Ung thư

congcm668

Thành viên
Tham gia
1/4/2011
Bài viết
2
Ai quan tâm đến ung thư thì nên xem:
https://blog.yume.vn/xem-blog/bai-thuoc-nam-chua-benh-ung-thu.congcm668.35D28885.html
 
Theo các nhà khoa học ĐH Harvard và Northwestern (Mỹ), những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng bắt đầu xảy ra ngay trong gene hơn 10 năm trước khi ung thư được chẩn đoán. Trong nghiên cứu đăng trên Ebiomedicine,họ phát hiện đoạn cuối nhiễm sắc thể telomere bị bào mòn nhiều hơn ở người sẽ phát triển ung thư sau này.

Telomere co ngắn với tốc độ nhanh hơn bình thường cho tới khi đột ngột dừng lại 4 năm trước khi ung thư được chẩn đoán. Kết quả này đúng với tất cả người mắc ung thư sau 13 năm. “Tìm hiểu đặc điểm phát triển của telomere có thể thành một chỉ báo sinh học giúp phát hiện ung thư”, tiến sĩ Lifang Hou, Giáo sư Khoa dự phòng ĐH Northwestern, người đứng đầu nghiên cứu, nhận định.

anh-2-4723-1430664241.jpg

Telomere co ngắn lại nhanh chóng ở những người phát triển ung thư sau này. Ảnh: Telegraph.

Các nhà khoa học đã đo chiều dài telomere trong suốt nghiên cứu kéo dài 13 năm. Gần 800 tình nguyện viên tham gia, trong đó 135 người nhận chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến, da, phổi và bạch cầu.

Ban đầu, các nhà khoa học nhận thấy tốc độ lão hóa của telomere diễn ra mạnh, đặc trưng ở sự mất đi chiều dài nhanh chóng. Quá trình này đột ngột dừng lại 3-4 năm trước khi ung thư được chẩn đoán.

Tiến sĩ Lifang Hou phân tích, mối quan hệ chặt chẽ giữa chiều dài telomere với các kết quả chẩn đoán về sau có thể giúp quy trình này trở thành phương pháp dự báo nhiều loại ung thư. Kiểm tra mới được kỳ vọng sẽ giúp con người nhận biết sớm nguy cơ để kịp thời thay đổi lối sống và tự giảm thiểu rủi ro cho chính mình.

Khánh Hà (TheoIndependent)
 
VTV.vn - Bước tiến mới trong chữa trị ung thư đang được thử nghiệm tại trường đại học Thomas Jefferson Mỹ. Đó là một quy trình xét nghiệm máu kiểu mới có tên “Sinh thiết lỏng”.

Quy trình xét nghiệm máu này sẽ chiết tế bào ung thư hoặc ADN do các khối u truyền vào máu người bệnh và giúp các bệnh nhân tránh được việc phải phẫu thuật cũng như sinh thiết bình thường bằng kim tiêm.

Các thử nghiệm này nếu thành công sẽ giúp các bác sĩ lấy được mẫu máu nhiều lần một cách dễ dàng hơn cũng như giúp quá trình kê thuốc hiệu quả hơn. Giá của quy trình xét nghiệm này có thể dao động từ vài nghìn đến hơn 10.000 USD tuỳ theo loại bệnh ung thư.
 
Nếu không có tiền thì chỉ có thể mà chờ chết thôi. Ung thư đâu dễ trị, cơ may lắm mới có vài trường hợp
 
Nếu không có tiền thì chỉ có thể mà chờ chết thôi. Ung thư đâu dễ trị, cơ may lắm mới có vài trường hợp
uống trà, tập thể thao, ăn nhiều rau quả, sống lạc quan, vui vẻ
 
Điều trị miễn phí cũng chả hay ho gì, đa số bác sĩ điều trị cho bệnh nhân miễn phí đều là sinh viên thực tập k có kinh nghiệm :( .
@minhtan20xx đa số người dân đều làm nông nghiệp bảo họ nghỉ ngơi,ăn uống mà họ có chịu đâu, cứ bảo "làm cho ra tiền mà sống chứ ngồi nhà đó chờ chết có ra tiền không?" ,ba em cũng trog trường hợp đấy chỉ ngang mức độ thủng dạ dày thôi,đi chửa thì bảo là tốn tiền sợ, em nó lây sang ung thư thì hết cách, không chỉ người bệnh mà người thân cũng buồn lây luôn :(
 
@minhtan20xx rau quả bây giờ hay tất cả thức ăn đều có thể gây ung thư. Với lại mang cái bệnh đó trong người mà trãi qua các cuộc phẫu thuật. Đau đớn chứ vui nỗi gì anh
 
VTV.vn - Khoảng 108.000 trường hợp ung thư được phát hiện mới, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Thực trạng và các chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam”.

