NSDLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào ?

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Về nguyên tắc người sử dụng lao động sẽ không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi người lao động bị đau ốm - Điều 39 Bộ luật lao động 2012, Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 đó là:

Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có sức khỏe không được tốt thường xuyên phải điều trị và thời gian phải điều trị có thể lên đến vài tháng. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động xác định thời hạn, nếu thời gian điều trị bệnh của bạn là 06 tháng liên tục thì công ty của bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn, còn nếu thời gian điều trị liên tục của bạn không đến 06 tháng thì công ty không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn. Nếu chấm dứt HĐLĐ, khi sức khỏe của bạn trở lại bình thường thì công ty có trách nhiệm nhận bạn trở lại làm việc.

Về vấn đề trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ thì Trong trường hợp của bạn khi mà hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động có thời hạn, khi chủ sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn thì bạn sẽ được hưởng những chính sách:
Theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động năm 2012, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu bạn có thời gian làm việc cho công ty thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là làm việc cho người sử dụng lao động như sau:

"3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;"

Như vậy, nếu tổng thời gian bạn làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian bạn không được đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội.
 
×
Quay lại
Top