Vay thế chấp

utduong37

Thành viên
Tham gia
14/8/2017
Bài viết
0
Vay tài sản thế chấp là gì: Những kiến thức cơ bản nên nắm trước khi vay
Không giống như những hình thức vay vốn khác, vay tài sản thế chấp là hình thức hiện đang được nhiều người Việt tin tưởng lựa chọn bởi lãi suất thấp vay tien nhanh và có nhiều lợi ích thiết thực. Vậy vay thế chấp là gì? Đặc điểm, hình thức và cách tính lãi suất ra sao? Tất cả sẽ được Vayvonsieutoc chia sẻ cụ thể trong bài viết này. Hãy cùng tham khảo ngay nếu bạn đang có ý định vay thế chấp nhé.

Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp là hình thức vay vốn dùng tài sản để đảm bảo. Theo đó, bên cho vay sẽ giữ giấy tờ liên quan về quyền sở hữu tài sản của bên vay nhưng tài sản vẫn còn. Sau khi trả hết nợ giấy tờ này sẽ được hoàn trả lại cho chủ sở hữu.

Những điểm nổi bật của hình thức vay thế chấp
  • Quyền sở hữu tài sản vẫn được giữ nguyên: Tức là người đi vay vốn vẫn nắm quyền sở hữu tài sản. Đơn vị cho vay chỉ giữ giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản mà thôi.
  • Tài sản mang đi đảm bảo để vay vốn khá đa dạng: Tài sản mà người đi vay mang đi đảm bảo khá đa dạng. Đó có thể là những tài sản có giá trị lớn như: Sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, hàng hoá, máy móc, trang thiết bị thiết bị,…
  • Thời gian vay linh hoạt: Tùy vào nhu cầu của người vay vốn mà thời gian vay tài sản thế chấp có thể lên đến 25 năm.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp: Mức lãi suất ưu đãi, tiền lãi phải trả cũng thấp hơn nên nhiều người đang chọn hình thức vay vốn này.
  • Hạn mức lớn: Với vay thế chấp thì hạn mức cho vay có thể lên đến 70 – 100% giá trị tài sản đảm bảo.

Lợi ích khi vay thế chấp
Khi đăng ký vay tài sản thế chấp, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như:

# Hạn mức vay lớn
Như đã chia sẻ bên trên, tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo mang đi vay mà người vay có thể nhận hạn mức lên đến hàng tỷ đồng.

# Lãi suất thấp hơn vay tín chấp
Lãi suất vay thế chấp giảm dần theo thời gian và thời gian vay dài lên đến 25 năm. Điều này giúp người vay dễ dàng hơn trong việc xoay sở cũng như cân đối về tài chính để trả nợ.

vay-the-chap-3.png


# Hình thức trả nợ linh hoạt
Với vay tài sản thế chấp người vay sẽ phải trả lãi hàng tháng/quý/năm. Tiền gốc có thể trả dần hoặc trả một lần.

# Tài sản mang đi thế chấp vẫn còn đó
Tuy đã thế chấp tài sản nhưng người đi vay vẫn có quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó để làm bằng chứng mà thôi.

Cách tính lãi suất khi vay thế chấp
Hiện nay, với vay tài sản thế chấp sẽ áp dụng 3 loại lãi suất bao gồm lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Mỗi loại lãi suất này sẽ có những công thức tính riêng.

# Cách tính lãi suất cố định
Lãi suất cố định là loại lãi suất vay thế chấp không đổi trong suốt thời hạn vay. Mỗi tháng người đi vay vốn sẽ trả số tiền lãi như nhau.

Công thức tính lãi suất cố định sẽ là:

Tiền lãi hàng tháng = số tiền vay thế chấp x lãi suất cố định(%/năm)/12

# Cách tính lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất thay đổi tùy theo quy định và chính sách của đơn vị cho vay và giai đoạn vay. Thường thì lãi suất này sẽ được điều chỉnh định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần.

Công thức tính sẽ là:

Lãi suất thả nổi = lãi suất cơ sở + biên độ lãi suất

Tiền lãi hàng tháng = số tiền vay thế chấp x lãi suất thả nổi(%/tháng)


Tóm lại, so với lãi suất cố định, thì vay vốn thế chấp với lãi suất thả nổi có nhiều biến động và dễ khiến người vay gặp nhiều rủi ro.

# Cách tính lãi suất hỗn hợp
Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất vay thế chấp tài sản bao gồm cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Lãi suất này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay.

Thông thường, các ngân hàng/ tổ chức tín dụng sẽ áp dụng lãi suất cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng tùy gói vay. Sau đó, sẽ là thời gian áp dụng lãi suất thả nổi.

Hồ sơ vay tài sản thế chấp gồm những gì?
Để hoàn tất hồ sơ vay thế chấp người đi vay cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị vay vốn và phương án trả nợ theo mẫu của ngân hàng cho vay;
  • Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/hộ chiếu, sổ hộ khẩu/KT3;
  • Giấy tờ liên quan đến mục đích vay vốn: Chiến lược kinh doanh, hợp đồng mua nhà,…;
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy xác nhận quyền sở hữu của các tài sản khác,…;
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bản kê khai lương có xác nhận của cơ quan, giấy tờ chứng minh các nguồn thu nhập khác như: Kinh doanh, buôn bán,….
Bên trên là chia sẻ của chúng tôi về những kiến thức liên quan đến hình thức vay tài sản thế chấp. Nếu có ý định vay vốn thì bạn không nên bỏ qua những chia sẻ hữu ích này!
 
×
Quay lại
Top