Văn Văn mẫu 12

Đề 20. “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.(Trích Thư của Tổng thống Mĩ A.Lin-côn (1809 - 1865) gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình – SGK Ngữ văn 10, tập 2 – NXBGD – trang 135)
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

I. MB
Bộ GD&ĐT đã phát động ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cho đến nay đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp: bệnh thành tích trong ngành đã được khắc phục theo hướng tích cực, những tiêu cực trong thi cử cũng được ngăn chặn tối đa. Trong hoàn cảnh đó, mong muốn của Tổng thống Mĩ A.Lin-côn đối với thầy hiệu trưởng của con trai mình là một mong muốn chính đáng, có tác dụng rất lớn đối với các nhà giáo và mọi thế hệ học sinh: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

II. TB
1. Giải thich:
- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực cũn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.
+ Chấp nhận thi rớt – thi trượt: tức là kết quả không đạt. Người học sinh đó cần thẳng thắn nhìn vào năng lực học tập của chính mình khi không đáp ứng yêu cầu của bài thi. Đó là một điều vinh dự hơn là thi đỗ nhưng là do gian lận trong quá trình thi: quay cóp, nhìn bài của bạn... đó lại là một điều đáng xấu hổ.
+ Hãy biết chấp nhận thất bại, nhìn nhận thất bại là một cơ hội tốt để vượt qua và thành công ở lần thi sau. Hãy sống trung thực với mọi người và với chính bản thân mình.

2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

- Trong khi thi:
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.
- Trong cuộc sống:
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm
chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quí.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội

3. Bài học nhận thức và hành động.

- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

III. KB

- Khẳng định mong muốn trên của tổng thống Mĩ cũng như của các bậc phụ huynh là hoàn toàn đúng đắn. Các thầy cô phải giáo dục học sinh của mình biết sống trung thực, chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Và phải có đức tính trung thực ấy trong cuộc sống.
- Bài học bản thân.
 
Hiệu chỉnh:
Đề 21:Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình” (Trích Thư của Tổng thống Mĩ A.Lin-côn (1809 - 1865) gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình – SGK Ngữ văn 10, tập 2 – NXBGD – trang 135)
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 từ để bày tỏ những suy nghĩ của mình về mong muốn trên?

I. MB
Thành quả lao động của cơ bắp và trí tuệ là những sản phẩm vật chất và tinh thần mà con người làm ra. Những sản phẩm ấy đều có giá thành nhất định của nó. Nhưng trái tim và tâm hồn con người thì chỉ có một. Vì thế, cho dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa cũng không thể mua bán được khi chủ sở hữu của trái tim và tâm hồn không bán. Với mục đích ấy tổng thống Mĩ A.lin-côn muốn thầy hiệu trưởng hãy dạy con trai mình một điều rất hệ trọng: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”. Đây là mong muốn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như tài năng của con người.

II. TB
1. Giải thích.
Xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”

- Sản phẩm hàng hoá của cơ bắp và trí tuệ thì bao giờ cũng có thể định được giá tiền. Đó là thành quả lao động của con người mà ta có thể đem bán cho người có nhu cầu mua.

- Nhưng trái tim và tâm hồn của con người là duy nhất không thay thế được, chính vì thế không thể bán cho người khác được cho dù với giá cao đến thế nào, và không cho phép người khác ra giá để mua.

Vậy chúng ta hoàn toàn có quyền bán những sản phẩm do bàn tay và khối óc – cơ bắp và trí tuệ – của mình cho người khác với giá cả thoả thuận. Nhưng không bao giờ được bán trái tim và tâm hồn mình cho dù giá cao đến bao nhiêu đi chăng nữa.

- Trách nhiệm của người thầy là phải dạy cho học trò biết điều đó.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
- Công sức bằng cơ bắp kết hợp với trí tuệ của con người bỏ ra để lao động sẽ tạo ra những thành quả là vật chất hay tinh thần. Mọi người đều có thể làm ra được những sản phẩm đó. Cho dù đó là những công trình nghiên cứu khoa học, những phát minh, những chế tạo khoa học, nghệ thuật,... nhưng nếu cần vẫn có thể bán với giá cả phù hợp.

- Nhưng trái tim và tâm hồn con người thì chỉ có một do cha mẹ ta ban tặng, nó chính là cuộc sống của ta, vì thế nếu ta bán nó đi hoặc đánh mất nó thì ta không còn là chính mình nữa.

- Bằng tâm hồn và trái tim của mình thì ta mới có tự do, có những quyền của con người nhưng nếu ta bán trái tim và tâm hồn mình cho kẻ khác có nghĩa là ta đã là nô lệ của họ, tất cả cuộc sống của ta sẽ bị thuộc về người khác.