Một trong những thông tin được nhiều người quan tâm là số người tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 75% số trường hợp tử vong trong cả nước.

Các báo cáo tại hội thảo cho biết, bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn và đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 2/3 số trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 500.000 người tử vong, trong đó có tới 380.000 trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm, chiếm gần 75%. Riêng bệnh ung thư, mỗi năm nước ta có khoảng 120.000 trường hợp tử vong, đồng thời phát hiện mới 108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Giáo sư Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch cũng đang ở mức báo động: “Tại Việt Nam tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp ngày càng tăng. Những năm 1960, tỷ lệ này là 1%, đến giai đoạn 1976-1990 là 11%, năm 2003 là 16,3% và 5 năm sau là 25%. Đây là yếu tố lớn nhất gây tử vong về tim mạch. Tử vong về tim mạch là tử vong lớn nhất so với số ca tử vong do các bệnh lý khác. Trong các yếu tố nguy cơ này thì chế độ ăn uống chiếm tới 40%”.

Mặc dù hầu hết các bệnh không lây nhiễm không thể chữa khỏi được, khi đã bị là mắc suốt đời, nhưng có thể phòng, chống hiệu quả thông qua việc phòng tránh các yếu tố nguy cơ. Nếu kiểm soát được các yếu tố nguy cơ sẽ phòng được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% các bệnh ung thư…

Thực tế tại nước Mỹ cho thấy, từ khi triển khai các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ đã giảm được 2/3 số người chết vì bệnh tim mạch. Trong khi đó, việc điều trị kéo dài chỉ giảm được 1/3 số người tử vong.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tại các nước đang phát triển gấp 2 lần so với các nước phát triển. Giáo sư Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, 4 yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến các bệnh không lây nhiễm gồm: hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.

Chiến lược quốc gia phòng, chống các bệnh bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2020 đã đề ra mục tiêu khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vàhen phế quản.
 
Ăn cá giúp giảm ung thư ruột kết
thucpham_thit_haisan_sua_banhmi_shutterstock_234481351.jpg;pv43d96acaaa5da7ca

Ảnh: Shutterstock
15/05/2015 16:24
Để có kết luận trên, theo hãng tin UPI, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện về bệnh tiêu hóa Xijing (Trung Quốc) hồi cứu 41 cuộc nghiên cứu quốc tế về mối liên hệ giữa ăn cá và nguy cơ bị ung thư.

Kết quả là thường xuyên ăn cá giảm 12% nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong do bị ung thư ruột kết. Những ai ăn nhiều cá nhất giảm được 21% nguy cơ bị ung thư trực tràng.

Mai Duyên
 
Có các loạj thức ăn nào trị ung thư dạ dày hay thủng dạ dày không ạ?
 
@minhtan20xx dán đc thì em dán lâu rồi ạ (_ _") .hờhờ...anh bảo em xàj loạj nào ,nhãn hjệu gì để em mua về dán :KSV@07:
 
Ăn tỏi có thể giảm khả năng bị ung thư và điều trị.
 
Cancer là nỗi sợ hãi, có thể ngang ngửa với HIV - nói chung hai bệnh này chỉ mới nhắc tới tên thôi là đã thấy quá sợ. Cancer bây giờ thấy cái gì cũng có thể bị cancer cả, rất nhiều loại cancer @_@
 
Phần nhiều là tự người hại người.
 
Để ung thư vú không ghé thăm
ungthuvu500.jpg;pv44078067e128f242

Phụ nữ cần thăm khám thường xuyên để phòng ngừa ung thư vú - Ảnh: Shutterstock
19/05/2015 10:27
Tập thể dục

Theo Everydayhealth, hàng chục nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa tập thể dục và giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết cùng các loại ung thư khác. Đổ mồ hôi ít nhất 30 phút mỗi ngày và thực hiện 4 lần mỗi tuần là khuyến cáo mà các chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ nên áp dụng. Tập thể dục giúp cải thiện cân bằng năng lượng, chuyển hóa nội tiết tố và điều tiết insulin, tất cả những tác động đó có tác dụng làm giảm việc sản xuất các tế bào không lành mạnh - tác nhân dẫn đến ung thư.

