Tư vấn về tiền trợ cấp thất nghiệp?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
"Tôi có thời gian công tác từ 10/1987-12/2012, nhưng từ 10/1987 đến 6/2005 tôi công tác tại công ty A và chuyển công tác sang Chi nhánh Công ty B từ tháng 7/2005 với chức vụ trưởng phòng tài chính kế toán, khi chuyển công tác sang Chi nhánh Công ty B tôi chưa được hưởng chế độ gì của Công ty A và việc chuyển công tác là hoàn toàn tự nguyện.Từ tháng 12/2012 do chi nhánh Công ty B làm ăn không hiệu quả nên tạm dừng BHXH của tôi, đến tháng 10/2015 thì Công ty B chấm dứt HĐLĐ với tôi vì tôi đã đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ mất sức nhưng tôi đã tự lấy sổ BHXH về để làm chế độ mà không nhờ Công ty làm. Công ty B cũng đã chi trả tiền trợ cấp thôi việc của tôi từ tháng 7/2005 đến tháng 12/2008, tôi muốn hỏi: Tôi có nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp trong thời gian làm việc tại Công ty A của Công ty B hay không ? hay khoản tiền trợ cấp thôi việc của Công ty A là do Công ty A chi trả?"
Theo thông tin của bạn, công ty B là chi nhánh của công ty A.

Trong trường hợp công ty A,B là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước:

Căn cứ Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động có Quy định như sau:

Điều 38. Quy định chuyển tiếp

1. Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động và các quy chế của người sử dụng lao động đã ký kết hoặc ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì các bên có liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và thực hiện các thủ tục ban hành theo đúng quy định tại Nghị định này.

2. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó.

Như vậy trong trường hợp này Công ty B là đơn vị chi trả khoản trợ cấp thôi việc từ 10/1987 đến 6/2005 cho bạn trong thời gian làm việc tại công ty A.

Còn trường hợp công ty A,B là doanh nghiệp không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định 05/2015 thì khoản nợ tiền trợ cấp thôi việc tại công ty A sẽ do công ty A chi trả.

- Mức hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định hiện hành:

Tiền trợ cấp thôi việc= ½ X Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc X Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc


Trong đó:

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc;

Lưu ý:

1. Cách xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:

- Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo HĐLĐ;

- Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH ;

- Thời gian nghỉ hằng tuần,

- Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng những vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;

- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;

- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

2. Thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;

- Thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật;

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán tại Hà Nội.
 
×
Quay lại
Top