Vì sao làm việc đa nhiệm có hại nhiều hơn có lợi?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Làm việc đa nhiệm dường như là một cách thông minh để làm chủ danh sách việc cần làm nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng đó không phải là một ý hay.

Nếu bạn đã từng mở thêm một tab và đặt mua đồ trong một buổi họp trên Zoom, đã từng gấp quần áo trong lúc giúp bọn trẻ làm bài tập về nhà, hay đã từng nghe podcast trong khi tập luyện, thì bạn đã mắc lỗi làm việc đa nhiệm. Tại sao lại là lỗi ư? Không phải điều này quá hiệu quả hay sao? Không hẳn vậy đâu. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã cho thấy việc cố làm hai công việc (hoặc nhiều hơn) cùng một lúc sẽ kém hiệu quả hơn nhiều so với việc tập trung vào chỉ một công việc cùng một lúc. Làm việc đa nhiệm có thể cản trở bộ nhớ làm việc, khiến cho học sinh học hành sa sút hơn ở trường, và thậm chí có khả năng gây ra các vấn đề về bộ nhớ dài hạn.

Làm việc đa nhiệm có thể cản trở bộ nhớ làm việc, và thậm chí có khả năng gây ra các vấn đề về bộ nhớ dài hạn. Ảnh: Lilanakani - Shutterstock

Làm việc đa nhiệm có thể cản trở bộ nhớ làm việc, và thậm chí có khả năng gây ra các vấn đề về bộ nhớ dài hạn. Ảnh: Lilanakani - Shutterstock

Não bộ của bạn trong lúc làm việc đa nhiệm

Khi bạn đảm nhiệm một công việc, một số mạng lưới não bộ xử lý sự chú ý và kiểm soát nhận thức sẽ tham gia vào. Những mạng lưới này gồm mạng lưới kiểm soát đỉnh trán, mạng lưới chú ý vùng lưng, và mạng lưới chú ý vùng bụng. Những nỗ lực để làm việc đa nhiệm có thể tạo ra sự cản trở giữa những mạng lưới này, và điều này có thể dẫn đến việc xử lý bị chậm hơn cũng như dễ mắc lỗi, Kevin Paul Madore giải thích, ông là một nhà thần kinh học tại Đại học Stanford. “Có một cách chúng ta có thể kiểm tra ảnh hưởng của làm việc đa nhiệm lên hành vi và nhu cầu mà nó tác động lên mạng lưới thần kinh có liên quan là bằng cách phân tích ‘chi phí chuyển đổi công việc,’” ông nói.

Chi phí chuyển đổi là sự mất chính xác hay mất tốc độ xảy ra khi bạn chuyển qua lại giữa các công việc. Dù một số chi phí này của làm việc đa nhiệm là khó thấy, nhưng chúng không hẳn là nhỏ. Làm việc đa nhiệm quá nhiều có thể cản trở cả bộ nhớ làm việc và bộ nhớ dài hạn. Nghiên cứu của Madore và các cộng sự nhận thấy rằng làm việc đa nhiệm đa phương tiện nhiều hơn đi kèm với chứng mất tập trung và hay quên. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cái nào là nguyên nhân của cái nào. “Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng làm việc đa nhiệm đa phương tiện mỗi ngày kéo dài có liên quan đến các lỗi sai trong khả năng nắm giữ và sử dụng thông tin trong não bộ (bộ nhớ làm việc) và khả năng trích xuất thông tin (bộ nhớ dài hạn) của chúng ta,” Madore nói, nhưng ông cũng nói thêm rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác định hướng của quan hệ nhân quả.

Cho đến nay, dù bạn có kém hiệu quả vì làm việc đa nhiệm hay bạn làm việc đa nhiệm vì kém hiệu quả (tại sao cái dach sách việc cần làm lại dài đến vậy?), thì làm việc đa nhiệm vẫn không thực sự giải quyết được gì.

Hào quang của làm việc đa nhiệm

Có vẻ như một số loại công việc đa nhiệm lại dễ làm được hơn những công việc đa nhiệm khác. Hẳn rồi, việc nhắn tin trong lúc lái xe là bất khả thi, nhưng chắc chắn việc gấp quần áo trong lúc giúp bọn trẻ làm bài tập về nhà thì lại dễ. Nhưng không đâu, nó cũng không hiệu quả. Bạn sẽ không phải mạo hiểm tính mạng hay tứ chi – của bạn hay của bất kỳ ai – khi bạn kết hợp việc giặt giũ và việc học ở trường, nhưng bạn sẽ vẫn không thể làm được tốt nhất công việc nào khi bạn tìm cách làm cả hai cùng một lúc. “Khi bạn có những nguồn chú ý đang cạnh tranh, hiệu quả công việc của bạn thường sẽ bị suy giảm,” Madore nói. “Bạn có thể gấp quần áo chậm hơn hoặc có thể sẽ làm rơi vài món đồ trên sàn khi bạn đang giúp con làm bài tập so với việc chỉ ngồi gấp quần áo.”

Làm rơi vài chiếc tất không phải là chuyện lớn, và chắc hẳn cái giá đó đáng để có một vài khoảng khắc ở cùng với lũ trẻ (dù việc ở cùng lũ trẻ trong khi không dành cho chúng sự chú ý đầy đủ có thể sẽ có cái giá riêng của nó). Mặt khác, một số hậu quả của việc cố làm hai công việc cùng lúc, ngay cả khi những việc đó dường như đơn giản, có thể là rất khủng khiếp – như việc bị tai nạn xe chẳng hạn. Thậm chí việc ăn một cái bánh sandwich hay nghịch đầu đĩa CD trong lúc lái xe cũng có thể làm gia tăng nguy cơ gây tai nạn.

Tuy nhiên vẫn có một tình huống mà làm việc đa nhiệm có thể trở thành một người bạn. Một số nghiên cứu đã cho thấy việc đi dạo trong lúc tìm cách giải quyết một vấn đề hóc búa sẽ cải thiện tính sáng tạo và có thể giúp bạn nảy ra những giải pháp tốt hơn. Vì vậy có lẽ khi cố gắng tìm cách vượt qua danh sách công việc cần làm dường như dài đằng đẵng, chúng ta nên quên đi việc cố gắng làm 2 hay 3 công việc đó cùng một lúc và ra ngoài đi dạo một lát. Điều đó có thể sẽ giúp tìm ra giải pháp sáng tạo cho vấn đề chạy nước rút.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Discover Magazine)
 
×
Quay lại
Top