Tập thể dục cũng giúp kiểm soát cân nặng, duy trì xương khỏe mạnh, giữ cho cơ và khớp làm việc hiệu quả, đồng thời còn làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Tìm một người bạn và cùng nhau tập luyện hoặc đơn giản nói với chính mình “không thang máy hoặc thang cuốn” mỗi khi đến các tòa nhà. Đi cầu thang bộ là cách tuyệt vời để tăng nhịp tim và đốt cháy calo.

Chế độ ăn lành mạnh

Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra chế độ ăn giàu chất xơ, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và cá làm giảm nguy cơ ung thư vú; trong khi đó, thường xuyên tiêu thụ các loại đường tinh chế và chất béo động vật có nguy cơ dễ bị ung thư vú tấn cống. Luôn bổ sung các món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây tươi, rau tươi, hạnh nhân, sô cô la hoặc sữa chua lúc ở công sở hoặc đi du lịch để ngăn chặn thói quen dùng thức ăn nhanh khi cơn đói ập đến.

Ngủ ít nhất 6 giờ mỗi đêm

Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những người thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nhiều khả năng phát triển ung thư vú so với những người có giấc ngủ đầy đủ.

Duy trì chỉ số BMI

Béo phì và thừa cân cũng là yếu tố dễ dẫn đến rủi ro ung thư vú. Theo các nhà khoa học, béo phì không chỉ liên quan đến bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ mà còn dẫn đến ung thư. Một nghiên cứu mới được trình bày tại Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ cho thấy phụ nữ trẻ, những người béo phì tăng 34% nguy cơ tử vong do ung thư vú.

Chất béo có chứa estrogen, và ở phụ nữ trẻ hay những người tiền mãn kinh bị ung thư vú, hormone estrogen tăng trưởng nhanh khiến bệnh ung thư phát triển với tốc độ chóng mặt. Quá nhiều tế bào mỡ thúc đẩy việc sản xuất kích thích tố estrogen và insulin - các yếu tố có liên quan đến việc tăng trưởng tế bào vú không lành mạnh.

Bỏ thuốc lá

Các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Ung thư Mỹ tìm thấy nguy cơ ung thư vú tăng mạnh ở những phụ nữ hút thuốc lá, đặc biệt là những người bắt đầu hút thuốc trước khi họ sinh đứa con đầu tiên.

Giảm căng thẳng

Tâm lý căng thẳng không phải là nguyên nhân gây ung thư, nhưng tình trạng căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đối phó với bệnh ung thư bằng cách kích hoạt một gen cụ thể, làm hại đến hệ thống miễn dịch tổng thể của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, bất kỳ căn bệnh nào cũng dễ dàng tấn công, kể cả ung thư vú.

Giảm uống rượu

Rượu làm giảm khả năng chuyển hóa của gan. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống từ 1-2 ly một ngày trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Ngọc Khuê
 
5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở trẻ em
treem.jpg;pv01511391cd692819

Ảnh: Shutterstock
21/05/2015 9:30
Bệnh bạch cầu (Ung thư máu)
Đây là dạng ung thư phổ biến ở trẻ em. Căn bệnh này xuất hiện khi bạch cầu được sản xuất nhiều hơn cần thiết nhưng không đảm bảo vai trò bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây nhiễm trùng. Ngược lại, chúng tích tụ, can thiệp và làm ảnh hưởng tới hoạt động của tế bào khác như hồng cầu và tiểu cầu.
Trong đó, bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL – thể ác tính) và ung thư bạch cầu dạng tủy cấp (AML) là hai loại thường gặp ở trẻ em nhất. Biểu hiện của bệnh là đau ở xương và khớp. Ngoài ra, trẻ sẽ mệt mỏi, da xanh xao, chảy máu, sụt cân đột ngột và sốt cao.

Ung thư não
Ung thư não và khối u ung thư ở hệ thần kinh trung ương là 2 dạng gặp phổ biến nhất ở trẻ em. Hầu hết các khối u này bắt đầu từ phần dưới của não, chẳng hạn tiểu não hoặc cuống não. Những khối u này khi phát sinh sẽ khiến bé bị nôn mửa, mờ mắt, nhức đầu, gặp khó khăn khi cầm nắm các vật.

