại.

Việc xếp hàng cho việc thường lệ thì buồn chán nhưng xếp hàng trước cửa hàng Apple, hoặc để mua vé xem biểu diễn nhạc rock thì luôn là việc phấn khích, bạn có thể khoe về việc đó.” Larson nói.

Một khía cạnh khác lạ nữa của tâm lý xếp hàng là đôi khi chúng ta bỏ đi khi thấy một hàng xếp dài. Còn không thì ta tham gia.

“Nếu hàng dài thì thường người ta bỏ. Nhưng cũng có một số ít trường hợp là hàng càng dài thì lại càng hấp dẫn người tham gia, đó là khi xảy ra cạn tiền mặt ở Hy Lạp.” Larson nói.

Moran cho rằng việc xếp hàng là biểu hiện mang tính vật chất của một cái gì đáng giá và là một cách để định xuất một nguồn cung.

“Trong Thế chiến Hai khi người dân xếp hàng để mua xăng và thực phẩm, nhiều người sẵn sàng tham gia xếp hàng mà chưa biết để mua gì. Họ quan niệm rằng nếu đã có hàng xếp hẳn là ở cuối hàng có cái gì có giá trị. Đó là một biểu hiện rất tự nhiên của tâm lý đám đông.

“Đó là bản năng bầy đàn và ta nghĩ rằng ta đang để mất cơ hội.”

Theo BBC Future
 
Hiệu chỉnh:
Chỉ cần ai cũng đặt mình ở vị trí người khác thì chuyện này chẳng có gì là khó chịu cả. Mong rằng thế hệ trẻ chúng ta sẽ sớm nhận thức và thay đổi cách nhìn trong con mắt bạn bè trên thế giới.
 
Thấy văn hóa xếp hàng không khó mà sao cứ phải làm cho nó khó lên vậy. Mỗi người một tí là thành hàng ngay lối. Vậy mà bao nhiêu thế kỉ vẫn không sửa được
 
×
Quay lại
Top