- Nhưng trong xã hội ngày nay, nhiều người - đặc biệt là lớp trẻ- vì cái lợi trước mắt mà bán cả trái tim và tâm hồn mình cho người khác, sẵn sàng làm “nô lệ” cho kẻ khác để chạy theo một nhu cầu bất chính nào đó,...

III. KB
-Khẳng định ý nghĩa, giá trị, tác động của câu nói trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
-Bài học bản thân.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Đề 22: Giải thích và làm sáng tỏ câu ngạn ngữ sau:
“Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào”

I. MB
Tình bạn là một trong những tình cảm rất quan trọng và cao quý của con người. Tình bạn phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc là sự chân thành, không vụ lợi và luôn tôn trọng nhau. Chúng ta thường khuyên bảo nhau hãy “chọn bạn mà chơi”. Tại sao phải chọn bạn mà chơi? Chơi với ai mà chẳng được! Không! Bạn là một thước đo của ta. Nếu ta chơi với người tốt theo đúng tinh thần ý nghĩa và tầm quan trọng của bạn thì ta sẽ phải chọn bạn để giao kết. Vì thế ngạn ngữ có câu: “Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào”.
II. TB
1. Giải thích
- ý nghĩa chung của câu ngạn ngữ: “Hãy nói về bạn anh đi, tôi sẽ nói anh là người thế nào” là gì? Có thể hiểu là: Người ta sẽ đánh giá đực một người nào đó khi nghe anh ta nói về bạn mình.
- Tại sao có thể biết đó là người như thế nào khi nghe anh ta nói về bạn của mình? Vì đã là bạn thì phải hiểu nhau và có chung những sở thích, có cùng quan điểm, quan niệm về nhiều vấn đề trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội,... Do đó bạn anh là người như thế nào thì anh cũng sẽ là hình ảnh gần như thế. Qua cách nói và thái độ của người nói về bạn mình sẽ biết người ấy có tôn trọng và yêu quý bạn mình không.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
- Những điều giải thích trên đã được thể hiện trong văn học và cuộc sống như thế nào?
+ Tình bạn giữa Dương Khuê và Nguyễn Khuyến
+ Tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ
+ Tình bạn giữa Các Mác và Ăng-ghen
+ Tình bạn chính bản thân mình với người bạn khác.
(phân tích với mức độ vừa phải-để cm tình bạn là trong sáng thì sẽ cao đẹp)
- Từ đó rút ra bài học về tình bạn và quan hệ bạn bè: bạn là hình ảnh của chính mình, cần làm cho hình ảnh ấy ngày càng đẹp hơn lên.
- Bình luận: Từ xưa đến nay có không ít mqh bạn bè chỉ là cái vỏ bên ngoài còn thực chất bên trong là lợi dụng nhau, chà đạp lên nhau mà thăng tiến, mà kiếm lợi ích cho mình... Cần phê phán những mqh như vậy!
- Chứng minh bằng những mqh bạn bè tốt và xấu để thấy được vai trò, tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống. Và phải nhớ lời khuyên: “Hãy chọn bạn mà chơi”. Người khác có thể nhìn nhận, đánh giá mình thông qua những người bạn mà mình quan hệ. Vậy nên câu ngạn ngữ là luôn đúng trong nhiều trường hợp. Tuy vậy vẫn có những mqh đặc biệt: một người tốt chơi với một vài người xấu thì chưa chắc người ấy đã là xấu như bạn mình. Cần phải tìm hiểu kĩ khi đưa ra những nhận xét, kết luận về ai đó. Không nên kết luận vội vàng khi không có đủ cơ sở để chứng mình điều mình nói.
Nhưng dù sao thì bạn thường là hình ảnh của ta, ta là hình ảnh của bạn với điều kiện là hai từ “tình bạn” phải đúng nghĩa của nó!
III. KB
-Khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ
-Bài học cho bản thân
-ý nghĩa xã hội của câu ngạn ngữ
 
Đề 23: Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Anh/ chị hãy bày tỏ hiểu biết của mình trong một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 về vấn đề trên?

I. MB
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. TB
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là MT tự nhiên và MT xã hội. MTTN: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... MTXH: là tổng thể các mqh giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
1. Hiện trạng mt sống của chúng ta.
- ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra mtkk một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...
- ô nhiễm nguồn nước: hiện nay TG và đặc biệt là VN đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...
- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
2. Nguyên nhân- Hậu quả.
a. Nguyên nhân
*Khách quan:
- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...
- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...
- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...
* Chủ quan:
- ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.
- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...
- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
b. Hậu quả.
- Ô nhiễm mt nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...
- Ô nhiễm mt đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.
- Ô nhiễm mt không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp....
3. Giải pháp.
- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)
- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh-sạch-đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.
- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.
- Giáo dục ý thức cộng đồng về BVMT.
III. KB
-VN- một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...
-Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...
-Bài học cho mỗi người .
 
×
Quay lại
Top