Ung thư nguyên bào thận
Còn gọi là khối u Wilms, bệnh phát triển khi các tế bào ung thư thận ác tính phát triển và phân chia không kiểm soát, sau đó tích tụ tạo thành một khối u. Thông thường, khối u Wilms ảnh hưởng nhiều nhất ở trẻ em từ 3 đến 4 tuổi.
Một số triệu chứng của bệnh bao gồm xuất hiện khối u hoặc sưng vùng bụng, có thể gây đau, sốt, buồn nôn và chán ăn.

U nguyên bào thần kinh
Bệnh bắt đầu từ những tế bào thần kinh, khi trẻ mới chỉ là một bào thai. Bệnh này ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng hiếm xảy ra ở bé trên 10 tuổi.
Trong đó, khối u có thể xuất hiện bất cứ nơi nào nhưng thường phát sinh trong vùng bụng. Tùy từng phần của cơ thể bị ảnh hưởng, nhưng biểu hiện chính của bệnh thường là gây sốt và đau xương.

Ung thư xương
Có 2 loại ung thư xương. Trong đó, bệnh bắt đầu từ xương gọi là ung thư xương nguyên phát và xuất hiện đa phần ở trẻ em hơn người lớn. Trường hợp thứ hai, ngược lại, thường xảy ra ở trẻ lớn và thanh thiếu niên là ung thư xương di căn, nghĩa là bệnh bắt đầu ở những nơi khác của cơ thể và sau đó lây lan đến xương.
Thể phổ biến nhất của bệnh ung thư xương nguyên phát xảy ra ở trẻ em là sacôm xương (u xương ác tính) và sacôm Ewing. Trong đó, sacôm xương xảy ra trước hết trong các mô xương đang phát triển (phần đầu dưới xương dài ở chân hay cánh tay) và gặp nhiều hơn ở thanh thiếu niên với biểu hiện là các cơn đau xương về đêm hay lúc hoạt động thể dục.
Cũng gần giống u xương ác tính, sacôm Ewing chủ yếu ảnh hưởng tới thanh thiếu niên, nhưng thường xuất hiện ở chân, ngực hoặc khung xương chậu.

Ngăn chặn rủi ro mắc ung thư ở trẻ em
Theo các chuyên gia, phần lớn ung thư ở trẻ nhỏ đều có liên quan đến lối sống. Do đó, cha mẹ có thể ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh bằng cách dạy trẻ tuân thủ lối sống lành mạnh; chẳng hạn khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, bởi đây là các loại thực phẩm chứa chất chống ôxy hóa, giàu vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ cơ thể chống lại những yếu tố gây hại cho sức khỏe.
Ngoài nâng cao tầm quan trọng của hoạt động có ích như rèn luyện thể chất, gia đình cũng cần giáo dục cho bé về những tác hại từ môi trường, ví dụ như tránh tiếp xúc nhiều với tia cực tím hay ảnh hưởng của việc hút thuốc chủ động lẫn thụ động.

Diệp Phạm (Theo healthmeup.com)
 
Ca sĩ 22 tuổi Nhật Bản qua đời vì ung thư
Karin Maruyama mang khối u não từ bé, nhưng cô không từ bỏ trường học và giấc mơ ca hát.
Karin Maruyama bị chẩn đoán có khối u não từ bé và phải chống chọi bệnh tật hơn 10 năm qua. Cô gái sinh năm 1993 trải qua bảy cuộc phẫu thuật song tế bào ung thư lan rộng, không cứu chữa được.

Karin trút hơi thở cuối hôm 22/5.

ban-5546-1432525097.jpg

Ca sĩ Karin Maruyama.

Mẹ của Karin Maruyama viết sau sự ra đi của con gái: "Xin cám ơn sự ủng hộ, động viên của các bạn. Cho đến phút cuối cùng, con gái tôi vẫn không từ bỏ hy vọng được sống tiếp".

Dù bệnh tật, Karin quyết tâm học hành, theo đuổi giấc mơ ca hát. Những tháng cuối cùng trong bệnh viện, cô thường xuyên giao lưu cùng người hâm mộ, chia sẻ tình hình bệnh tình của mình.

ka-1598-1432526030.jpg

Karin Maruyama trên gi.ường bệnh.

Karin Maruyama sinh ở Fukushima, gia nhập làng giải trí Nhật năm 2012, với vai trò ca sĩ. Đĩa đơn cuối cùng của cô - Eternal Summer (Mùa hè vĩnh cửu) - có giai điệu tươi vui cùng những hình ảnh năng động.

Như Anh
 
×
Quay lại
Top